Điều đáng mừng là cho đến nay nhận thức về du lịch trong các cấp, Bộ, Ngành, địa phương và toàn xã hội đã có những chuyển biến tích cực. N h i ề u địa phương đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mặt khác để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả, ngành Du lịch Việt Nam cũng đang thúc đẩy việc đỳu tư ra nước ngoài. Đế n nay đã có 5 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đỳu tư ra nưốc ngoài với hình thức liên doanh hoặc 1 0 0 % vốn Việt Nam kinh doanh ăn uống và xúc tiến du lịch tại một số nước láng giềng, Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ,...Và gỳn đây một số doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã và đang cùng với doanh nghiệp nước bạn xúc tiến xây dựng làng Du lịch Việt Nam tại Cu Ba và làng Du lịch Cu Ba tại Việt Nam. N ế u những dự án này thành công thìsẽ là k i n h nghiệm quý để mở rộng áp dụng với nhiều đối tác nước ngoài trong tương lai.
Pháp lệnh Du lịch đã thực thi được 4 năm và năm nay đã được nâng cấp lên thành Luật Du lịch. Nước ta đang khẩn trương phấn đấu để gia nhập Tổ chức Thương mại t h ế giới (WTO) vào năm 2005. Cơ hội mới cùng những thách thức mới đang đến với ngành Du lịch Việt Nam - một ngành kinh t ế mũi nhọn không thể thiếu trong thời đại toàn cẩu hoa, nhất là đối với nước ta, một quốc gia trên 80 triệu dân và giàu tiềm năng du lịch.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng cùa ngành. Tính đến năm 2004, cả nước có 60 cơ sở đào tạo về du lịch từ dạy nghề đến đại học và trên đại học. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, Tổng cục du lịch đã phối họp với nhiều địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng k i ế n thức chuyên ngành, các lóp ngoại ngữ, tin học, quản lí nghiệp vụ. Tổng cục tranh thù được nhiều nguồn tài trợ quốc tế, tạo điểu kiện nâng cao cơ sở vật chất, hoàn thiện chương trình đào tạo du lịch và bồi dưỡng đội n g ũ giáo viên một số trường trọng điểm của ngành. Triển khai một cách hiệu quả các dự án tài trợ của Luxembourg, Bỉ, Eu, Tây Ban Nha và Singapo.