Các tổ chức của/vì người khuyết tật Việt Nam

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 54)

Để thúc đẩy hơn nữa sự tham gia bình đẳng của NKT vào các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội, Việt Nam đã ban hành các văn bản luật pháp về thành lập các tổ chức của/vì NKT. Một số văn bản pháp quy về tổ chức của/vì NKT bao gồm: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với hoạt động gắn với nhiệm vụ nhà nước; Quyết định số 1179/QĐ-BNV ngày 14/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập Liên hiệp hội về NKT Việt Nam. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức của/vì NKT Việt Nam.

47

Ở Việt Nam cho đến nay các tổ chức của/vì NKT đã được thành lập với nhiều loại hình khác nhau, như: Hội người mù Việt Nam, Hội người khuyết tật cấp tỉnh/huyện, Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người khuyết tật; Liên hiệp hội người khuyết tật; hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam; diễn đàn người khuyết tật; các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế [15].

Việc Bộ Nội vụ cho phép thành lập Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam (theo Quyết định số 1179/QĐ-BNV ngày 14/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội) là một bước tiến đáng khích lệ trong việc thúc đẩy thành lập các tổ chức của/vì NKT. Liên hiệp Hội có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm cao khả năng tham gia vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao nhận thức của cộng đồng về NKT, về những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định pháp luật quốc tế bảo vệ và thúc đẩy quyền bình đẳng của NKT, thúc đẩy và phát triển hội viên trong toàn quốc.

2.2. Mức độ tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về quyền bình đẳng và chống phân biệt đối xử với ngƣời khuyết tật

Nghiên cứu so sánh cho thấy: về cơ bản các quy định liên quan đến NKT của nước ta hiện đã tương đối phù hợp với CRPD. Tuy nhiên, còn một số điều, khoản quy định trong Công ước chưa được quy định trong hệ thống các luật hoặc có nhưng ở các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành, cần được khái quát để điều chỉnh thành các nguyên tắc chung trong hệ thống luật quốc gia.

2.2.1. Việc sử dụng thuật ngữ “người khuyết tật”

Về mặt thuật ngữ, CRPD dùng thuật ngữ “people with disabilities” (người có khuyết tật) thay cho “disabled persons” (người tàn tật) vốn được sử dụng khá phổ biến trước đây. Cách gọi này thể hiện đúng hơn thực trạng của người mang những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần và không mang cảm giác miệt thị. Tiếp thu tinh thần đó của CRPD, Luật Người khuyết tật năm 2010 đã dùng thuật ngữ “người khuyết tật” thay cho thuật ngữ “người tàn tật” được sử dụng trong Pháp lệnh về Người tàn tật và các văn bản pháp luật được ban hành trước đó. Thuật ngữ “người khuyết tật” chỉ xác định sự khiếm khuyết chức năng của bộ phận nào đó trong cơ thể

48

của một người mà không hàm nghĩa là người “vô dụng”, bỏ đi như thuật ngữ “người tàn tật”. Điều này đã thể hiện sự tôn trọng phẩm giá của người khuyết tật [23].

Tuy vậy, thực tế hiện nay cho thấy việc sử dụng thuật ngữ “người khuyết tật” vẫn chưa được sử dụng đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến NKT của Nhà nước như: Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2007, Bộ Luật Dân sự năm 2005, Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Pháp lệnh Thư viện năm 2000 vẫn sử dụng thuật ngữ “người tàn tật” mà không sử dụng thuật ngữ “người khuyết tật”; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật Giáo dục thì sử dụng đồng thời cả hai thuật ngữ “người tàn tật” và “người khuyết tật” mà không có quy định nào giải thích rõ đối tượng nào là “người tàn tật”, đối tượng nào là “người khuyết tật”. Lý do một phần là do phần lớn các văn bản luật này được ban hành trước Luật Người khuyết tật Việt Nam nên khái niệm “người khuyết tật” chưa được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, một số văn bản mới được sửa đổi, bổ sung gần đây (2014) như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuật ngữ “người tàn tật” vẫn được sử dụng. Không chỉ các văn bản pháp luật, thuật ngữ “người tàn tật” vẫn được sử dụng rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.2.2. Về nội dung định nghĩa “người khuyết tật”.

Điều 1 CRPD định nghĩa: Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm

khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác [23]. Định nghĩa nêu trong Điều 1 CRPD đã kết hợp giữa hai yếu tố: đặc điểm khiếm khuyết về y học của một người với những rào cản khác nhau do xã hội tạo ra trong việc xác định tình trạng khuyết tật. Khi xác định NKT theo định nghĩa này, CRPD cũng đã xác định trách nhiệm xã hội trong việc tạo ra tình trạng khuyết tật. Đây có thể nói là một quan điểm rất tiến bộ, có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng đưa ra những giải

49

pháp để đảm bảo cho NKT hưởng đầy đủ những quyền lợi chính đáng của mình như những người khác.

Tiếp thu quan điểm của CRPD, Luật Người khuyết tật năm 2010 đã có thay đổi trong việc sử dụng thuật ngữ, nhưng định nghĩa về NKT được quy định tại Điều 2 của Luật này lại có nội dung không khác gì cơ bản so với định nghĩa về người tàn tật trong Pháp lệnh về Người tàn tật năm 1998:

- Định nghĩa của Luật Người khuyết tật năm 2010 (Khoản 1 Điều 2): “Người

khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động , sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

- Định nghĩa của Pháp lệnh về Người tàn tật năm 1998 (Điều 1): “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau , làm suy giảm khả năng hoạt động , khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.

Nội dung của định nghĩa quy định trong cả hai văn bản trên đều giống nhau ở chỗ, coi những khiếm khuyết về mặt y học của NKT là nguyên nhân chính gây nên những khó khăn, trở ngại cho họ trong cuộc sống. Nếu so sánh với nội dung định nghĩa của CRPD thì nội dung định nghĩa của Luật Người khuyết tật năm 2010, ngoài việc thay đổi trong việc sử dụng thuật ngữ vẫn chưa thể hiện được quan điểm chủ đạo của CRPD là: chính những rào cản từ xã hội là nguyên nhân quan trọng tạo ra và làm trầm trọng hóa tình trạng khuyết tật của một người.

2.2.3. Đảm bảo quyền một số nhóm người khuyết tật đặc thù

Như trên đã phân tích, phụ nữ khuyết tật và trẻ em khuyết tật là 02 nhóm NKT đặc thù. Vì vậy CRPD đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Bên cạnh việc quy định nguyên tắc bình đẳng chung (Điều 3), CRPD đã dành riêng 2 điều (Điều 6 và Điều 7) thể hiện quan điểm về hai nhóm

đối tượng này. Trong đó, CRPD khẳng định: “phụ nữ và trẻ em khuyết tật thường

dễ bị bạo hành, thương tổn hoặc lạm dụng, bị đối xử vô trách nhiệm hoặc bất cẩn, ngược đãi hay bóc lột” và cần được hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của

50

con người một cách bình đẳng. Đồng thời khẳng định tính chất tổn thương kép của phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Và để phòng ngừa lạm dụng, các quốc gia thành viên

phải tiến hành tất cả những biện pháp thích hợp để bảo vệ trẻ em, kể cả “bằng một

điều khoản dịch vụ bảo vệ”. Những dịch vụ bảo vệ này phải “đảm bảo rằng những vụ bóc lột, bạo lực và lạm dụng chống lại người khuyết tật phải được phát hiện, điều tra và ở đâu thích hợp cần phải được thẩm tra”. CRPD đòi hỏi các quốc gia thành viên phân công một hoặc nhiều bộ chủ trì làm đầu mối trong chính phủ của mình để chịu trách nhiệm thực thi CRPD [7, tr43].

Đối với trẻ em khuyết tật: Việt Nam có rất nhiều luật liên quan tới bảo vệ trẻ em nói chung, thể hiện trước hết qua các quy định của Hiến pháp 2013 (Khoản 1 Điều 37) và một số văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Đất đai, Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật Bình đẳng giới, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Điện ảnh, Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình, Luật Tương trợ Tư pháp. Đặc biệt, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em (sửa đổi 2004) đã cụ thể hoá các nguyên tắc cơ bản của Công ước Quyền Trẻ em mà Việt Nam là thành viên, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc không phân biệt đối xử và vì lợi ích tốt nhất của trẻ; trao cho trẻ em nhiều quyền hơn, từ những quyền mang tính thụ động như quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ đến những quyền mang tính chủ động là quyền bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội [18].

Các quy định của pháp luật liên quan đến chính sách cho trẻ em khuyết tật, tàn tật nằm rải rác ở nhiều văn bản và thiếu tính cụ thể hoặc được quy định cho NKT nói chung, vì vậy, rất khó trong việc áp dụng các chính sách đối với trẻ em khuyết tật. Chính sách trong lĩnh vực này mới chỉ định hướng chủ yếu vào công tác bảo vệ, chăm sóc số trẻ em đã bị khuyết tật mà chưa chú ý đúng mức đến giải pháp mang tính phòng ngừa; nguồn lực để thực hiện chế độ, chính sách đối với trẻ em khuyết tật còn hạn hẹp, thậm chí có những chương trình, dự án được xây dựng nhưng không có hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện; các dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc thay thế cho số trẻ em này còn thiếu, kém hiệu quả và chưa đồng bộ… Việt Nam lại thiếu một hệ thống bảo vệ trẻ em toàn diện và thống nhất được thiết kế để

51

phòng ngừa và đáp ứng những yêu cầu cần thiết cho trẻ khuyết tật, và cũng chưa có những cán bộ bảo trợ xã hội để đáp ứng những trường hợp trẻ em cần bảo trợ. Những dịch vụ xã hội hiện có chủ yếu dựa vào những cố gắng từ thiện, ngược với phương pháp tiếp cận dựa vào được hưởng quyền.

Đối với phụ nữ khuyết tật: Một trong những khó khăn hàng đầu phải kể đến là khó khăn trong việc đào tạo nghề, trong cơ hội việc làm và kéo theo nó là hàng loạt các khó khăn khác như điều kiện vật chất, đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe… đặc biệt là nhóm phụ nữ khuyết tật ở khu vực nông thôn. Bài toán càng trở nên nan giải hơn bởi những rào cản về mặt xã hội, sự kỳ thị của cộng đồng, vấn đề bất bình đẳng giới… ngoài ra còn có cả sự thờ ơ, ghẻ lạnh của gia đình và chính sự tự ti của bản thân phụ nữ khuyết tật. Chính vì vậy, cần có những chính sách riêng bảo đảm quyền cho phụ nữ khuyết tật để họ có cơ hội và phát triển. Pháp luật Việt Nam nói chung và Luật NKT hầu như không có những điều khoản riêng thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ khuyết tật. Chỉ có quy định tại khoản 6 Điều 14 Luật NKT quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong đó có nghiêm cấm hành vi “cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của NKT” và quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật NKT quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho NKT đang mang thai hoăc ̣ nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, quyền của phụ nữ khuyết tật cũng vẫn được bảo đảm dựa trên quyền của phụ nữ nói chung qua những quy định cụ thể trong Hiến pháp, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Đất đai, Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình và nhiều văn bản pháp luật khác về bình đẳng giới [18, mục 14].

Có thể thấy pháp luật Việt Nam chưa có những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong việc đảm bảo các quyền cho phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Nhìn chung, quyền lợi của hai nhóm NKT đặc thù này trên các lĩnh vực hiện vẫn được đảm bảo thông qua những quy định dành cho NKT và trẻ em, phụ nữ nói chung [7, tr44].

52

2.2.4. Đảm bảo quyền của người khuyết tật trong một số lĩnh vực cụ thể.

Xuất phát từ những đặc điểm đặc thù, người khuyết tật thường gặp khó khăn về sức khỏe, học tập, kinh tế và việc làm nên rất khó để tự lập và hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy, cần có những hỗ trợ đặc biệt từ nhà nước, gia đình và xã hội để có cơ hội và được phát triển bằng chính năng lực của bản thân. Hiện nay pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đã đưa vào hệ thống pháp luật một số quyền được hỗ trợ đặc biệt để NKT có thể được bình đẳng như những người không khuyết tật trong xã hội.

2.2.4.1. Quyền về dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tậta) Theo pháp luật quốc tế a) Theo pháp luật quốc tế

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng NKT sống nghèo khổ, bị kỳ thị, xem thường, thậm chí bị hành hạ, bị chà đạp phẩm giá... là do họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận việc làm và không có nguồn thu nhập cần thiết để trang trải cho cuộc sống hàng ngày của bản thân. Đảm bảo việc làm và thu nhập cho NKT sẽ giúp dần xóa bỏ sự kỳ thị, thiếu tôn trọng đối với NKT trong xã hội. Chính vì vậy, ngay trong một khuyến nghị đầu năm 1944 liên quan đến các dịch vụ việc làm, bao gồm cả đào tạo nghề và định hướng việc làm, ILO đề xuất rằng, bất kỳ khi nào có thể, NKT cần được đào tạo cùng với những người khác, được làm việc trong cùng điều kiện và được trả cùng mức lương; đồng thời cần tiếp tục việc đào tạo cho đến khi NKT có đủ khả năng kiếm được việc làm trong lĩnh vực hoặc các ngành nghề mà họ đã được đào tạo. ILO kêu gọi sự bình đẳng về cơ hội nghề nghiệp cho người lao động khuyết tật và khuyến khích áp dụng các chính sách việc làm ưu tiên nhằm tăng cường việc làm cho NKT nặng.

Tiếp theo đó, một loạt văn bản quốc tế trong lĩnh vực việc làm được ra đời nhằm tăng cường cơ hội việc làm bình đẳng, chẳng hạn: Công ước ILO số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị như nhau (1951), Công ước ILO số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp) (1958), và Công ước ILO số 118 về Đối xử bình đẳng trong vấn đề an toàn xã hội (1962); Công ước số 159 và Khuyến nghị số 168 về tái thích ứng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)