Tiếng Tày Nùng thuộc ngôn ngữ Tày Thái Trong lịch sử, tiếng Tày Nùng đã phát triển

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 47 - 48)

đến chữ viết. Từ thời cổ đại đã xuất hiện chữ Nôm Tày - Nôm Nùng trên cơ sở cải tiến chữ Hán, sau này xuất hiện chữ La tinh.

- Tín ngưỡng của người Tày - Nùng chủ yếu thờ tổ tiên, thờ cúng đa thần và chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Người ta tin vào thần linh thổ địa, thần núi, thần sông,

thần đất, thần nước, tin vào số mệnh. Ảnh hưởng của Khổng giáo thể hiện trong nếp sống và quan hệ tôn ti, trật tự thành viên trong gia đình cũng như quan hệ xóm giềng. Ảnh hưởng của Đạo giáo thể hiện ở việc cúng bắt tà ma, trừ quỷ của những người hành nghề cúng bái như mo, then, tào, pựt. Người Tày - Nùng quan niệm có con ma ác 'pji mằn lằn'

chuyên làm hại người

- Văn học dân gian của cư dân Tày - Nùng rất đa dạng, phong phú, nổi bật là các làn điệu dân ca như Sli, lựon; truyện thơ dài hàng trăm câu và các bài cúng, ngoài ra còn có đồng dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố... Lễ hội của đồng bào nổi tiếng là hội lùng tùng (hay lồng tồng). Hội lùng tùng thể hiện nét sinh hoạt văn hoá tinh thần mang tính cộng đồng sâu sắc của bản, vùng. Sinh hoạt văn hoá trong các lễ hội có ném

còn, đánh quay, đánh yến, trình diễn võ thuật, làm ảo thuật... Người Tày - Nùng cũng có nền y học dân gian truyền thống quý giá, chữa được một số bệnh nan y.

5. Quan hệ xã hội:

Đứng đầu thiết chế cổ truyền của bản là già làng. Đó là người hiểu biết về lệ làng, phép nước, có đức, có tài để ứng xử, xử lý tốt các mối quan hệ. Tổ chức xã hội trên làng là nước (gọi là Mường). Gia đình người Tày - Nùng là gia đình phụ hệ. Con trai có quyền thừa kế tài sản của bố mẹ. Con gái đi lấy chồng có thể mang theo của hồi môn nhưng không phải là bất động sản. Trong cưới hỏi, người Tày - Nùng tin vào số. Số hợp mới lấy nhau, số không hợp thì không được lấy. Phải chọn ngày lành tháng tốt tổ chức đám cưới. Nam nữ được tự do tìm hiểu, yêu thương nhưng lễ dẫn cưới phải có sự đồng ý của bố mẹ đôi bên. Ông mối có vai trò quan trọng từ khi dạm hỏi đến khi tổ chức xong lễ cưới. Theo phong tục, sau khi cưới xong, ông bà mối trở thành bố mẹ nuôi của cô dâu. Người Tày - Nùng có tục nhận nuôi con nuôi. Con nuôi cũng có nghĩa vụ với bố mẹ nuôi như bố mẹ đẻ, ngượic lại, bố mẹ nuôi cũng quan tâm con nuôi như con đẻ của mình.

Tang ma của người Tày - Nùng được tổ chức rất nghiêm túc, thể hiện những nghi lễ, quan niệm liên quan đến tín ngưỡng dân gian. Trong lễ tang, lễ tế đưa linh hồn người chết về với tổ tiên, thể hiện chữ hiếu của con cái đối với bố mẹ rất được đề cao.

Tóm lại, Việt Bắc là một vùng văn hoá gắn liền với gương mặt văn hoá của hai dân tộc Tày, Nùng. Tuy có những nét riêng biệt, đặc thù nhưng không vì thế mà làm giảm sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w