Thức ăn chăn nuôi được xem như một sản phẩm của quá trình sản xuất đang trở nên phổ biến và do đó việc sản xuất những nguyên liệu thô là mối quan tâm xuyên biên giới. Cùng với sự hiểu về các vấn đề kết hợp với sản xuất là rất cần thiết bởi vì nó sẽ tác động trực tiếp tới sản xuất thức ăn chăn nuôi.
6.1. Nguyên liệu thô
Một cách truyền thống, việc chăn nuôi trong quá khứ thường dựa vào những nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, bao gồm cỏ khô ởđịa phương, bã hạt, và một phần không dung đến của thức ăn gia đình (Costales et al. 2006). Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, phần lớn đồng cỏ chăn thả gia súc tại các nước đang phát triển nằm ở những vùng mà không thích hợp hoặc khó trồng trọt và về cân bằng, năng xuất của các đồng cỏ chăn thả gia súc đã giảm sút nhiều so với các khu vực đất giành để trồng trọt (Costales et al. 2006). Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động chăn nuôi đang diễn ra liên quan đến phần lớn các yếu tốđầu vào, đặc biệt, hiệu quả của thức ăn chăn nuôi đã tăng lên mạnh mẽ trong thập kỷ vừa qua (Costales et al.
2006). Phần lớn thế giới đang phát triển đang phản ứng để tăng nhu cầu thịt và thay thế các loại thức ăn truyền thống nhiều chất xơ và thức ăn nhiều năng lượng bằng những khẩu phần ăn nhiều đạm bao gồm những chất được bổ sung rất tinh vi mà những chất này đang thúc đẩy sự chuyển đổi thức ăn (Costales et al. 2006).
Hoạt động buôn bán nguyên liệu thô, đặc biệt là protein là yếu tố chủ chốt đối với ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu từ đó thức ăn chăn nuôi được làm thành công thức và được nghiền ngay tại địa phương (FAO 2004). Cũng có một nhu cầu đang tăng lên, đểủng hộ hơn nữa cho nhiều nước đang phát triển để giúp cho những sự tiến bộ thích hợp trong tương lai trong các phương pháp chăn nuôi và nhu cầu chăn nuôi được kết hợp của họ (FAO 2004). Do việc chăn nuôi đang gia tăng về số lượng và chuyên sâu hơn, điều này phụ thuộc ngày càng ít vào những nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương tuy nhiên nó phụ thuộc ngày càng nhiều vào những chất cô đặc làm thức ăn chăn nuôi mà các chất này đang được bán cả trong nội địa cảở quốc tế (Costales et al. 2006).
Trong năm 2004, 690 triệu tấn ngũ cốc đã được dùng làm để chăn nuôi (34% tổng lượng ngũ cốc thu hoach được trên toàn cầu) và 18 triệu tấn các loại hạt có dầu (chủ yếu là đậu nành) (Costales et al. 2006). Thêm vào đó, 295 triệu tấn bán sản phẩm protein đã được chế biến được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là cám, bánh có dầu và bột cá xay thô) (Costales et al. 2006). Các loài mà đang được hưởng lợi từ việc dùng các thức ăn đậm đặc (lợn và gia cầm) này có một lợi thế mà ngoài các loài này ra thì không có lợi ích này (gia súc, cừu, dê) (Costales et al. 2006). Trong số các loại …, chính gia cầm thể hiện tỷ lệ tăng trưởng cao nhất và chi phí thấp nhất trên từng đơn vịđầu ra, lý do chính là bởi vì sự chuyển đổi thức ăn có triển vọng (Costales et al. 2006). Khi việc sử dụng thức ăn đậm đặc cho động vật nhai lại được quan sát, hoạt động này rất hạn chế tại các nước có tỷ lệ giá thịt/hạt cao (Costales et al. 2006). Khi tỷ lệ này là thấp, một cách điển hình tại những nước thiếu hụt hạt hoặc ngũ cốc, việc cho những động vật nhai lại ăn hạt là không mang lại lợi nhuận (Costales
et al. 2006).
Khi mà việc sử dụng các loại hạt tăng lên, giá quốc tế thực (điều kiện là USD không thay đổi) của các loại ngũ cốc đã giảm đi một nửa từ 1961 (Costales et al. 2006) đối với từng phần rồi hoàn toàn lượng ngũ cốc được cung cấp (ví dụđạt 46% trong vòng 24 năm qua kể từ năm 1980) (Costales et al. 2006).
Các sản phẩm song hành được sản xuất trong quá trình chế biến ngũ cốc làm thức ăn (chẳng hạn dầu thực vật) và những áp dụng trong công nghiệp (ví dụ rượu) sẽ tiếp tục gia tăng và là nguồn thức ăn protein chính và các đồng sản phẩm từ cách chế biến mới sẽđược hoàn toàn
sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (FAO 2004). Điều đặc biệt quan trọng là giá ngũ cốc sẽ tiếp tục ở mức cao như hiện nay’.
6.2. Những vấn đề về đầu vào tại các trạm nghiền thức
ăn
Vì việc chăn nuôi chuyên môn hoá tăng lên vì vậy cần đáp ứng nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu nguyên liệu thô. Sự sẵn có và giá cả của đầu vào do đó có thể trở thành một vấn đềđối với các trạm nghiền thức ăn chăn nuôi. Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phụ thuộc rất nặng nề vào những nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu (Nguyen 2005). Vào năm 2004, Việt Nam đã chi 478 triệu USD cho việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi (Nguyen 2005). Trong sáu tháng đầu năm 2005, Việt Nam đã chi 319 triệu, tăng 54% so với cùng kỳ nưm 2004 (Nguyen 2005). Việt Nam đã nhập khẩu 60% số nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất thức ăn chăn nuôi tại địa phương, bao gồm ngô, bột đậu nành, bột cá, thịt và bột xương, cám gạo, cám bột mì, hỗn hợp trộn trước và các loại vitamin (Nguyen 2005). Tổng cộng lại, toàn bộ lĩnh vực thức ăn chăn nuôi hang năm nhập khẩu 40% ngô, 80% bột đậu nành và 50% bột các cần thiết cho sản xuất thức ăn chăn nuôi (Nguyen 2005).
Do sự thiếu hiểu biết vào năm 2001 toàn bộ thức ăn công thức để nuôi các động vật mới tập ăn đã được sản xuất bởi các trạm nghiền thuộc sở hữu nước ngoài (Tisdell và Wilson 2001). Thêm vào đó, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu động vật Binh Thang (BTRC) đã phát hiện rằng tỷ lệ chất lysine/chất béo của thức ăn chăn nuôi giành cho lợn được sản xuất tại các trang trại thuộc sở hữu nhà nước và bởi các trạm nghiền thương mại thuộc sở hữu nội địa là quá lớn đối với sự tăng trưởng tối đa của lớn lai đang được vỗ béo và lợn trưởng thành do đó cần phát triển thức ăn chăn nuôi dành cho lớn vỗ béo và trưởng thành (Tisdell và Wilson 2001). Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ tại công nghiệp địa phương, việc sản xuất tại các trạm nghiền có quy mô lớn có vẻ như là đã đuổi kịp các trạm nghiền thuộc sở hữu nước ngoài.