Sự phát triển của ngành nhiên liệu hóa sinh trên toàn thế giới

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 60 - 62)

10. Đề xuất đối với những ngành phụ trợ cho nhành chế biến thức ăn chăn nuôi

10.1. Sự phát triển của ngành nhiên liệu hóa sinh trên toàn thế giới

toàn thế gii

Theo như Passey 2002, dầu diesel hóa sinh đã được sự dụng trên toàn thế giới

đặc biệt ở Hoa Kỳ và châu Âu. Hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đã gây dựng công nghiệp nhiên liệu hóa sinh, những khuyên khích của chính phủ thông qua các khuyến khích về mặt chính sách cũng như về mặt tài chính đã được cho là cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào ngành sản xuất nhiên liệu ethanol và diesel hóa sinh (Hamilton 2004). Trong những năm 2006- 2007, nhu cầu của thị trường thế giới đối với các sản phẩm dầu hạt dự đoán vẫn còn tăng mạnh do nhu cầu ngày càng tăng đối với dầu cây trong các ngành công nghiệp như sản xuất nhiên liệu diesal hóa sinh (Lawrance 2006).

Bantz và Deaton (2006) đã chỉ ra mối quan hệ tương tác giữa nhiên liệu diesel hóa sinh và các thị trường khác như các thị trường về diesel, dầu cây, thức ăn chăn nuôi, và glycerine (Sơđồ 4). Lấy ví dụ, với ngành sản xuất ngũ cốc, nhiên liệu hóa sinh diesel cạnh tranh với ngô, lúa mỳ và các giống cây khác vì ngày càng có nhiều loại câ được gieo trồng (Kotrba 2006). Shokes et al. (2006) cho rằng loại cây canila mùa đông có thể thay thế cho lúa mỳ trong vòng quay đậu tương – lúa mỳ - ngô ở Virgina Mỹ, trong khi các giống cây mùa hè đang được phát triển và có thể thay thế cho đậu tương trong vòng quay đó.

Nguồn: Bantz và Deaton 2006 Biểu đồ 7: Tổng quát về thị trường diesel hóa sinh cho thấy mối quan hệ tương tác giữa thị trường diesel hóa sinh và các thị trường khác, bao gồm thị trường ngô, lúa mỳ và các cây trồng khác.

Theo E-News (2007), cơ quan phụ trách về thịt lợn quốc gia của Mỹ cho rằng khoảng 550,000 mét tấn ngô sẽ được sủ dụng bởi các nhà máy ở Mỹ đẻ sản xuất ethanol trong suốt 12 tháng cho đến tháng 9 năm 2007 cao hơn 30% so với vụ

mùa tương ứng của năm ngoái. Do đó, giá ngô làm thức ăn cho lợn đã tăng khoảng 1.50 đô la một goi trong những tháng gần đây và dẫn tới chi phí để sản xuất ra con lợn 118kg thịt đã tăng thêm 20 đô la (E-News 2007). Như vậy, nhu cầu của Mỹ đối với ngô để sản xuất ethanol đã làm hạn chế khả năng tiếp cận của những người chăn nuôi lợn đối với ngô (Lammers et al. 2007) (Biểu đồ 8).

Sự phát triển của ngành nhiên liệu hóa sinh làm giảm khả năng

cạnh tranh trong chăn nuôi (Infoma 2005).

Nguồn: ABARE (2006)

Biểu đồ 8: Sử dụng ngô cho ngành công nghiệp đang ngày càng tăng ở

Mỹ so với sử dụng ngô ở các ngành khác.

Thêm vào đó, CIE (2005) đã sử dụng mô hình ngành công nghiệp chăn nuôi thế

giới và nhận thấy 700 triệu lít 1 ethenolđược sử dụng ở Úc tác động tới giá ngũ

cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi có thể làm giảm năng suất thịt lợn khoảng 1 tấn cwe trong năm 2008 và 2009 và khoảng 3 tấn cwe thịt vào năm 2015. đến năm 2015 liệu chính phủ có nên áp dụng các điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất ethanol thành nhiên liệu ở Úc, như thế làm giảm năng suất thịt lợn khoảng 26 tấn cwe mỗi năm. Mô hình này không giải thích cho việc những người chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi sử dụng những nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế hay những người chăn nuôi kém hiệu quả phải dời bỏ ngành. Tuy nhiên, những hậu quả ảnh hưởng tới ngành thức ăn chăn nuôi được chỉ ra ở trên là cần phải lưu tâm.

---

1 Theo CIE (2005), chính sách sử dụng năng lượng hóa sinh sạch cho giao thông đã đặt mục tiêu tiêu thụ 350 triệu lít năng lượng hóa sinh chủ yếu là ethanol và diesel hóa sinh, trong đó ethanol chiếm 80% mục tiêu đề ra. Dựđoán xu hướng tị trường nhiên liệu cho

đến năm 2010, đây không phải là một mục tiêu quá khó với năng lượng hóa sinh chiếm khoảng 0.9% lượng xăng dầu được tiêu thụ. CIE (2005) đã đưa ra một lựa chọn khác đó là mục tiêu của chính phủ là 700 triệu lít vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)