M mNQÀNHWUŨHWệr
KttVÚUẬN TỐT NGHIỆP
KẾT LUẬN
Gần ba mươi năm qua đã chứng kiến nhiều biến động trong lĩnh vực du lịch cũng như trong hoạt động đầu tư F D I vào du lịch. Chúng ta đã có những lúc phát triển chậm lại, thậm chí có cả những bước lùi, nhưng nhìn chung, chúng ta có thể tin tưởng là du lịch Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng.
Từ chỗ bị động đón nhận luẩng du khách đến Việt Nam sau giai đoạn mở cửa đến chỗ chúng ta đã chủ động thu hút khách du lịch đến với Việt Nam và đưa Việt Nam đến với t h ế giới. Khẩu hiệu "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỉ mới" cùng với chương trình hành động quốc gia về du lịch trình bày tại Diễn đàn Du lịch A S E A N (ATF), Brunei, 2001 là biểu hiện rõ nhất của bước chuyển biến này. Công tác đẩu tư từ chỗ ẩ ạt chạy theo lợi nhuận trước mắt biểu hiện bằng dạt bùng nổ khách sạn cuối những năm 80, đẩu 90 đã chuyển sang có quy hoạch và chiến lược hợp lí hơn bằng luẩng đẩu tư sang các loại hình kinh doanh khác và tập trung vào những vùng du lịch trọng điểm.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn đang còn ở phía trước. Hoạt động đầu tư còn gặp rất nhiều trở ngại từ phía bản thân các nhà đầu tư cũng như từ công tác lập pháp, hành pháp của Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam. Điều quan trọng là chúng ta phải biết đúc rút kinh nghiệm giai đoạn trước cho giai đoạn sau, nhanh chóng phát hiện ra những vướng mắc, hạn chế để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết.
Theo W T O d ự báo, đến năm 2010, lượt khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt Ì tỉ người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỉ USD và tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc trực tiếp, chủ yếu là Châu Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 3 4 % lượng khách và 3 8 % du lịch của toàn khu vực. Cơ hội cho phát triển du lịch Việt Nam là rất lớn, con đường phía trước hoàn toàn rộng mở. Mong rằng cùng với những chính sách và biện pháp đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, Việt Nam sẽ thực sự là "Điểm đến của thiên niên kỉ mới".