10. Đề xuất đối với những ngành phụ trợ cho nhành chế biến thức ăn chăn nuôi
10.2. Tách ại của thiếu thức ăn chăn nuôi
Biến đổi khí hậu - để tài nóng hổi tại hầu hết các diễn đàn về chính sách trên toàn
thế giới, cùng với sự phát triển của ngành nhiên liệu hóa sinh dường nhưđang có tác động tiêu cực tới ngành thức ăn chăn nuôi. Những tác động gây ra sự thay
đổi trong ngành chăn nuôi lợn ở Úc đang tạo ra biến động đối với giá ngũ cốc thế
giới, với quy mô đàn lợn trưởng thành, năng suất đàn lợn và làm tăng lượng tiêu thụ thịt lợn nội địa (Dowling 2006). Theo nghiên cứu của APL, giá ngũ cốc chiếm từ 60% đến 65% trong tổng chi phí chăn nuôi ở Úc nhưng trong giai đoạn khô hạn ở Úc hay khi giá ngũ cốc thế giới tăng cao, ngũ cốc có thể chiếm 65% đến 70% tổng chi phí chăn nuôi và tiêu thụ lợn (Dowling 2006). Giá sorhum tăng khoảng 38% từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 7 năm 2006, trong khi giá lúa mỳ
GP tăng 28% (Dowling 2006). Điều này gây áp lực tìm kiếm nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế lên các nhà sản xuất.
Trong khi giá thức ăn chăn nuôi có thể bị ảnh hưởng bởi những vấn đề như sản xuất ethanol ngày càng mạnh hay hiện tượng sa mạc hóa, CIE (2005) kỳ vọng rằng tại Úc đến năm 2015 sẽ có sự phát triển mạnh trong ngành chăn nuôi (chủ
tăng khoảng 2.4% một năm. Tuy nhiên, như đã được khuyến nghị nhiều lần bởi Campbell (2006), Úc rất nất lợi trong chăn nuôi gia súc nội địa bởi giá ngũ cốc dành cho chăn nuôi quá cao và do đó ông gợi ý một giải pháp có thể giúp giảm lượng ngũ cốc sử dụng trong chế độ ăn kiêng của lợn. Lượng ngũ cốc chỉ có thể
giảm khi có một loại thức ăn thay thế đạt hiệu quả về mặt chi phí. Glycerine nguyên chất có thể là một loại dùng để thay thế được nhưng nhu cầu về chất này đang ngày càng tăng vì là một trong những thành phần của ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu hóa sinh. Hơn thế nữa, Lake (2007) cho rằng nếu nhiên liệu hóa sinh trở thành một ngành công nghiệp bền vững ở Úc, thì người ta sẽ mở rộng diện tích gieo trồng bên cạnh những diện tích sẵn có mà không làm
ảnh hưởng tới diện tích gieo trồng phục vụ cho ngành chăn nuôi, hoặc là phụ
thuộc quá nhiều vào thuốc trừ sâu và thuốc diệt có dại. tác động của thiếu thức
ăn chăn nuôi còn có thể ảnh hưởng tới các nước đang phát triển và ngành chăn nuôi của các nước này sẽ buộc phải năng động hơn và tinh nhạy hơn đặc biệt trong giai đoạn khó khăn về thức ăn này.
10.3. Nhập khẩu thành phẩm và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất
Một khó khăn mà các chính phủ vẫn thường phải đối mặt đó là nên hỗ trợ cho sự
phát triển của ngành công nghiệp trong nước hay nhập khẩu các sản phẩm tương tự từ nước ngoài. Một ví dụ về Trung Quốc sẽ được đề cập ngay sau đây. Trung Quốc không có lợi thế so sánh trong sản xuất các sản phẩm từ ngô và đậu tương, giả sử quốc gia này có những bất lợi tương đối trong sản xuất hai loại hàng hóa này (Fabiosa 2005). Tương tự, Trung Quốc lại hoàn toàn không có lợi thế so sánh về gieo trồng ngũ cốc và các cây lấy dầu khác (Fabiosa 2005). Mặt khác, Trung Quốc lại có lợi thế so sánh về sản xuất thịt lợn, đặc biệt là đối với những người chăn nuôi tại nhà (Fabiossa 2005). Có một điều gần như chắc chắn là ngô sẽ là một nguồn thức ăn bị giới hạn trong tương lai (Fabiosa 2005). Tới thời điểm đó, câu hỏi đặt ra với với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc là họ sẽ nhập khẩu ngô để phục vụ chăn nuôi trong nước hay nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm thịt (Fabiosa 2005).
Cũng phải cân nhắc một thức tế là vẫn có đủ lượng đậu tương cho chăn nuôi gia súc và vẫn còn có những nguồn lực bổ sung trong ngành thức ăn chăn nuôi, các nghiên cứu Fabiosa 2005 dự đoán Trung Quốc sẽ cho phép nhậu khẩu ngô trong mức hạn ngạch 7 triệu tấn do mức nhập khẩu trong hạn ngạch hiện tại vẫn đang rất thấp khoảng 1%. Tuy nhiên, ngoài số lượng đó thì thuế nhập khẩu làm tăng giá thành ngoài hạn ngạch khoảng 65% (Fabiosa 2005). Như vậy có thể thấy, giả sử thuế nhập khẩu đối với thịt lợn và thịt gia cầm là 10 đến 12%, xu hướng của Trung Quốc sẽ là nhập khẩu thịt trực tiếp thay vì nhập khẩu ng đắt đỏ từ
nước ngoài để phục vụ cho chăn nuôi trong nước (Fabiosa 2005). Một phân tích sơ bộ khác của Fabiosa (2005) cho thấy chi phí nhập khẩu ngô ngoài hạn ngạch cao hơn đồng nghĩa với việc tăng chi phí thức ăn chăn nuôi lợn lên 12 đến 16%. Trung Quốc lại đang cố gắng cắt giảm các chi phí nhập khẩu và việc này sẽ khiến nước này nhập khẩu quá nhiều. hơn nữa, vì nhu cầu thịt tăng lên tại hầu hết các vùng duyên hải dễ dàng tiếp cận với vận tải đường biển, nhập khẩu thịt sẽ là một lựa chọn hấp dẫn hơn nhiều so với nhập khẩu ngô làm thức ăn chăn nuôi cho những vùng trung tâm phía tây của đất nước rồi sau đó lại vận chuyển thịt trở lại các thành phố duyên hải để tiêu thụ (Fabiosa 2005).
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lợn thịt, việc sản xuất có thể sẽ được tập trung hóa tại các hộ gia đình chuyên môn hóa và thậm chí tại các cơ sở sản xuất có quy mô lớn hơn (Fabiosa 2005). Những nhà sản xuất lớn mạnh về quy mô hoạt động có nhu cầu tiêu thụ lượng thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tăng lên
(Fabiosa 2005). Theo Fabiosa (2005) nhu cầu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tăng lên phản ánh sự phát triển của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên nếu sự thay đổi về cơ
cấu trong ngành chăn nuôi lợn như việc những nông trại lớn ngày càng chiếm phần lớn hơn trong cơ cấu sản xuất, bất lợi về chi phí của các nông trại lớn (so với chăn nuôi của các hộ gia đình) có thể sẽ thu hẹp chênh lệch giữa giá thịt lợn nuôi trong nước và thịt lợn nhập khẩu như vậy sẽ làm cho việc nhập khẩu thịt lợn trở nên hấp dẫn hơn (Fabiosa 2005).
10.4. Các thỏa thuận và chính sách hợp lý:
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2002 đã đem lại cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về việc xây dựng các thể chế cho chị trường. Báo cáo này nhấn mạnh những chính sách hợp lý sẽ tạo ra sự khác biệt trong quá trình đổi mới thị
trường. Các quy định về sở hữu đất đai là vô cùng cần thiết để đảm bảo quyền sử dụng đất và giúp những người nghèo sử dụng những tài sản như vậy để đầu tư và tăng thu nhập (World Bank 2002). Những quy định pháp luật hiệu quả làm giảm rủi ro của các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như
những quy định về điều hành tổ chức đảm bảo an toàn cho các nguồn lực của chính phủ (World Bank 2002). Báo cáo của ngân hàng thế giới năm 2002 cũng khuyến nghị rằng, các chính sách kém hiệu quả sẽ gây ra tác động tiêu cực tới người nghèo với ước tính những hoạt động tham nhũng có thể tiêu tốn tiền bác của những người nghèo nhiều gấp ba lần so với những tầng lớp giàu có của xã hội.
Năm 2005, chỉ số Nhận thức tham nhũng theo chuẩn minh bạch thế giới của Việt Nam là 2.6 trên thang điểm 10 – trong đó điểm 10 thể hiện chuẩn minh bạch tuyệt đối (McCarty 2006). Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều có điểm số
cao hơn, trong đó có Malaysia (5.1), Hàn Quốc (5.0), Thái Lan (3.8), Lào (3.3) và Trung Quốc (3.2) (McCarty 2006). Chỉ có Philippines (2.5) và In-đô-nê-xia (2.2) là có tỷ lệ tham nhũng cao hơn (McCarty 2006). Tuy nhiên, theo một cuộc
điều tra ICS mới đây, tham nhũng ở Việt Nam không trầm trọng bằng các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực, trừ Malaysia (McCarty 2006). Có vẻ như điều tra ICS đáng tin cậy hơn so với chỉ số Nhận thức tham nhũng, nhưng dù cho có sử dụng đánh giá nào thì tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam và với các quốc gia Đông Á nói chung (McCarty 2006). Luật chống tham nhũng đã được thông qua ở Việt Nam cuối năm 2005 và một trong những hiệu quả của luật này là buộc lãnh đạo của các ban ngành có trách nhiệm với việc phòng chống và kiểm soát tham nhũng (McCarty 2006). Chiến dịch chống tham nhũng chỉ đạt được một số thành tựu rất nhỏ trong năm 2005, mới xử lý tới cấp thứ trưởng (McCarty 2006).
Các công ty liên doanh và thuộc sở hữu nước ngoài ở Trung Quốc không ngừng phàn nàn về vấn đề bản quyền và nhái nhãn mác bởi vì những hoạt động làm giả đó phá hoại danh tiếng cũng như việc kinh doanh của các cơ sở sản xuất (Crook et al. 1999). Một hệ thống quy định về thức ăn chăn nuôi và chất phụ gia cho ngành này đã được thông qua năm 1999 nhằm giúp ngành này loại bỏ khỏi thị
trường những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và các sản phẩm nhái nhãn mác (Crook at al. 1999).
Delgado et al. (1999) đã lưu ý việc đảm bảo cho những nhà sản xuất nhỏ tiếp cận với nguồn thức ăn chăn nuôi không phải là một vấn đề dễ giải quyết và bằng chứng là việc thiếu cảng biển ở Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ngũ cốc. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo cho tất cả
những người sản xuất có khả năng tiếp cận với những thông tin về biện pháp chăn nuôi gia súc hiệu quả tù đó những nguồn lực hiếm như thức ăn chăn nuôi
được sử dụng tốt hơn. Nếu điều này không được quan tâm thì những người chăn nuôi nhỏ không thể tồn tại. theo báo cáo ACIAR (2004), toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại có thể giúp tăng thu nhập cộng đồng nhưng những lợi ích đó có thể đi kèm với những vấn đề về thiếu thốn cơ sở hạ tầng hay vấn đề năng lực quản lý đối với việc thu hẹp diện tích gieo trồng hay không đủ khả năng sản xuất các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Brennan (2004) nhấn mạnh rằng các chính sách công có thể nâng cao vai trò của các nhà đầu tư nhỏ trong nông trại
đảm bảo họ có thể đầu tư vào thị trường nông sản thế giới nhưng cùng lúc cũng cần những nỗ lực làm giảm chi phí trung gian trong việc thỏa thuận với những người đầu tư nhỏ lẻ này.
10.5. Nghiên cứu các số liệu:
Như đã được bàn đến bởi Zhou (2004), chúng ta phải đối mặt với vấn đề về sự
sẵn có của các số liệu thống kê của Trung Quốc, mức độ tổng quát của các số
liệu, tính chính xác của các số liệu và nhận thức của những nhà nghiên cứu về
thực tế chỉ có ở Trung Quốc như sự khác biệt trong tập quán chăn nuôi và môi trường chính sách không ổn định. Thực tế này dẫn đến những nhận định khác nhau giữa chính những nhà nghiên cứu và khác với những quan sát thực tế (ví dụ như sự khác biệt về co giãn theo thu nhập, sự thay đổi tỷ lệ thức ăn chăn nuôi và sản lượng thịt, và dự đoán nhu cầu thịt gia súc gia cầm) (Zhou 2004). Zhou (2004) cũng lưu ý tới một số dựđoán từ các nghiên cứu cho rằng vào năm 2010, Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu ít nhất là 30 triệu tấn ngũ cốc cho chăn nuôi, trong khi những báo cáo khác dự đoán mức này chỉ dao động từ 3
đến 4 triệu tấn.
Việc thiếu cơ sở dữ liệu đáng tin cậy gây ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu và hoạch định chính sách. Mặc dù việc thu thập số liệu không phải là một bước hay trong toàn bộ dự án nhưng việc làm này là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo nguồn số liệu và việc phân tích số liệu cơ bản hơn. Tuy nhiên việc sử dụng các số
liệu sẵn có cũng chưa hẳn chỉ đem lại tác động tiêu cực đối với dự án miễn là chúng ta đánh giá được những hạn chế của cơ sở dữ liệu đó. Thêm vào đó, các phân tích mang tính nhạy cảm cũng có thể được áp dụng để kiểm định tính nhạy của kết quả nghiên cứu đối với nguồn dữ liệu liên quan.
11. Kết luận
Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về ngành cung cấp thức ăn chăn nuôi thế giới đặc biệt lưu tâm tới các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong ngành chăn nuôi nội
địa đang gia tăng và còn tiếp tục tăng. Do đó, người chăn nuôi phải trở nên linh hoạt hơn đểđối phó với giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao, và ngược lại, những nhà chế biến thức ăn chăn nuôi nên lưu ý tới tính cạnh tranh và phản ứng kịp thời. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đóng vai trò nhất định trong sự
phát triển của ngành cung ứng thức ăn chăn nuôi ở các nước đang phát triển,
đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa nơi mà nếu hoạt động thì những nhà sản xuất lớn khó có thể thu được lợi nhuận. Tuy nhiên những chính sách thích hợp là cần thiết đểđảm bảo sự có mặt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này đem lại lợi ích cho toàn xã hội về đại cục chứ không chỉ cho riêng ngành nhỏ. Do đó những nhà hoạch định chính sách cần có cần có những hiều biết đày đủ về chuỗi cung
ứng có liên quan và các chính sách khác có ảnh hưởng tới ngành các quyết định của ngành chăn nuôi và cung ứng thức ăn chăn nuôi.
12. Hạn chế
Báo cáo này cần cung cấp một hiểu biết cơ bản phục vụ cho những nghiên cứu sâu hơn nếu cần thiết, hoặc cần cung cấp các thông tin hữu ích trong việc hướng dẫn cho các nghiên cứu tiếp theo. Có rất nhiều thông tin, nghiên cứu về ngành cung ứng thức ăn chăn nuôi thế giới cho nên sau thời gian tổng hợp 5 ngày, chúng tôi chỉ có thể phản ánh trong báo cáo những khía cạnh đã được trình bày
ở trên. Cụ thể hơn, do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi đã không thể nghiên cứu một cách chi tiết báo cáo của IFPRI năm 2001 nhưng báo cáo này có thể đóng vai trò như một tài liệu tham khảo hữu ích trong dự án này để so sánh với những kết quả mới của dự án. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2002 về xây dựng các thể chế cho thị trường cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo giúp Việt Nam xác định những bước đi của mình nhằm phát triển thị trường. Thêm vào đó, những kết quả nghiên cứu chi tiết được báo cáo trong các bước hành động của ACIAR (2004) số 119 về quản ý chuỗi cung ứng nông phầm tại các nước đang phát triển có thể cung cấp những gợi ý quý giá
ứng dụng vào cung ứng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
13. Khuyến nghị:
Ngành chăn nuôi và cung ứng thức ăn chăn nuôi thế giới đang ngày càng phát triển và các hãng lớn nước ngoài rất có thể sẽ chiếm lĩnh thị trường cung cấp thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đóng một vai trò nhất định và những thông tin dưới đây có thể có ích cho cho những nghiênc cức sâu hơn về đề tài này:
1. Nhằm đạt được mục tiêu của dự án nghiên cức này, định nghĩa về các doanh nghiệp cung ứng thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ nên được phát triển vì đầu ra của các doanh nghiệp này có thể khác nhau do đó không nên xếp các doanh nghiệp này vào cùng một nhóm. Những nghiên cứu tách biệt là cần thiết để hiểu rõ hơn về mỗi nhóm này.
2. Những nguồn tài liệu sẵn có hạn chế về ngành thức ăn chăn nuôi Thái Lan và vì vậy các nghiên cứu nên đặc biệt lưu ý tìm hiểu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan, nhằm tìm ra những điểm tương đồng với Việt Nam.
3. Như đã được lưu ý trong bản báo cáo, một số tìa liệu được đề cập tới ở