Một số nghi trượng trong lễ tang

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 38 - 40)

- Tạo hình là thuật ngữ dùng để chỉ hai loại hình nghệ thuật có liên quan mật thiết, chặt chẽ

3. Một số nghi trượng trong lễ tang

1/ Nhà táng: xưa để chôn đi cùng với người chết. Nhà táng có hai tác dụng: để che đi cỗ linh cữu, tạo ấn tượng thẩm mỹ, tranh sự hãi hùng cho người quan sát; làm vật chôn theo (hoá) để người chêt có nhà ở theo quan niệm ''dương sao âm vậy''.

2/ Phường bát âm: trong đám tang, phường bát âm có chức năng:

- Tấu nhạc thờ khi nhập quan, nhất là về đêm khuya; miền Bắc thường có kèm theo kể chuyện về công lao người đã chết theo giọng thập ân (kể 10 ơn của cha mẹ).

- Tấu nhạc mỗi khi có người đến phúng viếng.

3/ Đối trướng: những tấm vải màu đỏ trên viết những câu đối (đối) hay 4 hoặc 5 chữ Hán to (trướng) tỏ lòng thương tiếc người quá cố. Đối trướng phần lớn do khách hay bà con thân thuộc phúng viếng với ý nghĩa là biểu tượng của sự chia buồn, mặt khác cũng làm vơi nhẹ đi sự nặng nề của tang tóc.

4/ Gậy chống của con trai: gậy tang dùng cho hạng đại tang - tang cha mẹ, với nghi thức chống là cha đưa mẹ đón.

5/ Bát cơm quả trứng: bát cơm quả trứng (kèm đôi đũa bông) được dùng trong cúng cơm hàng ngày, khi mới mất cũng như hết tuần 49. Những thứ này một mặt là biểu tượng của sự phồn sinh, mặt khác còn là sự biểu thị người chết đi vào một sự sống khác.

Tóm lại, lễ tang là sự biểu hiện mối quan hệ giữa người sống với người chết, nói khác đi là thái độ của người ta trước một hiện tượng tự nhiên là sự chết, là sự chống trả của con người với tự nhiên. Và những ứng xử trong lễ tang của người Việt là sự hỗn dung ảnh hưởng của ba tôn giáo: Nho, Phật, Đạo với tín ngưỡng dân tộc là đạo Tổ tiên.

Bài 10. CÁC SẮC THÁI VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI

Việt Nam từ khi lập nước, tiền thân là các quốc gia Văn lang, Âu Lạc, thì ngày nay các nhà nghiên cứu còn nhận thấy các dấu hiệu là cư dân các quốc gia đó mang những sắc thái tộc người khác nhau. Trên các di vật của văn hoá Đông Sơn, đặc biệt là trên trống đồng Đông Sơn, người ta nhận thấy sự khác biệt về các hình thức trang trí, cách thức ăn mặc, trang sức, các kiểu tết tóc, búi tóc của người phụ nữ... Cộng đồng của người Việt cổ (Lạc Việt), chủ nhân văn hoa Đông Sơn, rất có thể là tổ tiên xã xưa của các tộc người nói ngôn

ngữ Môn - Khơ Me, Việt - Mường, Tày - Thái sau này.

Sau công nguyên, nhất là thời kỳ phong kiến tự chủ (thế kỷ X - XIX) cùng với sự củng cố và mở rộng cương vực về phí Nam, nhiều tộc người đã gia nhập vào thành phần các đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ở miền núi phía Bắc, ngoài các tộc người bản địa sinh sống lâu đời, thì càng ngày càng có nhiều nhóm tộc người có nguồn gốc từ phương Bắc đến định cư sinh sống, đó là các dân tộc: Dao, Mông, Hoa, Cờ Lao, Sán Chay, Lô Lô, Hà Nhì, Gáy, Ngái, Nùng... đến nước ta vào những thời kỳ khác nhau. Các tộc kể trên thường không cư trú theo khu vực riêng mà sinh sống xen cài với các tộc người đã ở từ trước, tạo nên bức tranh tộc người và văn hoá hết sức đa dạng.

Ở phía Nam, cùng với quá trình Nam tiến và mở rộng bờ cõi của quốc gia Đại Việt, dần từ thời nhà Lý đến nhà Nguyễn, cương vực Việt đã mở rộng dần từ sông Gianh đến Nam Bộ ngày nay. Thực tế là quá trình thực dân / đi tìm đất sinh sống của người Việt và sự mở rộng quốc gia của các triều đại Đại Việt tuy cùng hướng nhưng không phải là một, mà thường là người Việt di cư đến tìm đất trước, sau đó nhà nước phong kiến mới 'hợp thức hoá' về cương vực quốc gia sau. Quá trình này cũng đã tạo điều kiện cho các tộc người phía Nam gia nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trước hết là người Chăm, Khơ Me, các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me ở Trường Sơn (Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi, Hrê...) và sau cùng là các tộc ở Tây Nguyên: Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Ê Đê, Mnông, Mạ, Xtiêng...).

Như thế, cho tới nay, trải qua quá trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cùng với việc củng cố và mở rộng cương vực quốc gia, thì thành phần tộc người của cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam ngày một đa dạng. Theo thống kê thành phần tộc người thì nước ta có 54 dân tộc / tộc người với những sắc thái và bản sắc văn hoá dân tộc hết sức đa dạng. Vậy các sắc thái tộc người được thể hiện như thế nào?

Sắc thái văn hoá tộc người được thể hiện trên ba cấp độ: 1/ Văn hoá nhóm ngôn ngữ tộc người.

2/ Văn hoá tộc người .

3/ Văn hoá nhóm địa phương tộc người.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w