Thời kỳ 2001 - 2004, trước tình trạng giảm sút đầu tư nước ngoài trong 4 năm 1997 - 2000, Nhà nước đã có nhiều chủ trương và giải pháp khắc phục cấc nguyên nhân chủ quan về cơ c h ế chính sách mới nhằm cải thiện môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy chưa phải là hoàn hảo song những chuyển động tích cực của Chính phủ và sự quan tâm của các Bộ, Ngành và các chính quyền đừa phương đã và dang tạo thêm sức mạnh hấp dẫn mới cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. K ế t quả là từ năm 2001, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có dấu hiệu phục hổi dù còn chậm.
Tính chung 4 năm 2001 - 2004 có 2.618 dự án với 4.673,8 triệu USD vốn đăng ký. Tuy số dự án cấp mới những năm 2001 - 2004 không nhiều nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của khu vực này vẫn tăng trưởng khá do
nhiều dự án đã đi vào sản xuất ổn đừnh. Vì vậy đóng góp của khu vực kinh tế F D I tiếp tục tăng lên. Tỷ trọng F D I trong GDP năm 2000 là 13,28%; năm 2001 là 13,75%; năm 2002 là 13,76% và năm 2003 là 14,47%. M ộ t số tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu là thuần nông trước đây, thì nay nhờ thu hút nhiều dự án F D I đã trở thành tỉnh khá giàu, cơ cấu kinh tế và lao động chuyển dừch cơ cấu nhanh theo hướng công nghiệp hoa, tốc độ tâng trưởng kinh tế cao, thu ngân sách tăng nhanh, điển hình như các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Đ à Nang, Quảng Ninh,...
Bên cạnh những kết quả khởi sắc đáng ghi nhận ở trên thì hoạt động thu hút F D I vẫn đang đát ra nhiều vấn đề bức xúc, cần có giải pháp tích cực và đồng bộ.
Một là: Tính bền vững không cao: trong 17 năm thu hút F D I thì chỉ có 6 năm 1991 - 1996 hoạt động thu hút F D I phát triển toàn diện và tăng trưởng với tốc độ cao, 11 năm còn lại phát triển không ổn đừnh m à còn có xu hưởng giảm sút.
Hai là: Cơ cấu đầu tư không hợp lý. Tỷ lệ đầu tư cho khu vực nông-lâm ngư nghiệp cho các vùng có nhiều t i ề m năng về đất đai, lao động còn quá ít.