Chuỗi cung cấp trong ngành chăn nuôi lợ n

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 43 - 50)

8. Chuỗi cung cấ p

8.1. Chuỗi cung cấp trong ngành chăn nuôi lợ n

Thị trường đang chuyển dịch từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường,

điều đó có nghĩa là chúng tôi đang chuyển dịch sang sản xuất theo định hướng nhu cầu khách hàng và do đó các nhà sản xuất nên nhận thức rõ những mong muốn của của khách hàng liên quan đến sản phẩm và các phương thức sản xuất (den Hartog 2005). Nhìn chung, khách hàng mong muốn thực phẩm phải an toàn, giàu chất dinh dưỡng và hấp dẫn có nguồn gốc ổn định và thân thiện môi trường với giá cả phải chăng (den Hartog 2005). Kết quả là, trong một số trường hợp, nhu cầu về phương thức chăn nuôi của các đại lý bán buôn và bán lẻ thực phẩm vượt mức nhu cầu của những nhà điều phối (Spragg 2004). Thị trường xuất khẩu các sản phẩm thịt đang ngày càng quan tâm đến điều kiện sản xuất ra các sản phẩm (Spragg 2004). Các thị trường thịt bò và sữa của Nhật bản ngày càng mong muốn tiếp cận các thông tin và số liệu khai báo về tình hình chăn

nuôi tại các thị nước ngoài và các siêu thị Châu Âu có ảnh hưởng rất mạnh đến ngành sản xuất thực phẩm gồm sản phẩm gà và tôm nhằm vào các thị trường của họ (Spragg 2004). Tập đoàn Chăn nuôi Codex, đại diện cho đất nước Australia, đã dự thảo Quy chế Thực hành Chăn nuôi gia súc tốt và tài liệu này sẽ

trở thành tiêu chuẩn toàn cầu đòi hỏi các cơ sở chăn nuôi phải tuân thủ (Spragg 2004).

Theo den Hartog (2005), có năm yếu tố có thểảnh hưởng đến chuỗi cung cấp đó là an toàn thực phẩm, chất lượng, tình hình sản xuất, giá thành và thông tin. Chẳng hạn, có người cho rẳng các yếu tố chính tác động đến sự thành công của ngành sản xuất thịt lợn chính là an toàn thực phẩm, bảo đảm minh bạch về chất lượng, ổn định sản xuất và có thể chế biến thành nhiều món. Đối với thịt lợn , den Hartog (2005) xác định các chuỗi sản xuất dưới đây:

• Chuỗi ‘nuôi dưỡng’ được xây dựng để sản xuất thịt xông khói cho thị trường nước Anh và bao gồm tổ hợp nuôi lợn nái.

• Chuỗi ‘vạch xanh” cung cấp các sản phẩm cho đại lý thực phẩm bán lẻ và quy

định không được phép sử dụng bất kỳ một chất kích thích tăng trưởng chống vi trùng trong chếđộ nuôi lợn lấy thịt.

• Chuỗi ‘hữu cơ” là một thị trường phù hợp và tuân thủ các quy chế quốc tế về

sản xuất các sản phẩm hữu cơ.

• Chuỗi ‘thịt lợn toàn cầu” là cơ sở cho các sản phẩm của ngành thực phẩm,

đông thời có sự khác biệt và tiếp tục đổi mới theo nhu cầu thị trường. An toàn thực phẩm là ưu tiên

An toàn thực phẩm là mắt xích ưu tiên trong tất cả các mắt xích của chuỗi sản xuất hiện nay với phân tích rủi ro (rủi ro nhận thức và rủi ro thực tế) để thực hiện quản lý rủi ro và trao đổi rủi ro (den Hartog 2005). Chương trình đảm bảo chất lượng thực phẩm phù hợp với các thông số về Sáng kiến An toàn Lương thực do một nhóm các nhà bán lẻ quốc tế phát động, đồng thời Chương trình này là phương pháp tiếp cận định hướng thị trường nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (den Hartog 2005). Cần có một mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như

trao đổi thông tinn thường xuyên với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhà nước và các chính trị gia (den Hartog 2005). Cần theo dõi và truy nguyên toàn bộ chuỗi cung cấp này cũng như chuỗi đến các nhà cung cấp nhằm bảo đảm (den Hartog 2005). Đã xây dựng được đường dẫn và đường truy nguyên NuTrace®, bao gồm các thông tin liên quan đến sản phẩm và quá trình sản xuất như gây giống, nuôi, xuất chuồng, chế biến và đóng gói (Hình 3) (den Hartog 2005). Sử dụng hệ thống này có thể truy nguyên trở lại đến đơn vị một vài phút, kể cả sản phẩm thịt cho đến các thành phần chế biến thực phẩm được dùng để

chế biến ra thịt (den Hartog 2005). Theo dõi mọi mắt xích của chuỗi là cần thiết và các nhà cung cấp cần kiểm toán và các sản phẩm thô được kiểm tra hết sức chặt chẽ tại các phòng thí nghiệm trực thuộc công ty (den Hartog 2005).

Nguồn: (den Hartog 2005)

Hình 3 Nutrace®, Tracking & Tracing

Cần chuyển gia công nghệ tốt hơn và hỗ trợ các hộ tiểu chủnhờ tăng cường các dịch vụ khuyến nông và thú y nhằm đẩy mạnh các phương thức chăn nuôi tổng hợp (FAO 2004). Các hoạt động này gồm trồng xen ngũ cốc, cây họ đậu, cung cấp thực phẩm, thức ăn gia súc, cây công nghiệp, sử dụng tổng hợp các sản phẩm sản xuất trong nước trong chăn nuôi và, cuối cùng tăng cường nguồn cung protein trong thực phẩm và thúc đẩy mức tiêu dùng địa phương (FAO 2004). Ifft (2005) mô tả Philipin như là một ví dụ trong đó các hộ nông dân quy mô nhỏ

ít có tổ chức hơn nhiều và những trang trại lớn hơn có thể đàm phán không chỉ

về chính sách ưu đãi của chính phủ mà còn đàm phán với các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Có thể có ích cho các tiểu chủ cùng một lúc đóng nhiều vai trò: vận động hành lang, tiếp thị, cung cấp tín dụng, cung cấp vật tư, giáo dục v.v… (Ifft 2005). Chăn nuôi thâm canh quy mô nhỏ có thể gây bất lợi cho điều kiện sống của các nhà chăn nuôi và các đối tượng liên quan, đồng thời cũng gây ra những khó khăn trong công tác quản lý rác thải và tại Đông Á, hiện vẫn chưa phát triển hiệu quả một cơ chế thể chế và chính trịđể giải quyết những khó khăn này (Ifft 2005).

Ifft (2005) đã giải thích thêm vì kinh tế phát triển, nên các chuỗi cung cấp thực phẩm ngày càng trở nên phức tạp, với các sản phẩm cuối cùng có giá trị ngày càng cao hơn. Quá trình hội nhập toàn cầu của thị trường diễn ra liên tục cũng chỉ ra rằng ít nhất là trong dài hạn, các sản phẩm chăn nuôi được sản xuất nội

địa sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu (Ifft 2005). Quá trình đô thị

hóa, tập trung hóa các nhà bán lẻ, và các yêu cầu về chất lượng và an toàn cũng tạo nên những thay đổi trong các chuỗi cung cấp (Ifft 2005). Trong quá trình này, sự hội nhập của hoạt động chế biến, tiếp thị và bán lẻ vật nuôi rất có khả

năng ngày càng gia tăng (Ifft 2005). Do thị trường đô thị lớn trở nên chính thức hóa hơn, nên cơ cấu của thị trường các sản phẩm chăn nuôi sẽ thay đổi và siêu thị sẽ có tác động lớn hơn đến sản xuất vật nuôi (Ifft 2005).

Công nghiệp hóa ngành chăn nuôi có thể là một hệ quả tự nhiên của chuỗi thức

ăn tổng hợp theo chiều dọc và mỗi việc thúc đẩy, tập trung và chăn nuôi tăng cường theo vùng đều biểu hiện một hình thức công nghiệp hóa (Costales et al.

2006). Tiểu chủ có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình bằng cách cung cấp đầu vào lao động cho trang trại của họ với giá thấp hơn giá thị trường, nguồn lao động đó làm việc tốt ở những nước có ít cơ hội nghề nghiệp ở các ngành khác nhưng khi những cơ hội nghề nghiệp ở những ngành khác tăng lên thì nhiều tiểu chủ sản xuất lại quyết định không tham gia nữa (Costales et al.

2006).

Ví dụ, theo Hargreaves (1999), sơđồ chuỗi cung cấp thịt lợn từ ‘đồng cỏđến bàn

ăn’, tức là từ người chăn nuôi, nhà máy thức ăn gia súc, người sản xuất lợn, nhà chế biến và người bán lẻ đến người tiêu dùng và chuỗi này chủ yếu bị dẫn dắt bởi nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt hơn, và theo Rola-Rubzen (2005), chuỗi cung cấp sản xuất lợn/ thịt lợn có thể được mô tả như trong Hình 4.

Nguồn: (Rola-Rubzen 2005)

Hình 4 Một ví dụ về chuỗi cung cấp sản xuất thịt lợn trong đó Chuỗi A mô tả

việc sản xuất và sử dụng vật liệu thô và Chuỗi B cho thấy chuỗi rộng hơn từ nhà cung cấp đầu vào đến người tiêu dùng.

Nhu cầu tồn tại có nghĩa là chuỗi cung cấp thịt lợn hiệu quả phải được thiết lập dẫn tới hiệu quả gia tăng và chi phí giảm xuyên suốt toàn chuỗi (Hargreaves 1999). Phải có lòng tin giữa các thành viên của chuỗi, thỏa thuận về chia sẻ chu phí và lợi nhuận, sự cởi mở và tính trung thực, sự cân bằng về quyền lực giữa

Người bán lẻ hàng hóa nông trại (VD hãng buôn bán vật nuôi) Sản xuất sản phẩm thô làm thức ăn cho vật nuôi Nhà bán lẻ Nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất lợn (Nội địa và nước ngoài, nhà nhập khẩu, chuyên chờ) Các nhà cung cấp đầu vào (VD: nhà máy thức ăn vật nuôi) Nhà NK, bán buôn, phân phối, bán lẻ, dịch vụ thức ăn, chế biến Người tiêu dùng (hộ gia đình) Chăn nuôi lợn (nông dân) Nhà SX/ Chế biến (abattoirs) Chăn nuôi lợn/ sản xuất thịt lợn (nông dân) B A

các mối liên hệ, liên lạc tốt giữa bên trên và bên dưới chuỗi và khả năng quản lý mối quan hệ đối tác tổng thể (Hargreaves 1999).

Dao et al. (2002) mô tả cách thức sản xuất lợn ở Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với chuỗi hàng ngô. Tuy nhiên, việc cung cấp ngô trong một năm không ổn

định trong đó thị trường thường thiếu ngô từ tháng 4 đến tháng 8, thời điểm mà vùng Tây Bắc không có ngô (Dao et al. 2002). Trong giai đoạn thiếu ngô, nguồn cung cấp ngô chính là từ miền trung bắc bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình) và chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc (Dao et al. 2002). Hơn nữa, do sản xuất ngô tại đồng bằng sông Hồng thường được sử dụng trong hộ gia đình nông dân nên chỉ có một lượng dư thừa nhỏ được bán ngay tại địa phương thông qua những nhà thu gom địa phương và sau đó những người này bán trực tiếp cho những người sản xuất vật nuôi trong xã hoặc huyện (Hình 5).

Hình 5 Kênh tắt tại địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng

T trái sang:Nhà SX ngô tại ĐB Sông Hồng -> Các nhà thu gom nội địa -> Đại lý tại địa phương -> Người chăn nuôi tại địa phương.

Bên cạnh chuỗi cung cấp theo kênh tắt như trên, một chuỗi kênh dài đối với Việt Nam (hình 6) biểu diễn các dòng chảy của ngô và liên quan đến nhà sản xuất ngô, nhà thu gom, nhà bán buôn tại địa phương, người vận chuyển, nhà bán buôn tại đồng bằng Sông Hồng, nhà bán lẻ tại ĐB Sông Hồng, các công ty sản xuất thức ăn, các nhà máy chế biến thức ăn và các nhà bán buôn thức ăn (Dao

Hình 6 Lưu đồ buôn bán ngô từ Vùng núi phía bắc đến ĐB Sông Hồng

Giải nghĩa: Mountainous region: Vùng núi

Red River Delta (RRD): ĐB Sông Hồng

Carriers: người vận chuyển

Farmers: nông dân

Maize producers: người sản xuất ngô

Assemblers: người thu gom

Local wholesalers: người bán buôn tại địa phương

Export: xuất khẩu

Import: Nhập khẩu

Food company: công ty SX thức ăn

Feed processing company: công ty SX thức ăn gia súc

Retailers: người bán lẻ

Wholesalers: người bán buôn

Livestock producers: người SX vật nuôi

Feed wholesalers: người bán buôn thức ăn gia súc

Nhà sản xuất ngô tại vùng trung du và miền núi thường trồng ngô ở vùng đất dốc và ngô là cây trồng duy nhất của họ (Dao et al. 2002). Họ bán hầu hết sản phẩm của mình chủ yếu là ngũ cốc ở những nơi mà họ có thể thuê dụng cụ sản xuất và sinh sống và cũng như đối với ngô ở những vùng sâu vùng xa (Dao et al. 2002). Do họ phải đối mặt với những vấn đề về dòng tiền mặt và dựa vào tín dụng chính thức hoặc không chính thức để mua đầu vào sản xuất và mua hàng hóa tiêu dùng, nên họ phải bán sản phẩm của mình ngay sau khi thu hoạch và do vậy chịu ở thế sức mặc cả thấp hơn (Dao et al. 2002).

Người thu gom là những người hoạt động ở cấp địa phương (thôn bản) và có kiến thức tương đối tốt về sản xuất trong vùng (Dao et al. 2002). Có hai cách thu gom. Thu gom cố định được thực hiện bởi những người thu hom làm việc tại nơi mà họ sinh sống (Dao et al. 2002). Họ cung cấp gạo và vật chất cho người nông dân và mua ngô từ họ trong mùa thu hoạch (Dao et al. 2002). Loại người thu gom nào có thể thu gom từ 70 đến 100 tấn trung bình trong 1 năm (Dao et al. 2002). Người thu gom cơ động có phương tiện đi lại và có thể thu gom ngô từ

các vùng hẻo lánh hơn và thường thu gom được 500 đến 700 tấn trong 1 năm (Dao et al. 2002).

Trung bình một người bán buôn địa phương bán được từ 1000 đến 1500 tấn ngô trong mỗi năm và mỗi ngày có từ 7 đến 10 lao động thời vụ chuyên sấy ngô (Dao et al. 2002). Một số người bán buôn đã và đang được các nhà máy chế biến thức ăn cung cấp cho máy sấy nhằm tăng đầu ra và chất lượng sản phẩm (tính

ổn định của sản phẩm) (Dao et al. 2002). Mặc dù khả năng lưu kho của họ thấp nhưng những người đại lý này lại đóng vai trò điều hòa số lượng sản phẩm được bán trên thị trường và quyết định giá bán (Dao et al. 2002).

Các công ty sản xuất thức ăn gia súc đóng vai trò quan trọng là ngưởi mua chính của các sản phẩm sản xuất tại địa phương và là người sử dụng chủ yếu của ngô nhập khẩu (Dao et al. 2002). Họ tham gia vào cả khâu lưu trữ ngô của địa phương và nhập khẩu 4 trong tháng lưu kho để duy trì hoạt động của mình. Do những người chơi khác có rất ít phương tiện lưu kho và sức mua thấp, họ phải

đối mặt với những khó khăn trong việc tìm ra những sản phẩm ngoài mùa thu hoạch chính ở miền núi (Dao et al. 2002).

Người vận chuyển là những người sở hữu xe tải, chuyên chở ngô từ những vùng núi sản xuất ngô đến vùng đồng bằng sông Hồng và thường thường họ có một hoạt động theo mùa vụ trong mùa thu hoạch ngô ở những khu vực miền núi (Dao et al. 2002). Họ phát triển những mối quan hệ với mạng lưới hoạt động thông thường của từ 5 đến 10 nhà bán buôn hoặc người thu gom tại địa phương, những người đem đến cho họ nguồn cung ổn định (Dao et al. 2002). Họ cũng phát triển một mạng lưới hoạt động của 15 đến 20 nhà bán buôn và bán lẻ thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như đôi khi là các công ty sản xuất thức ăn gia súc (Dao et al. 2002). Mặc dù thiết lập các mối quan hệ với các đại lý địa phương và vùng đồng bằng sông Hồng, những người chuyên chở là những người chơi độc lập trong chuỗi hàng hóa vì họ trả tiền trực tiếp cho đối tác làm ăn của mình (Dao et al. 2002).

Những người bán buôn thuộc đồng bằng sông Hồng tạo ra một mạng lưới các nhà cung cấp hàng hóa ổn định ở khu vực sản xuất và thường dựa vào 3 đến 7 người vận chuyển, và từ 5 đến 7 người bán buôn địa phương (Dao et al. 2002). Những người bán buôn thuộc đồng bằng sông Hồng bán từ 50 đến 300 tấn trong mỗi tháng trong mùa thu hoạch ngô ở những khu vực miền núi và giảm hoạt

động của mình xuống còn 60 đến 5 tấn mỗi tháng trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 (Dao et al. 2002). Họ cũng có một mạng lưới những người tiêu dùng, chủ yếu bao gồm những người bán lẻ thuộc đồng bằng sông Hồng hoặc đôi khi là những nhà sản xuất vật nuôi, những người mà họ thường bán hàng trả sau (Dao

et al. 2002). Những người bán buôn thuộc đồng bằng sông Hồng quan tâm đến việc cung cấp hàng hóa đúng lúc và họ có thể đến các tỉnh khác để mua và bán sản phẩm trực tiếp (Dao et al. 2002). Họ phải đối mặt với những khó khăn trong việc tìm ra nhà cung cấp đáng tin cậy trong thời gian thiếu sản phẩm sản xuất tại địa phương (Dao et al. 2002).

Những người bán lẻ thuộc đồng bằng sông Hồng kinh doanh một loạt các sản phẩm thức ăn gia súc và có những sản phẩm ngô mà họ có thể bán quanh năm và như vậy tránh được tình trạng thiếu sản phẩm (Dao et al. 2002). Để làm được

điều này, họ thường thiết lập mối quan hệ với một vài nhà bán buôn chuyên cung cấp ngô cho họ (Dao et al. 2002). Họ thường sở hữu một máy nghiền nhỏ

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)