Quy định về chất lượng thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 40 - 41)

7. Chất lượng thức ăn chăn nuôi và hiệu quả sản xuất

7.2. Quy định về chất lượng thức ăn chăn nuôi

Ngược lại với các nước công nghiệp, nơi mà cứ 70% các cơ quan về tiêu chuẩn thì cơ ít nhất vài cơ quan thuộc tư nhân, phần lớn các nước đang phát triển đặt các cơ quan về tiêu chuẩn của mình ở khu vực công, thường là một phòng hoặc là một đơn vị nửa tự hạch toán ở trong một bộ chịu trách nhiệm về công nghiệp và thương mại (Jaffee và Henson 2004). Jaffee và Henson (2004) giải thích rằng các hệ thống đánh giá sự phù hợp đòi hỏi việc kiểm nghiệm và chứng nhận cả về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và các sản phẩm cuối cùng có thểđặt các nước nhỏ hơn và nghèo hơn vào vị trí bất lợi nếu các nước này không có được những phòng thí nghiệm được công nhận và/hoặc có những hệ thống được chứng nhận tầm quốc tế. Một quan ngại đặc biệt là những người chơi nhỏ có thể bị bất lợi tại nơi có tính kinh tế nhờ quy mô hoặc phạm vi áp dụng của những công nghệ hiện đại hoặc những hệ thống hành chính (Jaffee and Henson 2004). Ví dụ, những đầu tư cần thiết vào thiết bị phòng thí nghiệm

hoặc những cơ sở để bảo quản lạnh, điều này chỉ có thể đạt được về mặt kinh tếđối với những hoạt động có quy mô lớn hoặc đòi hỏi phải tập hợp hành động lại. Thậm chí là nếu các nước đang phát triển đã thành lập những khu vực không bệnh tật thì họ vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ là thương mại sẽ bị phá vỡ khi sự bùng phát của bệnh tật xảy ra (Jaffee và Henson 2004). Ví dụ, việc đề ra những hạn chế áp dụng đối với xuất khẩu gia cầm từ Thái Lan và Việt Nam do sự bùng nổ của dịch cúm gia cầm, các nhà xuất khẩu có thểđã phải chuyển hướng sản phẩm sang thị trường nội địa, việc này gây ra một sự suy giảm giá ở nội địa (Jaffee và Henson 2004). Do đó vì các vấn đề bệnh tật ởđộng vật làm tăng những rủi ro kết hợp với việc buôn bán sản phẩm từ vật nuôi, đây là một gánh nặng nặng nề cần đặt ra với các cơ quan công quyền đểđầu tư tạo ra những kiểm soát bệnh tật và để bảo đảm hiệu lực của chúng được tiếp tục theo thời gian (Jaffee và Henson 2004).

Hiển nhiên là những khung thể chế là cần có để vượt qua những vấn đềđi cùng là “nghèo” và/hoặc “nhỏ”, ví dụ, những chương trình nuôi bên ngoài đối với những hộ nông dân, những hệ thống đào tạo và giám sát đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các hiệp hội và các nhóm, hoặc là song sinh và làm việc theo mạng cấp vùng đối với các quốc gia (Jaffee và Henson 2004). Có một nhu cầu đối với các nước đang phát triển (cũng như là các nhà xuất khẩu của các nước này) đó là tiên phong thực hiện khi đối mặt với sự an toàn của thực phẩm mới và các tiêu chuẩn sức khoẻ nông nghiệp (Jaffee và Henson 2004). Khu vực công và khu vực tư nhân cần phải cùng nhau hành động để xác định những cách hiệu quả và có hiệu lực nhất mà theo các cách này chúng có thể phát triển và an toàn thực phẩm và kiểm soát sức khoẻ nông nghiệp cần phải được xem như là nỗ lực mang tính hợp tác (Jaffee và Henson 2004).

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)