Thái Lan và việc sản xuất thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 27 - 29)

Trong những năm 1960 và 1970, phần lớn dân số của Thái Lan tiến hành hoạt động nông nghiệp và nông nghiệp chiếm 36% GDP (Hanpongpandh 2001). Vào những năm cuối thập kỷ 90, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn hơn 10% mặc dù 50% lực lượng lao đọng vẫn hoạt động trong nông nghiệp (Hanpongpandh 2001). Những giới hạn vật chất của đất có thể trồng trọt được, tuy nhiên, đã buộc Thái Lan phải chuyển từ những hệ thống nông nghiệp theo quy mô sang những hệ thống nông nghiệp theo chuyên sâu với việc đầu tư công, bao gồm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và với đầu tư tư nhân tập trung vào phát triển nông nghiệp và sử dụng những đầu vào có giá trị cao (Hanpongpandh 2001).

Để tăng tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, và do đó tăng doanh thu, và để giảm rủi ro và sự bất định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông công nghiệp đã ra đời, đầu tiên để

cung cấp cho thị trường nội địa, và thứ hai là để cung cấp cho nhu cầu tại nước ngoài (Hanpongpandh 2001).Theo Hanpongpandh (2001) sự nhấn mạnh quá mức vào tăng trưởng thiếu cân bằng đã làm ghèo các làng ở ven đô mà các làng này cũng có quyền được hưởng sự thịnh vượng của đất nước và do vậy đã hướng sự chú ý của những nhà lập kế hoạch ở tầm vĩ mô trừ sản xuất quy mô lớn sang các cơ sở nhỏ hơn.

Các ngành có quy mô nhỏ và vừa đã được đẩy mạnh và tạo nên một nhóm chính của ngành công nghiệp với các thoả thuận ký kết hợp đồng phụ giữa các hãng có điểm tương đồng và các ngành có quy mô vừa và nhỏ đang trở nên phổ biến trên thị trường (Hanpongpandh 2001). Do đó OECF (hiện nay là Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản hay JBIC) cũng đã mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong năm 2000, một chương trình mang tên Tiêu chuẩn chất lượng sản xuất nông nghiệp và Cải tiến quản lý đã được tài trợ bởi Chương trình tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng phát triển châu Á (ASPL) đã cho phép nhiều sáng kiến về nhà máy nông công nghiệp được bắt đầu (Hanpongpandh 2001). Ví dụ là các dự án xây dựng các trạm nghiền gạo, các nhà máy hun khói cây để làm đồ mỹ nghệ và các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (Hanpongpandh 2001). Tám chợ hợ tác trung tâm khu vực, hai trong mỗi 4 khu vực là được thiết kếđể hoạt động như là các cửa hàng bán lẻ vùng cho tất cả 770 chợ hợp tác trung tâm ở mức gần quận (Tambon) rải rác khắp đất nước (Hanpongpandh 2001). Tăng trưởng trong sản xuất nông công nghiệp và xuất khẩu cùng với sự trỗi dậy của các nhà sản xuất các sản phẩm nông công nghiệp tư nhân ở quy mô vừa và nhỏ cũng đã mang lại cho các gia đình ở khu vực nông thôn cơ hội được tham gia như là những người ký hợp đồng với các nhà sản xuất (Hanpongpandh 2001).

Một ví dụ về nhà sản xuất thịt gia cầm và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc với quy mô lớn là Charoen Pokaphand (thường được biết đến với tên viết tắt là CP), Công ty này đã có ảnh hưởng trên toàn Thái Lan (Hanpongpandh 2001). Thêm vào đó, công ty này đã vận hành nhiều tập đoàn kinh doanh đa dạng các sản phẩm công nông nghiệp trên hơn 20 quốc gia bao gồm Myanmar, Campuchia, và Việt Nam (Hanpongpandh 2001). Lĩnh vực hoạt động của công ty là gia súc và cá; thức ăn cho gà và lợn; thiết bị và thuốc cho động vật; nuôi gà giò; khuyến khích nuôi gà; và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi động vật (Hanpongpandh 2001). Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một trong những hoạt động chính của CP với hơn 100 nhà máy ở Trung Quốc, chỉ dưới 20 tại Thái Lan cũng như là nhiều nhà máy mới tại các nước láng giềng tiểu Vùng Sông Mekong (Hanpongpandh 2001).

Nhưđược kiến nghị bởi Hanpongpandh (2001) ngoài Cp, nhiều công ty sản chế biến thức ăn với quy mô lớn và vừa đã xuất hiện và bao gồm cả các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi 9xem Phụ lục 1). Các hãng nông công nghiệp lớn và vừa này đã đóng góp cho khu vực nông thôn bằng việc tăng sử dụng lao động ở nông thôn, những người mà làm việc cho họ và những người có liên quan đến các hợp đồng ký kết với các trang trại (Hanpongpandh 2001). Thái Lan có một sốđiểm tương đồng với Việt Nam về sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi tuy nhiên tài liệu về các ngành này ở Thái Lan là không có. Để có một số hiểu biết về việc làm thế nào để các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ có thể tồn tại và hoạt động có lãi trong mối quan hệ với những công ty lớn như là CP.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)