Hiệu quả của việc sản xuất thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 41 - 43)

7. Chất lượng thức ăn chăn nuôi và hiệu quả sản xuất

7.3. Hiệu quả của việc sản xuất thức ăn chăn nuôi

Taverner (2004) giải thích những lợi ích của sự làm thành công thức thức ăn chăn nuôi được phát triển đối với những loại vật nuôi khác nhau và ghi nhận rằng sự phát triển mà đã làm thay đổi phần lớn hoạt động thương mại các loại ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi, là một sự hiểu biết ngày càng tăng lên bởi cả ngành ngũ cốc và ngành chăn nuôi mà chúng là động lực của chất lượng hạt đối từng ngành chăn nuôi cũng như là khả năng định lượng để quản lý những thuộc tính chất lượng

Payne (2004) đã chỉ ra rằng việc sản xuất thức ăn chăn nuôi dưới dạng thành viên để dự trữ đang liên quan đến rất nhiều yếu tố bao gồm những nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi, những công thức làm thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến và những điều kiện về không khí. Nhưđược nói đến bởi Payne (2004), việc đóng thành viên thức ăn chăn nuôi công thức có thểảnh hưởng đến chất lượng các viên và hiệu quả của việc đóng thành viên hơn bất cứđiều gì và do đó việc sản xuất hàng tấn thức ăn một giờ có thể không phản ánh được chất lượng hay hiệu quả. Ông ta cũng đã đưa ra một ví dụ về một trạm nghiền thức ăn chăn nuôi tại Astralia, sản xuất viên thức ăn với kích thước 4mm cho lợn con mới tập ăn, công suất là 13,6 triệu tấn/giờ tuy nhiên sau khi có điều chỉnh sản xuất thì năng suất đã tăng lên 19,8 tấn/giờ.

Fabiosa (2005) đã đưa ra 3 phương pháp thực hiện sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc với phương pháp đầu tiên là một cách thu lợi nhuận nhọc nhằn, đó là lợi nhuận biên từ doanh thu (tỷ lệ thu nhập thuần trước thuế trên tổng doanh thu). Phương pháp thực hiện sản xuất thứ 2 là về hiệu quả tài chính của các trạm nghiền và trong một phạm vi nào đó các trạm

nghiền có thể quản lý biến này tốt hơn là lợi nhuận biên bởi vì tác động của chính sách kiểm soát giá lên biến sau (Fabiosa 2005). Số ngày để các trạm nghiền thức ăn chăn nuôi thu hồi vốn lao động của họ thường giống như của phương pháp hiệu quả (Fabiosa 2005). Doanh thu càng được thu về nhanh thì hiệu quả của việc sử dụng vốn càng lớn (Fabiosa 2005). Phương pháp này phản ánh doanh thu của việc sản xuất thức ăn chăn nuôi và hàng tồn kho trong doanh thu cũng như là tốc độ thu hồi vốn (tức là những khoản thu được) (Fabiosa 2005). Phương pháp thứ 3 là hiệu quả kỹ thuật; đó là hoặc là các trạm nghiền thức ăn chăn nuôi thu được đầu ra tiềm năng tối đa được mang lại bởi việc sử dụng hiện tại các nguồn lực, hoặc, một cách tương ứng, hoặc là các trạm nghiền đã sử dụng ít nhất những đầu vào đểđạt được mức sản lượng đầu ra thực tế (Fabiosa 2005).

Trong nghiên cứu tình huống tập trung vào Trung Quốc của họ, Fabiosa (2005) tìm ra rằng việc việc có thể lợi nhuận của một tỉnh chịu tác động tiêu cực bởi sở hữu khu vực tư nhân, điều này gợi ý rằng những tỉnh có tỷ lệ các trạm nghiền thuộc sở hữu tư nhân cao thì sẽ có lợi nhuận biên cao hơn trên doanh thu (Fabiosa 2005). Kết quả tương tự cũng được thể hiện đối với những chỉ số của phương pháp hiệu quả tài chính, những chỉ số này cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi biến sở hữu tư nhân, điều này gợi ý rằng những tỉnh có tỷ lệ các trạm nghiền thuộc sở hữu tư nhân cao thì sẽ thu hồi được vốn đang hoạt động nhanh hơn (Fabiosa 2005). Mối quan hệ thống kê không chặt chẽ giữa tính thu lợi nhuận và sở hữu tư nhân có thể là bởi vì việc thu lợi nhuận của các trạm nghiền thức ăn chăn nuôi bị tác động nhiều hơn bởi sự can thiệp của chính sách như là chính sách kiểm soát gia hơn là bởi những quyết định kinh doanh của các trạm nghiền này (Fabiosa 2005). Tuy nhiên, đối với hiệu quả tài chính biến sở hữu tư nhân là quan trọng mà thông qua nó các trạm nghiền thức ăn chăn nuôi được tin là có sự kiểm soát tốt (Fabiosa 2005).

Những tiến bộ kỹ thuật khác cũng phát triển mạnh, như là công nghệ gen, sức khoẻ, và quản lý trang trại, những nhân tố này góp phần vào làm tăng hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sản lượng trên một động vật (Costales et al. 2006). Những kỹ thuật này cần được áp dụng tại những điều kiện tại địa phương, vì sự áp dụng mang lại lợi nhuận này được ưa thích (Costales et al. 2006). Thêm vào đó, những tiến bộ về kỹ thuật cần được hỗ trợ bởi việc sử dụng ngày càng tăng những nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài và bởi sự chuyên môn hoá sản xuất, với sự thay đổi lớn lao từ sân sau và hệ thống kết hợp sang những hoạt động thương mại, kinh doanh sản phẩm đơn lẻ (Costales et al. 2006).

Sựđổi mới là sự ra đời của điều gì đó mới mẻ chẳng hạn như là một ý tưởng, một cách thức, một quá trình hoặc một phương sách mà được sử dụng để giải quyết vấn đề (Hall 2006). Những đổi mới về công nghệ cao cần bao gồm việc sử dụng máy vi tính mới hỗ trợ cho các giải pháp đểđưa đến kết quả nhanh hơn và và hiệu quả hơn cho một câu hỏi hay một vấn đề có liên quan đến quản lý thông tin (Hall 2006). Không có sự thiếu hụt những giải pháp công nghệ cao như vậy được áp dụng giải quyết những vấn đề liên quan đến chăn nuôi với quy mô nhỏ tại Châu Á (Hall 2006). Ví dụ, tại Ấn Độ, các doanh nghiệp vừa và nhỏđang phát triển những điểm tiếp cận máy vi tính tại những cộng đồng ở vùng sâu để cung cấp cho nông dân cách tiếp cận với giá thị trường của ngũ cốc và các nông sản khác, kết hợp với đào tạo và những hỗ trợ cần thiết khác (Hall 2006). Những vac-xin mới và rẻ và việc sử dụng những chất bổ sung cho thức ăn chăn nuôi không đắt để thúc đẩy hiệu quả của thức ăn chăn nuôi hoặc để giảm ký sinh vật là các ví dụ khác về cải tiến công nghệ cao, mặc dù tính thiết thực của những can thiệp này đối với hệ thống quy mô nhỏ tiêu biểu vẫn còn là một câu hỏi mở (Hall 2006).

Ngược lại với những cách tiếp cận công nghệ cao, những giải pháp đổi mới công nghệ thấp đang mở rộng một cách rõ rằng sự tiếp cận đối với những nông dân có quy mô nhỏ tới những kỹ thuật sản xuất phát triển mà những kỹ thuật này đang làm tăng lợi nhuận của các hộ gia đình (Hall 2006). Sự tăng trưởng này là tiền đề của sự chấp nhận và tính bền vững (Hall 2006). Thêm vào đó, những giải pháp công nghệ thấp có xu hướng ủng hộ việc áp dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo được trong khi xúc tiến những kỹ thuật nông nghiệp được liên kết tuân theo việc ra quyết định theo cộng đồng (Hall 2006). Những điển hình về cải tiến công nghệ thấp trong lĩnh vực chăn nuôi bao gồm những kỹ thuật cải tiến cỏ khô ở Việt Nam (Hall 2006). Một dạng nữa của sự cải tiến là suy nghĩ sáng tạo để sử dụng hiện tại và những kỹ thuật nổi tiếng và những công cụ theo cách mới (Hall 2006). Một ví dụđiển hình ở Châu Á là khái niệm phân chia ra thành từng ngăn, khái niệm này phân loại những hệ thống chăn nuôi bằng hệ thống quản lý và quy mô sản xuất để giúp chống lại dịch cúm gia cầm trong vùng (Hall 2006).

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 41 - 43)