Trẻ em khuyết tật

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 26 - 27)

Thực tiễn đã chứng minh rằng nếu có được cơ hội phát triển bình đẳng, trẻ em khuyết tật hoàn toàn có khả năng phát huy năng lực của mình và cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Khác biệt ở đây là xã hội có thể phải thích ứng để thực hiện tiềm năng đó của trẻ [7]. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy trẻ em khuyết tật nằm trong nhóm những trẻ em dễ bị tổn thương nhất bởi bạo lực, xâm hại, bóc lột và xao nhãng, đặc biệt là khi trẻ bị giấu diếm hoặc bị gửi vào các trung tâm. Rất nhiều em rơi vào trường hợp này do sự kỳ thị của xã hội hoặc do không đủ chi phí nuôi dưỡng trẻ. Kết quả là trẻ em khuyết tật trở thành những người yếu thế nhất trên thế giới. Đặc biệt đối với trẻ em gái khuyết tật, sự kết hợp giữa phân biệt giới tính và phân biệt đối xử với NKT đã khiến họ không được chấp nhận và dễ trở thành nạn nhân của bạo lực.

19

Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, trẻ khuyết tật phải đương đầu với nhiều khó khăn tiếp cận môi trường vật chất, cũng như tiếp cận những dịch vụ dựa vào cộng đồng, dịch vụ y tế, giáo dục và hệ thống bảo vệ trẻ em. Vấn đề thiếu khả năng tiếp cận đối với NKT tại Việt Nam đặc biệt trầm trọng đối với trẻ khuyết tật, nó tạo ra những rào cản đến dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao và những hoạt động khác rất thiết yếu cho sự phát triển của một đứa trẻ. Cụ thể là, trẻ khuyết tật thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông công cộng, trường học, bệnh viện, nhà vệ sinh, các tòa nhà văn hóa và những tòa nhà khác. Thiếu tiếp cận đến thông tin liên lạc đối với những người khiếm khuyết về thị lực và thính lực. Trẻ em khiếm khuyết thị lực và thính lực không thể tiếp cận được những chương trình học tập và những thông tin khác vì những nội dung đó không có bằng chữ nổi Braille, phông chữ lớn, hoặc có phụ đề bằng chữ đi kèm. Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu thì hiếm và NKT phải dựa vào cố gắng của các giáo viên tình nguyện làm việc với những người điếc [7].

Có thể nói đây là hai đối tượng khuyết tật đặc thù cần được quan tâm nhiều hơn trong xã hội.

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)