Bối cảnh trong nước và yêu cầu hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 93 - 120)

của người khuyết tật

Thứ nhất, Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập quốc tế về vấn đề quyền con người

Với chủ trương "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển", Việt Nam luôn mở cửa, sẵn sàng giao lưu, mở rộng vòng tay đón bạn bè xa gần, tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế, kể cả trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Với tinh thần đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác về quyền con người trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương cũng như trong quan hệ song phương.

Việt Nam đã trở thành thành viên của hầu hết các công ước quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con người, cụ thể là 8 công ước sau: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về quyền Kinh tế, Văn hoá, Xã hội; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước Quyền Trẻ em; và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm; Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác A-pác-thai; Công ước về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại. Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), Việt Nam đã gia nhập 15 công ước quốc tế về quyền lao động. Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của các công ước quốc tế

86

mà Việt Nam đã tham gia. Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công tất cả các báo cáo quốc gia liên quan các công ước quốc tế về quyền con người. Trong khuôn khổ đa phương, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước đóng góp cho mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống xu hướng chính trị hoá và thái độ “tiêu chuẩn kép” của một số nước trong vấn đề nhân quyền, chống việc sử dụng các nghị quyết về „tình hình nhân quyền” tại một số nước để gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền của các nước đang phát triển; đấu tranh đề cao và thúc đẩy việc thực hiện các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội và quyền phát triển lên ngang bằng với các quyền dân sự, chính trị; chủ động và tích cực tham gia đồng tác giả nhiều dự thảo nghị quyết đề cao và thúc đẩy việc thực hiện các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội đặc biệt là các dự thảo nghị quyết liên quan đến quyền trẻ em, quyền phụ nữ, vấn đề giáo dục, phòng chống ma tuý, tội phạm…

Bên cạnh hoạt động tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam chủ trương sẵn sàng đối thoại và hợp tác song phương với các quốc gia khác về những vấn đề quyền con người, xã hội cùng quan tâm. Trong những năm qua,Việt Nam đã tiến hành 10 vòng đối thoại với Hoa Kỳ (1994 – 2002), 4 vòng đối thoại với các nước Liên minh châu Âu (EU), 3 vòng đối thoại với Ô-xtrây-li-a và một số vòng đối thoại khác với Na-uy, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ [18].

Đối với NKT, Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong và tham gia tích cực vào các cam kết quốc tế, cam kết khu vực về vấn đề NKT: Việt Nam đã phê chuẩn CRPD (2014); ở khu vực, Việt Nam đã cam kết thực hiện khuôn khổ hành động Biwako “Hướng tới một xã hội hoà nhập, không vật cản và vì quyền của NKT”, khu vực châu Á - Thái Bình Dương thập kỷ thứ II về NKT (2003 - 2012) với 7 lĩnh vực ưu tiên và thêm một lĩnh vực nữa là “nâng cao nhận thức xã hội với các vấn đề của người tàn tật”. Việc tham gia các công ước, cam kết quốc tế và khu vực không những thể hiện quyết tâm và mong muốn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam thực hiện những điều tốt đẹp nhất, tạo điều kiện tốt

87

nhất cùng với NKT giải quyết khó khăn của bản thân họ và các rào cản xã hội, cùng hướng tới một xã hội phát triển bền vững mà còn thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế về vấn đề NKT.

Thứ hai, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ chính sách thúc đẩy và bảo đảm quyền của người khuyết tật.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân ái, thương yêu đùm bọc, trợ giúp, nâng đỡ NKT. Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước NKT luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ . Ngay trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6/1991) đã chỉ

rõ: “không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội.

Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ

côi”. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh: “Thực

hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn,

nạn nhân chiến tranh, người tàn tật” [4, tr116].

Hiến pháp mới đã đặt cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho sự nghiệp bảo đảm và phát triển các quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền của

NKT. Trong đó, quy định: “Nhà nước... có chính sách trợ giúp người cao tuổi,

người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn khác” (Điều 59) và

“tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề”

(Điều 61). Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả NKT đều được nhà

nước bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội.

Với tư cách là thành viên Liên hợp quốc, thành viên Hội đồng nhân quyền thế giới, Việt Nam cam kết mạnh mẽ việc bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền của NKT. Công tác chăm sóc, hỗ trợ NKT vươn lên hoà nhập cuộc sống cộng đồng trong thời gian qua ở Việt Nam đã thu được nhiều kết quả khả quan, cuộc sống của nhiều NKT đã được cải thiện [36]. Tất cả những yếu tố đó tạo thành điều kiện thuận lợi căn bản cho việc thực thi các quy định bảo đảm quyền của NKT

88

hợp quốc, khẳng định Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời cam kết thực hiện Công ước trên tất cả các lĩnh vực. Đây là cơ sở quan trọng đặt ra yêu cầu cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung lên quan đến NKT và Luật NKT Việt Nam nói riêng cho phù hợp với quy định của Công ước mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức không nhỏ buộc Việt Nam phải tuân thủ tất cả các điều khoản được quy định trong Công ước khi mà điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước chưa đủ mạnh để đáp ứng tất cả các yêu cầu này.

Thứ ba, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong nước đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo đảm các quyền của người khuyết tật

Việc trở thành thành viên chính thức của CRPD đặt ra thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, đó là việc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với các điều khoản trong Công ước. Trong khi, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hoá Việt Nam có rất nhiều nét đặc thù, khó có thể hài hòa với pháp luật quốc tế. Chẳng hạn, đa số NKT sống tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; bản thân nhiều NKT cũng còn nặng tâm lý tự ti, nhận thức về xã hội và chính mình [36] còn hạn chế nên việc hiện thực hóa các quyền của NKT chưa có hiệu quả cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tính chủ động tích cực của cộng đồng, các nhóm xã hội, cũng như các cá nhân.

Gần đây, Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 - 2020, trong đó có nêu các mục tiêu và giải pháp tương ứng. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau cả khách quan lẫn chủ quan, đến nay đã sắp hết thời hạn của giai đoạn 1 (2012 - 2015) nhưng nhiều mục tiêu đề ra khó có thể đạt được như mong muốn. Điều đó cho thấy, việc thực hiện trách nhiệm của Nhà nước để bảo đảm các quyền của NKT còn là vấn đề có nhiều thách thức cam go. Trong khi đó, với tư cách là thành viên chính thức của Liên hợp quốc, của CRPD Việt Nam phải tuân thủ cơ chế đánh giá định kỳ của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và cơ chế giám sát thực thi Công ước. Thật sự đây cũng là sức ép rất lớn từ góc độ trách nhiệm thành viên Công ước khi chúng ta đã chấp nhận sự ràng buộc đối với

89

Công ước. Tuy nhiên, trong văn hoá chính trị - pháp lý quốc tế hiện nay, cơ chế giám sát, thúc đẩy quyền con người và quyền của NKT như vậy được coi là giá trị chung của cộng đồng nhân loại, mang tính tiến bộ, nhân văn cao cả [36].

Như vậy, việc thực thi pháp luật bảo đảm quyền của NKT Việt Nam trong thời gian tới sẽ có nhiều thuận lợi. Chúng ta cần tranh thủ tối đa những điều kiện sẵn có để thúc đẩy, bảo vệ NKT thực chất nhất, góp phần thực thi Công ước CRPD và nâng tầm vai trò quốc gia trong lĩnh vực thực thi quyền của NKT nói riêng và quyền con người nói chung trên trường quốc tế.

3.1.2. Tình hình người khuyết tật tại Việt Nam và yêu cầu thúc đẩy, bảo đảm quyền của người khuyết tật trên thực tế

Thực trạng NKT tại Việt Nam hiện nay đang đặt ra yêu cầu bức thiết về hoàn thiện pháp luật liên quan đến NKT.

Thứ nhất, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có chiến tranh triền miên

cộng với đói, nghèo nên tỷ lệ người khuyết tật Việt Nam khá cao. Hiện nay, con số

thống kê liên quan đến số lượng người khuyết tật không thống nhất ở các báo cáo (do tiêu chuẩn xác định khuyết tật chưa rõ ràng). Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộ cho biết, hiện tại, ước tính cả nước có hơn 7 triệu NKT (chiếm khoảng 7,8% dân số), trong đó có gần 400.000 NKT nặng. Theo kết quả các cuộc điều tra về NKT do Bộ LĐTB&XH thực hiện trong các năm 1995, 2005 và năm 2011, ước tính trong 6 nhóm dạng khuyết tật, có khoảng 30% khuyết tật vận động; hơn 16% khuyết tật tâm thần, thần kinh; gần 10% khuyết tật trí tuệ; khoảng 12% khuyết tật nghe nhìn, gần 11% khuyết tật nghe, nói và hơn 20% là đa khuyết tật [34]. Trong các loại khuyết tật thì chiếm tỷ trọng cao nhất là khuyết tật vận động và khuyết tật liên quan thần kinh và trí tuệ, tiếp đến là khuyết tật về thị giác, còn lại các dạng khuyết tật khác đều ở mức khoảng 10% so với tổng số NKT. Sự phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng các hoạt động trợ giúp NKT hoà nhập cộng động và phát triển phù hợp với nhu cầu thiết yếu của NKT. Một con số đáng chú ý là nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% bẩm sinh, 32,34% do bệnh tật, 25,56% do hậu quả chiến tranh, 3,49% do tai nạn lao động và 2,81% do các

90

nguyên nhân khác [30]. Điều này cho thấy có tỷ lệ rất lớn trẻ em khuyết tật đang sinh sống tại nước ta. Phần lớn nhóm đối tượng này, gia đình có những trẻ em đó đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả nhà nước và xã hội trong việc tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn.

Dự báo trong nhiều năm tới số lượng NKT ở Việt Nam chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học trong chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và hậu quả thiên tai…

Thứ hai, đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Theo kết quả khảo sát NKT do Bộ LĐTB&XH tiến hành năm 2005 thì phần

lớn các hộ có NKT đều có mức sống thấp: có 32,5% số hộ thuộc loại nghèo (chung

của cả nước là 22%), 58% số hộ có mức sống trung bình, chỉ có 9% số hộ thuộc loại khá và 0,5% số hộ thuộc loại giàu. Hộ càng có nhiều NKT thì mức sống càng giảm, trong nhóm hộ có 01 NKT, 31% là thuộc diện hộ nghèo, song tỷ lệ hộ nghèo ở nhóm hộ có 3 NKT lại lên trên 63%. Có tới 37% NKT đang sống trong hộ nghèo (cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm); 24% ở nhà tạm, 34,4% từ 6 tuổi chưa biết chữ và 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học; 79,13% trong độ tuổi lao động không có khả năng tham gia lao động; 88,9% từ 16 tuổi trở lên chưa được đào tạo chuyên môn (trong đó chỉ có 2% đang học nghề); 79,13% sống dựa vào gia đình, người thân. Những khó khăn này cản trở NKT tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng.

Người khuyết tật Việt Nam chiếm một phần đáng kể dân số, nhưng trình độ

học thức và nghề nghiệp vẫn ở mức độ thấp. Theo báo cáo thường niên của NCCD, hết năm 2010, có tới gần 35% số NKT không biết chữ, 21% NKT chưa tốt nghiệp tiểu học [29]. Bởi vậy, NKT gặp nhiều khó khăn để tìm việc làm, và kiếm sống do họ không có đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì 93,4% số NKT từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn, số có bằng cấp từ chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NKT khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn, của nam giới cao hơn

91

nữ (97% nữ không có chuyên môn kỹ thuật, nam 91,3%) và của người kinh cao hơn người dân tộc thiểu số. Mặc dù số NKT có chuyên môn kỹ thuật không nhiều nhưng lại rất ít người được nhận vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp. Tỷ lệ người lao động khuyết tật có việc làm vẫn ở mức thấp: Có khoảng 58% NKT tham gia làm việc; 30% chưa có việc làm và mong muốn có việc làm ổn định, tỷ lệ này cao nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 42% ), tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ (khoảng 36%). Thu nhập của những người có việc làm cũng rất thấp, thấp hơn cả mức tiền lương tối thiểu, đa số làm việc trong ngành nông nghiệp, nơi mà mức thu nhập thấp nhất. Điều này cho thấy vấn đề việc làm và thu nhập cho NKT đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm. Phần lớn NKT hiện nay phải sống dựa vào gia đình, và nhận trợ cấp từ Nhà nước.

Thứ ba, người khuyết tật Việt Nam còn có nhiều rào cản trong quá trình hòa nhập. So với khu vực và thế giới, nước ta nằm ở nhóm nước có tỷ lệ khuyết tật ở mức trung bình. Tuy nhiên, vì là quốc gia đang phát triển nên NKT còn hạn chế khả năng tiếp cận với các dịch vụ cũng như việc làm và thu nhập. Mặt khác, NKT ở Việt Nam được phân bố trên cả 8 vùng lãnh thổ, tập trung nhiều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (1.018.341 người) và Đồng bằng sông Hồng (980.118 người) và chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này có thể được lý giải vì, NKT nói riêng và gia đình NKT nói chung thường là những hộ có khó khăn về kinh tế, trong khi NKT lại không có việc làm, người trực tiếp chăm sóc NKT thường cũng

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 93 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)