Tết Trung nguyên

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 35 - 38)

- Tạo hình là thuật ngữ dùng để chỉ hai loại hình nghệ thuật có liên quan mật thiết, chặt chẽ

4. Tết Trung nguyên

Tết Trung nguyên được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, người xưa cũng gọi ngày này là ngày xá tội vong nhân hay ngày cúng cô hồn. Giới tăng ni, Phật tử thì gọi là ngày lễ Vu Lan

Theo tín ngưỡng, người Việt cho rằng rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao nhiêu tội nhân dưới âm phủ, ngày hôm đó được tha tội hết. Bởi vậy, trên dương thế mọi gia đình đều làm lễ cúng cô hồn. Còn ở chùa thì tổ chức lễ cúng gọi là lễ cúng Thập loại chúng sinh và đọc Văn chiêu hồn của Nguyễn Du.

Về bản chất, lễ này là một lễ mang ý nghĩa tốt, thể hiện một tình thương không vụ lợi đến mọi kiếp người khốn khổ.

Tóm lại: Lễ tiết là một bộ phận đời sống văn hoá quan trọng của người Việt. Thông qua các lễ tiết, người ta gắn mình với thiên nhiên, với vũ trụ, với cộng đồng, giữ gìn mối quan hệ với quá khứ, dòng dõi và liên kết với nhau để hướng tới những chu kỳ tiếp theo của vòng quay vũ trụ luân hồi. Cội nguồn sâu xa của lễ tiết Việt Nam phần lớn đều bắt rễ từ cuộc sống lao động và sáng tạo của cư dân nông nghiệp lúa nước từ bao đời nay. Người ta không chỉ có lao động vất vả quanh năm, mà còn phải vui chơi giải trí, phải thoả mãn những nhu cầu về thế giới tâm linh của mình. Và chính trong lĩnh vực này, lễ tiết có ý nghĩa to lớn, là một tục đẹp, đồng thời là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của đời sống văn hoá tinh thần con người Việt Nam.

III. HÔN LỄ.

Hôn lễ là một lễ thức quan trọng nằm trong phông cảnh nghi lễ đời người, mà biểu hiện là việc lập gia đình của đôi trai gái. Lễ cưới, biểu hiện sự ra đời một

gia đình mới được coi là gốc của vạn phúc, nên được trân trọng và tổ chức chu đáo.

Trong đời sống tinh thần của người Việt, cưới là một việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người. Dân gian có câu:

Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Trong ba việc ấy thật là khó thay

Phần lớn các nghi lễ của người Việt chịu ảnh hưởng của tục lệ Trung Quốc. Theo tục lệ của Trung Quốc thì có 6 lễ trong hôn nhân (lục lễ).

1/ Nạp thái: kén chọn.

2/ Vấn danh: hỏi tên tuổi, ngày sinh cô gái. 3/ Nạp cát: chấp nhận sự đính ước.

4/ Nạp tệ: lễ ăn hỏi, đưa sính lễ đến nhà gái. 5/ Thỉnh kỳ: xin lễ cưới, định ngày cưới.. 6/ Thân nghinh: cưới - đón dâu.

Sáu lễ trên dần đần được người Việt Việt hoá còn ba lễ chính: 1/ Lễ chạm ngõ: gồm nạp thái và vấn danh.

2/ Lễ ăn hỏi: gồm nạp cát và thỉnh kỳ, trong đó có tục nộp sêu sau khi ăn hỏi. 3/ Lễ cưới: gồm nạp tệ và thân nghinh.

Trong hôn lễ / lẽ cưới của người Việt Nam, có một vài lễ thức hoàn toàn là của người Việt, mang đậm phong vị dân tộc. Đó là:

- Lễ lại mặt: lễ diễn ra sau khi cô dâu làm dâu được ba ngày. Sang ngày thứ tư, cặp vợ chồng mới phải dắt nhau về nhà gái để lễ gia tiên, tục gọi là lễ lại mặt hay lễ tứ hỉ, nếu ngay ngày hôm sau đã về thì gọi là nhị hỉ. Lễ lại mặt xưa có mục đích để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác còn có ý nghĩa thông báo rằng cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện nhà chồng và chồng. Trường hợp có trục trặc thì trong lễ lại mặt bố mẹ cô dâu cũng sẽ được biết thông qua lễ vật của chú rể mang về (thủ lợn bị cắt mất một tai có nghĩa là cô dâu không còn trong trắng nữa).

- Lễ nộp cheo: là một nghi lễ phụ trong đám cưới nhưng nhất thiết phải có. Ca dao, tục ngữ cổ có những câu:

- Có cưới mà chẳng có che

Nhân duyên trắc trở như kèo long đanh. - Nuôi lợn thì phải băm bèo

Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng. - Cheo có làng, cưới có họ

Tất cả những đều nhằm chứng minh một tục lệ riêng có ở Việt Nam là lễ nộp cheo. Nghĩa là một cuộc kết hôn muốn được công nhận là chính thức , ngoài lễ cưới ra, phải có lễ cheo. Cheo là để làng xóm công nhận, còn cưới chỉ mới là công bố trong hai họ mà thôi. Có thể hiểu như ngày nay các cặp vợ chồng phải đăng ký trước uỷ ban để pháp luật công nhận. Cũng như vậy, xưa lễ cheo là để chứng minh rằng tại đơn vị cộng đồng ấy có thêm một gia đình mới, một thành phần trong khối cộng đồng. Muốn được cộng đồng công nhận thì cặp vợ chồng phải chứng tỏ ý thức xây dựng cộng đồng. Lễ cheo là bằng chứng của ý thức ấy. Như vậy, lễ nộp cheo là một thủ tục như thể nằm ngoài cuộc hôn thú nhưng không thể không có.

Tóm lại, phong tục hôn nhân của người Việt Nam có những nghi tiết mang đậm phong vị dân tộc, phù hợp với phương thức sinh tồn là nông nghiệp trồng cấy lúa nước. Hôn lễ đã đáp ứng được hai nhu cầu cơ bản là duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực.

IV. TANG LỄ

''Tang'' là một từ gốc Hán, có nghĩa là công việc phải làm với người mới chết. Những công việc

ấy được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn mới chết đến khi táng và giai đoạn tiếp sau khi táng, gồm ''để trở'', cúng các tuần, cúng giỗ, cải táng... Tất cả được gọi là tang lễ hay tang chế. Nói chung, lễ tang hay tang chế là những công việc được nghi thức hoá của người sống đối với người chết, bao gồm cả việc tống táng và truy tưởng.

Các nghi thức lễ tang của các dân tộc không giống nhau bởi quan niệm về cái chết của mỗi tộc người, mỗi tôn giáo khác nhau. Người Việt, trong đời sống tâm linh của mình cũng có những quan niệm cùng những nghi lễ cho người chết theo quan niệm sinh là ký tử là quy - sống gửi, thác mới thật là về thế giới bên kia, một thế giới cũng hao hao như thế giới bên này (thế giới của người sống. Vì vậy, người Việt thường có câu ''dương sao âm vậy'' (trần sao, âm vậy). Từ quan niệm ấy mà người Việt đã ứng xử với người qua đời bằng những lễ thức như sau:

1. Tang chế

Tang chế là chế độ để tang. Dưới thời phong kiến, tang chế ở nước ta không chỉ là phong tục

mà còn thuộc luật tư pháp (công dân), được thể hiện rõ ràng trong các bộ luật Hồng Đức và luật Gia Long.

Luật Hồng đức và luật Gia Long, hai bộ luật cổ chịu ảnh hưởng lớn của các bộ luật Trung Hoa, nên về tang chế cũng chịu ảnh hưởng, có nghĩa là chịu ảnh hưởng cái nền đạo hiếu của Nho giáo. Tuy nhiên như thế không có nghĩa là người Việt không cải biến, không Việt Nam hoá. Theo chế độ để tang của người Việt thì tang có 5 bậc dài ngắn khác nhau, tuỳ thuộc sự thân sơ, và được người xưa viết thành bài thơ có nhan đề "Ngũ phục thi''.

Tang cha tang mẹ tang chồng Ba năm sồi vải tỏ lòng xót xa

Anh em, cô ruột, ông bà Xa là chú, bác gần là trưởng tôn

Tang cháu ruột, tang các con Với tang dâu trưởng đều tròn một năm

Tang chín tháng kể ra liền Chị em cô ruột xa miền ngoại gia

Vợ cháu ruột, anh họ ta

Cùng tang các cháu thảy đà đại công (9 tháng) Đích tôn thừa trọng ba đông

Bác họ, anh họ ''tiểu công'' lâu gì (5 tháng) Tang cha mẹ vợ, cậu gì

Dưới thì cháu chắt, lệ ''ty ma'' còn (3 tháng) Vợ chúng tôn, vợ điệt tôn

Cũng trong ba tháng cho tròn tình thương Con nuôi, mẹ đẻ lấy chồng

Chiếu trong kinh lễ không tang rành rành. Trong dân gian thì có câu:

Chồng cô vợ cậu chồng dì Trong ba người ấy chết thì không tang

Như thế, trong năm loại tang thì tang cha mẹ là tang trọng/ đại tang. Cơ sở ấn định thời hạn tang xuất phát từ quan niệm của Nho giáo.

Cùng với tang chế là tang phục. Tang phục không phải được dùng trong suốt thời kỳ có tang, mà chỉ trong các dịp sau đây:

- Ngày nhập quan. - Ngày chôn cất.

- Ngày thứ 49 sau khi chết. - Ngày thứ 100.

- Và lần cuối cùng khi làm lễ hết tang.

Nhưng trong thời kỳ cư tang, dù không phải hàng ngày mặc tang phục, người chịu tang cũng không được ăn mặc và trang sức xa xỉ, vải vóc sang trọng, màu sắc loè loẹt hay rực rỡ, để biểu thị sự tưởng nhớ, nỗi buồn rầu của mình.

2. Lễ tang

Đó là những nghi thức cúng lễ, chôn cất người chết. Các nghi thức tang có thể chia thành ba phần

- Lúc lâm chung: những công việccủa người sống phải làm đối với người hấp hối / chết.

- Chuẩn bị đưa đám: gồm những công việc: lập tang chủ, lễ mộc dục (tắm gội cho người chết), lễ phạn hàm (bỏ cơm, tiền vào miệng người chết), lễ khâm liệm (mặc quần áo mới; bọc vải cho người chết sau khi đã tắm rửa), lễ thành phục (phát tang và khóc), chọn huyệt (chọn hướng huyệt để người chết phù hộ cho con cháu).

- Đưa đám và chôn cất: đưa đám - đưa linh cữu đến tận chỗ chôn. Đoàn tống táng được bố trí như một đám rước, với các nghi trượng: nhà táng, phường bát âm, đối trướng, gậy chống của con trai (nếu là đưa đám cha mẹ), bát cơm quả trứng. Các lễ thức sau khi chôn cất xong gồm: lễ thành phần, lễ phản khốc và các lễ trọng sau:

+ Lễ ngu: lễ cúng ba ngày

+ Lễ cúng tuần thất thất : cúng 49 ngày (lễ tiết thuộc Phật giáo). + Lễ tốt khốc (thôi khóc): cúng 100 ngày (lễ tiết thuộc Nho giáo). + Lễ tiểu tường: lễ giỗ đầu (lễ tiết thuộc Nho giáo).

+ Lễ đại tường: hết tang (lễ tiết thuộc Nho giáo).

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w