Phân biệt đối xử như sợi chỉ xuyên suốt hệ thống các quyền con người hiện đại, như là một sự hạn chế chủ yếu đối với việc thực hiện quyền lực của đa số ưu thế. Yêu cầu về việc chống phân biệt đối xử được đặt ra trong nhiều văn kiện quốc tế từ rất sớm, chẳng hạn như: Các quy định liên quan đến việc chống phân biệt đối xử được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc (Điều 1 và Điều 55), UDHR năm 1948 (Điều 2), ICESCR năm 1966 (Điều 2), ICCPR năm 1966 (Điều 2). Các
23
quy định chống biệt đối xử cũng được ghi nhận trong một số văn kiện quốc tế đặc biệt như Công ước về chống phân biệt đối xử trong Việc làm và nghề nghiệp (Công ước 111 do ILO thông qua năm 1858) (Điều 1), Công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (liên hợp quốc thông qua năm 1965) (Điều 1), Tuyên bố về thành kiến chủng tộc và chủng tộc (UNESCO thông quan năm 1978) (Điều 1,2,3), Tuyên bố về chống phân biệt đối xử trong giáo dục (UNESCO thông qua năm 1960( ( Điều 1), Tuyên bố về xóa bỏ tất cả mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên cơ cở tôn giáo hoặc tín ngưỡng (Liên hợp quốc thông qua năm 1981) (Điều 2) và Công ước về quyền trẻ em (Liên hợp quốc thông qua năm 1989) (Điều 2). Bên cạnh đó, các quy định về không phân biệt đối xử cũng được ghi nhận trong các văn kiện khu vực cơ bản về quyền con người như: Công ước Châu Âu về Bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản, Hiến chương xã hội Châu Âu, Công ước khung về Các dân tộc thiểu số (của Cộng đồng châu Âu), Văn kiện của Hội nghị Copenhagen về vị thế của con người ( Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu- OSCE), Công ước Châu Mỹ về quyền con người (của tổ chức các nước châu Mỹ), Hiến chương châu Phi về quyền của cong người và của các dân tộc (của Tổ chức thống nhất châu Phi).
Các hành vi phân biệt đối xử được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như: (1) Phân biệt đối xử trực tiếp xảy ra khi một người bị đối xử kém hơn so người khác có cùng hoàn cảnh vì một lý do là người đó có đặc điểm nhất định và đặc điểm này thuộc các lĩnh vực được bảo vệ của pháp luật như khác biệt về chủng tộc và giới tính, đồng thời cũng không tìm đươc cơ sở hợp lý nào để minh chứng cho việc phân biệt này. Ví dụ, một doanh nghiệp quảng cáo cho một vị trí đang
trống và thông báo trên bảng quảng cáo: “không tuyển người mù”; (2) Phân biệt
đối xử gián tiếp xảy ra khi người ta đặt ra một tiêu chí lựa chọn trung tính khiến một nhóm đối tượng được luật pháp về chống phân biệt đối xử bảo vệ rơi vào vị trí bất lợi hơn so với những người khác, đồng thời không có cơ sở khách quan nào cho việc phải áp dụng tiêu chí đó. Ví dụ, một doanh nghiệp đăng quảng cáo tìm người và thông báo chỉ tuyển những người có bằng lái xe. Yêu cầu này không thẳng thừng
24
loại trừ NKT. Tuy nhiên, một số NKT nhất định không thể lấy được bằng lái xe và do đó sẽ không thể xin việc. Nếu không nhất thiết phải có bằng lái xe cho công việc đó, ví dụ công việc đó rất hãn hữu phải lái xe và có thể thuê taxi hoặc phương tiện giao thông công cộng trong trường hợp cần phải đi bằng xe, thì yêu cầu nói trên sẽ
bị coi là phân biệt đối xử gián tiếp; (3) Gây phiền nhiễu là trường hợp khi xảy ra
một hành vi ngoài mong muốn nhằm mục đích hoặc gây hậu quả là xâm phạm nhân phẩm của một người hoặc/và nhằm tạo ra không khí đe dọa, thù địch, gây tiếng xấu, lăng mạ hoặc động chạm đến tự ái. Dùng sức mạnh hoặc quyền lực để bắt nạt đồng
nghiệp ở nơi làm việc là một ví dụ; (4) Chỉ đạo và khuyến khích phân biệt đối xử
diễn ra khi một người hoặc một tổ chức yêu cầu hoặc khuyến khích việc đối xử với một người này kém hơn so với một người khác có cùng vị thế vì lý do người này có những đặc điểm nào đó được luật pháp về chống phân biệt đối xử bảo vệ. Vận động và kêu gọi mọi người ghét bỏ và có hành vi bạo lực với NKT là một ví dụ. Trên thực tế, phân biệt đối xử với NKT diễn ra phổ biến và nặng nề nhất là trong lĩnh vực lao động và việc làm [13].
Ở góc độ khác, hành vi phân biệt đối xử đối với NKT còn có thể phân loại
như sau: (i)Phân biệt đối xử trong gia đình: Nhiều NKT bị chính những thành viên
trong gia đình phân biệt đối xử như: coi thường, coi là gánh nặng, coi là “vô dụng”, thường xuyên lăng mạ; không chăm sóc, thậm chí bỏ rơi; không cho ăn, khóa, xích trong nhà, bắt đi ăn xin. Nhiều gia đình đổ tội cho “số phận” khi trong gia đình có
thành viên là NKT; (ii)Phân biệt đối xử trong cộng đồng: Có nhiều hình thức phân
biệt đối xử đối với Người khuyết tật diễn ra trong cộng đồng nơi họ sinh sống. Nhiều người được hỏi cho biết có nhiều NKT bị: coi thường, lăng mạ, bị phớt lờ trong các hoạt động của cộng đồng; từ chối kết hôn, bị đánh đập; nhà hàng, cửa hàng từ chối phục vụ; lạm dụng tình dục; (iii) Phân biệt đối xử tại nơi làm việc: Các hình thức phân biệt đối xử gồm: từ chối nhận vào làm việc, không tôn trọng trong công việc; không có cơ hội thăng tiến; chỉ ký được hợp đồng ngắn hạn; chỉ được giao cho “những việc phù hợp” (lương thấp, vị trí thấp); ít khi hoặc không được đào tạo; bị bóc lột sức lao động; (iv) Phân biệt đối xử trong giáo dục: Nhiều người cho
25
rằng, một số NKT không nên đi học vì họ không thể đi học hoặc sẽ ảnh hưởng đến việc học của những học sinh “bình thường” khác hoặc cho rằng học cũng không giúp ích gì. Đối với những NKT đã từng đi học thì nhiều người cũng không học xong bậc tiểu học. Phần lớn học sinh khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn ở trường như: trong việc đi lại, học tập, giao tiếp với giáo viên và các bạn cùng lớp; tham gia các hoạt động của trường; cơ sở hạ tầng của trường không thân thiện với NKT; giáo viên thiếu kỹ năng dạy NKT và hành vi phân biệt đối xử của giáo viên và các bạn
cùng lớp; (v) Phân biệt đối xử trong hôn nhân và sinh con: Một quan niệm khá phổ
biến là NKT không nên kết hôn vì NKT không thể có cuộc sống hôn nhân “bình thường”, không thể nuôi sống gia đình và bản thân và sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình. Tương tự như vậy, nhiều người trong cộng đồng cho rằng NKT nữ không nên sinh con vì họ không thể nuôi con, sinh con sẽ tăng thêm gánh nặng cho họ và gia đình họ, con cái họ có thể bị khuyết tật “di truyền”… Đây là một trong những nguyên
nhân mà khoảng một nửa NKT ở độ tuổi 15 trở lên không kết hôn; (vi) Phân biệt đối
xử trong việc NKT tham gia các hoạt động xã hội: Người dân trong cộng đồng thường có suy nghĩ là NKT không nên tham gia các hoạt động xã hội. Vì những thái độ này mà hầu hết NKT không tham gia bất cứ tổ chức nào ở địa phương (chính thức và phi chính thức) và vào hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trong cộng đồng.
Tựu chung lại, chúng ta có thể nhận diện ba yếu tố mang tính phổ biến của
mọi hình thức phân biệt đối xử, đó là [25]:
(i) Những hành động được xác định có tính phân biệt đối xử như phân biệt, loại trừ, hạn chế, thiên vị;
(ii) Nguyên nhân của sự phân biệt đối xử xuất phát từ sự toàn vẹn về thể chất và tâm thần.
(iii) Mục đích và/hoặc hậu quả của sự phân biệt đối xử có tính mục tiêu hoặc ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa nạn nhân thực hiện và /hoặc hưởng thụ các quyền con người và tự do cơ bản. Do đó, có sự khác biệt giữa phân biệt trực tiếp (mô tả mục đích), khi chủ thể có ý định phân biệt đối xử với một cá nhân/ nhóm và phân biệt đối xử gián tiếp (liên quan đến hậu quả) tức là khi có một quy định trung tính
26
hay biện pháp thực tế gây bất lợi đối với cá nhân/nhóm so với những người khác. Điểm cốt lõi của nguyên tắc không phân biệt đối xử xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng trong đối xử, bị coi là vi phạm khi sự phân biệt không có mục tiêu và sự lý giải hợp lý. Do đó, vấn đề “chống lại sự phân biệt đối xử” hay “ngăn ngừa phân biệt đối xử” được đặt ra để bảo vệ những nhóm, cộng đồng người này. Chống phân biệt đối xử có thể được hiểu như là việc ngăn chặn bất kỳ một hành động nào từ chối quyền của các cá nhân hoặc các nhóm được đối xử một cách bình đẳng như họ mong đợi. Để thể hiện nguyên tắc này, trước tiên các chính sách, pháp luật về NKT cần khẳng định “nghiêm cấm việc phân biệt đối xử người khuyết tật” trong tất cả các lĩnh vực. Thứ hai là, quy định việc cần thiết lập quyền có “môi trường cư ngụ hợp lý”, một yếu tố trọng yếu để bảo vệ NKT khỏi bị phân biệt đối xử.