Quyền tiếp cận truyền thông, công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 83 - 85)

Điều 9 CRPD nêu rõ: “…các quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp

thích hợp để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận, bao gồm các công nghệ và hệ thống thông tin và truyền thông, trên cơ sở bình đẳng với những người khác,…”. Lĩnh vực ưu tiên thứ 6 của khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako cũng đề cập cụ thể đến tiếp cận thông tin và viễn thông, bao gồm công nghệ thông tin, viễn thông và trợ giúp.

Luật Công nghệ thông tin (khoản 6, Điều 5) quy định “có chính sách ưu đãi

để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn”. Ngoài ra, Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT ngày 14/9/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định về việc áp dụng Tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Hiện nay, Bộ Thông tin Truyền thông đang xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn hỗ trợ NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông,

76

hướng dẫn thiết kế các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông bảm bảo tính tiếp cận.

Ở Việt Nam hệ thống phát thanh, truyền hình đã phủ sóng trên toàn quốc, ở bất cứ nơi nào người dân cũng có thể tiếp cận với truyền thanh và truyền hình nếu có phương tiện hỗ trợ. Kết quả một số cuộc điều tra mẫu về NKT cho thấy, có từ 76,8-85% hộ gia đình NKT có ti vi; 35-45% có đài truyền thanh. Như vậy có thể kết luận tình trạng tiếp cận thông tin của NKT qua hệ thống truyền thanh, truyền hình là khá tốt.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh trên thế giới. Tỷ lệ người có và sử dụng điện thoại và đặc biệt là di động tăng trưởng đáng khích lệ. Sự phát triển và tăng trưởng chung này đã mang lại nhiều lợi ích cho NKT. Tốc độ bùng nổ của internet ở Việt Nam cũng rất nhanh, NKT đã có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin qua internet. Hiện nay, còn có nhiều trang web dành cho NKT như: http://nccd.molisa.gov.vn; trang http://www.nghilucsong.net;

http://www.nguoikhuyettat.com; http://pwd.vn/; http://asvho.org.vn;

hhtp://tamhonviet.net và http://cungkhoinghiep.net; các sản phẩm phần mềm công nghệ khác dành cho NKT như: phần mềm đọc màn hình cho người khiếm thị, hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính. Mặc dù vậy, việc tiếp cận với truyền thông và công nghệ thông tin của NKT vẫn còn nhiều khó khăn. Một hình thức tiếp cận thông tin phổ biến và hiệu quả hiện nay là sử dụng internet, tuy nhiên cho đến nay số lượng NKT tiếp cận sử dụng internet rất hạn chế. Bởi, thứ nhất là NKT thiếu và không có phương tiện tiếp cận internet; thứ hai là mạng internet không sẵn có mọi lúc, mọi nơi; thứ ba NKT thiếu hoặc không có kiến thức kỹ năng để tiếp cận, đặc biệt là NKT ở những vùng xa, nông thôn, miền núi. Sự phát triển của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền thông cho NKT còn rất chậm, chủ yếu hiện nay vẫn do các đơn vị của Nhà nước thực hiện, còn vắng sự tham gia của khu vực tư nhân. Hình thức thông tin được đăng tải còn chưa phong phú, đa dạng, chưa đảm bảo cho NKT tiếp cận, đặc biệt là cho nhóm người khiếm thị, khiếm thính. Ngoài ra, hệ thống thể

77

chế liên quan đến vấn đề tiếp cận thông tin cho NKT Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, vẫn còn chưa đầy đủ, cần phải được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện.

Các quy định pháp luật về vấn đề này thiếu tính tập trung, không thống nhất. Luật Người khuyết tật quy định trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng và đài truyền hình Việt Nam liên quan đến chức năng và chuyên môn của các cơ quan này. Luật Công nghệ thông tin quy định các quy định về chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ NKT mà không có các quy định về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực truyền thông, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ liên quan đến vấn đề NKT. Rà soát danh mục cho thấy chỉ có một tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ thiết bị viễn thông là quy định sắp xếp ký tự số, ký tự chữ và ký hiệu trên máy điện thoại và các thiết bị khác. Việc không tuân thủ tiêu chuẩn bắt buộc này là hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)