Quyền về văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 79 - 81)

Điều 30 - CRPD quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thúc đẩy quyền của NKT được tham gia một cách bình đẳng vào đời sống văn hoá, các hoạt động vui chơi, giải trí và thể thao bằng cách xây dựng hoặc khuyến khích xây dựng những chương trình truyền hình, điện ảnh, sân khấu và các sản phẩm văn hoá khác dưới những dạng thức mà NKT có thể tiếp cận được, cũng như sửa chữa các rạp hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, thư viện cho phù hợp với NKT và bảo đảm các cơ hội cho NKT được vận dụng và phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật của họ.

Tại Việt Nam, các văn bản pháp luật về văn hoá, thể thao, giải trí đã được ban hành nhằm tạo điều kiện để NKT tham gia, tập luyện, thi đấu, phát triển tài năng, năng khiếu về thể thao, văn hoá, nghệ thuật và thụ hưởng các giá trị văn hoá, thể thao. Các văn bản chủ đạo thuộc lĩnh vực này có thể kể đến như: Luật Thể dục thể thao năm 2003; Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá; Thông tư liên tịch số 46/2006/TTLT-BVHTT-BTC ngày 25/4/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá; Quyết định số 16/2005/QĐ-BVHTT ngày 04/05/2005 của Bộ Văn hóa - Thông tin về tổ chức các hoạt động của thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bên cạnh Luật Thể dục, Thể thao năm 2006 có một điều quy định về thể dục, thể thao cho NKT (Điều 14), cho đến khi ban hành Luật Người khuyết tật, quyền của NKT trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch mới được ghi nhận. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, NKT nặng được giảm giá vé và giá dịch

72

vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch, được tạo điều kiện hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.

Bên cạnh việc quy định trách nhiệm chung của Nhà nước trong việc bảo đảm điều kiện cho NKT tham gia các hoạt động thể dục, thể thao Luật Người khuyết tật đã có quy định về trách nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch trong việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi để NKT tham gia sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể dục, thể thao, giải trí và du lịch; bố trí nhân lực, phương tiện, công cụ hỗ trợ NKT khi tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch; Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT; Bảo đảm dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của NKT phải an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của NKT. Đây là những yêu cầu quan trọng tạo điều kiện để NKT thực hiện các quyền này như những người không khuyết tật.

Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm của các “cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch” là một quy định chưa thực sự rõ ràng vì không có quy định nào của pháp luật định nghĩa thế nào là “cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch”. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ban hành ngày ngày 10 tháng 04 năm 2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật (Điều 11) quy định NKT đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ tại các cơ sở văn hóa, thể thao là “bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim, các cơ sở thể thao khi diễn ra hoạt động thể dục, thể thao trong nước và các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khá”. Như vậy, mới chỉ xác định được một số cơ sở được coi là cơ sở văn hóa, thể thao. Trong các cơ sở được liệt kê, vẫn chưa thấy đâu là cơ sở du lịch, cơ sở giải trí. Các khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có được coi là cơ sở du lịch hay không? Công viên, khu vui chơi, giải trí có phải là cơ sở giải trí hay không? Quy định miễn giá dịch vụ cũng chưa cụ thể là dịch vụ gì? Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cho các cơ

73

sở trong khi các cơ sở đó chưa được quy định hết là những loại nào sẽ không có cơ sở xác định được có hành vi vi phạm hay không.

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)