DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN 1 Âm nhạc / nhạc cụ cổ truyền

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 30 - 32)

1. Âm nhạc / nhạc cụ cổ truyền

Việt Nam có nhiều nhạc cụ thuộc ba bộ: bộ gõ, bộ dây và bộ hơi, trong đó các nhạc cụ thuộc bộ gõ có nguồn gốc lâu đời nhất và phổ biến nhất.

1.1. Bộ gõ: gồm cồng, chiêng, trống cái, trống cơm, trống đồng, đàn đá.

1.2. Bộ dây: gồm đàn bầu (độc huyền cầm), đàn nhị, đàn tam thập lục, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn tranh (thập lục), đàn t/rưng.

1.3. Bộ hơi: Khèn và sáo.

2. Diễn xướng dân gian 2.1. Các thể loại dân ca 2.1. Các thể loại dân ca

Các thể loại dân nước ta rất phong phú. Miền đất nào cũng có những làn điệu dân ca độc đáo. - Hát ru: ru em, ru con ba miền.

- Hò: hò sông nước và hò cạn.

- Hát quan họ ( Bắc Ninh), hát xoan (Phú thọ), hát đúm (Hưng Yên), hát ví, hát dặm (Nghệ Tĩnh); ca Huế; hát bài chòi (miền Trung) và các làn điệu lý (miền Nam).

- Hát trống quân, hát xẩm, hát chầu văn, hát ca trù. Sau đây chúng ta tìm hiểu một vài thể loại dân ca tiêu biểu của ba miền Bắc - Trung - Nam.

a. Hát quan họ: xuất xứ từ Kinh Bắc (Bắc Ninh). Lề lối tổ chức theo tùng canh gọi là canh quan họ. Tham gia canh quan họ là các 'liền anh', 'liền chị'. Hát quan họ thường là hát đôi (đôi nam, đôi nữ) và hát đối. Hát đôi được phân công người 'hát chính' và người 'hát luồn'. Quan họ có tới 200 làn điệu, trong đó có những là điệu đặc sắc như bài 'Giã bạn'.

b. Hát trống quân:

Cũng là một hình thức hát đối đáp nam nữ, diễn ra ở

một số vùng nông thôn Bắc bộ. Không gian hát thường ở đình làng hoặc đầu xóm, vào những đêm trang sáng. Người hát chia làm hai phe là phe nam và phe nữ. Có một chiếc thùng được úp ngược xuống một cái hố đào nông, trên đáy thùng có miếng gỗ để làm căng sợi dây thép mắc sang hai bên. Hai đầu dây buộc vào hai cái cọc đóng chắc xuống đất. Trên tay nguời hát cầm một que cứng dài khoảng một gang tay gõ vào sợi dây để bật ra tiếng 'thùng thình'. Hình thức hát là một bên hỏi va một bên đáp, với diễn trình như sau: hát chào, hát mừng, hỏi quê quán rồi hát đối đáp. Lối hát có cả ứng tác, đối đáp tinh nghịch. Hát trống quân tạo không khí vui nhộn và say mê cho cả người hát lẫn người xem.

Là lối hát đối đáp trong lao động. Có những loại hát ví sau: ví phường vải, ví đò đưa, ví phường củi, ví phường nón, ví phường gặt, ví phường cấy. Các cuộc hát ví có khi kéo dài mấy ngày. Nhiều đôi nam nữ đã nên vợ nên chồng từ lối hát này. Lối hát này thu hút cả thanh niên lẫn người già.

d. Hát xẩm:

Là điệu hát rong của những người mù tài năng có tâm tư góp tiếng đàn, tiếng hát của mình với cuộc đời, đồng thời cũng là cách kiếm sống duy nhất của họ. Người hát xẩm vừa hát vừa đàn, thường có vợ hoặc con dắt đi. Các bài hát thường mang tính tự sự, toát lên tâm hồn, tính cách người Việt: quý trọng nghĩa tình, lẽ phải và đạo đức. Bài hát xẩm tiêu biểu là xẩm 'Thập ân".

e. Hò Huế:

Là đặc sản văn nghệ dân gian xứ Huế, còn gọi là ca Huế. Hò Huế rất đa dạng, gắn bó với lao động sản xuất, đậm chất trữ tình. Sự đa dạng của hò Huế thể hiện ở nhiều làn điệu hò, thể hiện ở các môi trường diễn xướng: trên cạn, dưới nước, ru con,

đưa linh...

g. Hát bài chòi:

Là đặc sản văn nghệ của miền Trung, đặc biệt là vùng Bình Định. Thoạt kỳ thuỷ, bài chòi vốn là một trò chơi của nhân dân Bình Định trong những ngày tết mùa xuân, được kết hợp với những làn điệu dân ca địa phương. Điệu hò bài chòi về sau được kết hợp với những yếu tố trình diễn. Những người lo việc sóc bài, chia bài gọi là anh hiệu. Anh hiệu thường là những người có giọng hát tốt, có tài sáng tác những câu thơ ứng với các con bài.

Ví dụ như các câu thơ trong con bài Nhì nghèo chẳng hạn. Những anh hiệu dần dần chuyên nghiệp hoá và sống bằng nghề hò bài chòi trong ngày tết, làm cho bài chòi trở thành một hình thức diễn xướng sinh hoạt dân gian, từng làm say mê nhiều người.

Rủ nhau đi đánh bài chòi Để cho con khóc đến lòi ruột ra. h. Các điệu lý Nam Bộ:

Lý là những bài hát của làng quê. Những bài hò quê mùa của miền Trung miền Nam không phải là hò thì được gọi là lý. Nam bộ là kho tàng vô tận về lý, trong đó có lý giao duyên - một thể dân ca, tình ca với nội dung tâm tình, rất thông dụng, được mọi người ưa thích.

2.2. Nghệ thuật sân khấu cổ truyền a. Hát chèo:

Chèo là đặc sản văn nghệ dân gian của nhân dân vùng châu thổ Bắc bộ và trung du Bắc bộ, gắn với môi trường diễn xướng ở nông thôn, tong các dịp hội hè, đình đám. Cơ sở hình thành hát chèo là từ các điệu dân ca, dân vũ, múa hát tôn giáo vùng đồng bằng sông Hồng. Chèo định hình và thịnh vượng trong những thế kỷ XV, XVI. Những vở chèo cổ được lưu truyền đến ngày nay như: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Lưu Bình - Dương Lễ. Nội dung các tíhc chèo cổ hầu hết kể về số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; xen vào đó là những tiếng cười châm biếm, đả kích vò trật tự phong kiến của các vai hề áo ngắn và hề áo dài/ áo chùng. Xưa chèo diễn xướng ở sân đình, trong các dịp hội hè đình đám, nên gọi là chèo sân đình, còn những người hát chèo thì gọi là phường chèo.

Đầu thế kỷ XX, chèo vào đô thị, diễn trên sân khấu có phông màn, cảnh, đèn điện, nên sự ước lệ khác hẳn lối diễn ước lệ khi còn là chèo sân đình. Cũng trong thời gian này, do ảnh hưởng của thị hiếu tầng lớp tiểu thị dân và xu hướng thương mại hoá trong nghề hát nên chèo bị tha hoá, nghệ thuật trở nên hỗn tạp, dẫn đến sự ra đời phong trào chèo văn minh, tức là hình thức chèo

pha tuồng, pha hát tây. Tiếp theo là sự ra đời của phong trào chèo cải lương của Nguyễn Đình Nghị - hình thức theo khuynh hướng tả thực của sân khấu kịch nói phương Tây du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX. Chèo cải lương đã làm mất đi nhiều lối diễn ước lệ truyền thống của chèo cổ. Sau cách mạng tháng Tám 1945, hình thức diễn xướng này mang tên gọi là chèo hiện đại - có các đoàn hát chuyên nghiệp, có kịch bản viết về các tích dân gian và lịch sử, và về đề tài hiện đại.

b. Hát tuồng:

Tuồng là đặc sản văn nghệ của miền Trung và miền Nam, được hình thành do ảnh hưởng của hí khúc Trung Quốc qua quân lính nhà nguyên bị giữ làm tù binh dưới thời nhà Trần (thế kỷ XIII). Tuồng phát triển mạnh ở Đàng Trong vào những thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Những vở tuồng cổ đặc sắc còn đến ngày nay là: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Châu Dương Tử. Theo trật tự thời gian và nội dung vở diễn, có thể phân ra các loại tuồng: tuồng cổ, tuồng cung đình, tuồng đồ, tuồng văn thân, tuồng tân thời và tuồng hiện đại/ tuồng cách mạng.

Tuồng là nghệ thuật mang tính cổ điển, là tác phẩm văn chương bác học. nghệ thuật biểu diễn mang tính ước lệ cao và có những quy phạm chặt chẽ trong các lối

nói, hát, múa và hoá trang. c. Múa rối nước:

Là loại hình sân khấu gắn bó với thiên nhiên, lao động sản xuất trồng cấy lúa nước. Đó là một loại hình mang tính tổng hợp rất cao của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác. Múa rối nước có truyền thống từ lâu đời (có từ thời nhà Lý). Nhà của các diễn viên điều khiển rối nước gọi là Thuỷ đình. Chương trình biểu diễn rối nước khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh các trò thuộc về đề tài

sản xuất như : Tứ dân (ngư, tiều, canh, độc) là các trò thuộc về những sinh hoạt văn hoá, như các nhóm trò vật, đua leo thang, đánh kiếm, đua ngựa; có cả những trích đoạn các tích chèo tuồng cổ, các trò lễ nghi hội hè, các trò diễn tích lịch sử như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo... Nhân vật quen thuộc trong rối nước truyền thống là chú Tễu (người đảm nhiệm vai trò giáo đầu vở diễn) - hình ảnh tiêu biểu của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Các tiết mục rối nước thường nhắn gọn, luôn thay đổi, được kết hợp với âm nhạc, pháo hoa, lửa đuốc... phản quang trên mặt nước nên càng tăng phần hấp dẫn.

d. Cải lương:

Là loại hình kịch hát dân tộc ra đời vào đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ. Tiền thân của hát cải lương là hình thức ca ra bộ (ca thể hiện / minh hoạ bằng điệu bộ). Điệu hát chủ chốt của nghệ thuật cải lương là điệu ca vọng cổ nổi tiếng - điệu nhạc vua của sân khấu cải lương, bắt nguồn từ bài Dạ cổ hoài lang, tác giả là Cao Văn Lầu. Khởi thuỷ mỗi câu vọng cổ có hai nhịp, nên gọi là Dạ cổ nhịp đôi, sau mở ra thành Dạ cổ nhịp tư (mỗi câu bốn nhịp), rồi nhịp tám... sau Dạ cổ nhịp tám lại được mở thành bản nhịp 16 và đổi tên là vọng cổ. Vọng cổ nhịp 16 tiếp tục phát triển thành nhịp 32, 64, nhưng từ 20 câu rút lại thành 6, rồi 4 câu. Có thể giữa hai cặp của 4 câu vọng cổ xen vao một bài lý, hoặc tân nhạc.

Cải lương phát triển mạnh trong khoảng 10 năm, từ 1920 - 1930, với nhiều ban gánh và nghệ sĩ tên tuổi lừng danh còn lưu danh đến tận bây giờ.

Nghệ thuật truyền thống Việt Nam có những đặc trưng cơ bản sau:

- Tính biểu trưng: Thiên về biểu đạt nét tinh thần, nhấn mạnh nội dung tư tưởng. - Tính biểu cảm: Đậm chất trữ tình.

- Tính tổng hợp: Các loại hình nghệ thuật cùng tham gia trong một loại hình.

- Tính linh hoạt: Diễn viên đượ phép sáng tạo trong khi diễn và có mối giao lưu mật thiết với người xem.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w