SMEs trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 35)

5. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

5.3. SMEs trong nền kinh tế

Tamangan et al. (2004) đã giải thích rằng SMEs thường được xem như là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra việc làm, đặc biệt là trong một nền kinh tế có nhiều lao động không lành nghề. Vai trò của SMEs trong việc tạo việc làm là khác nhau ở các nước khác nhau tuy nhiên là rất quan trọng tại các nước Đông Á như là Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam (Pham 2006). SMEs đã đóng góp quan trọng vào một hệ thống phân phối sản phẩm, hàng hoá, đặc biệt là trong việc marketing các sản phẩm nông nghiệp, những yếu tốđầu vào của việc sản xuất nông nghiệp và hàng hoá tiêu dung tại các vùng nông thôn (Pham 2006). Tạo ra cơ hội việc làm cho những lao động ở khu vực nông thôn, đặc biệt là trong trường hợp đất nông nghiệp đang suy giảm, là một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương và do đó vai trò của các SMEs có thể là cốt yếu đối với sự tăng trưởng kinh tế tương lai và sự tạo ra việc làm (Pham 2006). Dù vậy, mức lương trong khu vực này vẫn còn thấp, thu nhập phát sinh từ khu vực tư nhân và các SMEs là một nguồn thu nhập quan trọng cho sự nâng cao mức sống ở Việt Nam. Kết quả là, lĩnh vực SMEs là một nhân tốđóng góp to lớn cho sự giảm nghèo, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn (Pham 2006).

Vì vậy một người có thể cho rằng ởđâu mà SMEs chiếm một phần thực sự lớn trong hoạt động kinh tế vĩ mô thì ở đó sự đóng góp của SMEs để tập hợp sản lượng đầu ra và tăng trưởng việc làm có thể là bền vững (Tamangan et al. 2004). Dựa vào nhu cầu thấp về vốn của SMEs, họ bị thuyết phục thúc đẩy sự tăng trưởng của số lượng lớn các doanh nghiệp địa phương với sự phân tán rộng rãi ra khắp vùng (Tamangan et al. 2004). Người ta đã tranh luận rằng chính sách công cần được hoặch định để khuyến khích sự tăng trưởng của các SMEs do sự tăng trưởng về việc làm và sự tăng thu nhập xảy ra tiếp theo đó (Tamangan et al. 2004). Có một câu hỏi về hiệu quả của các SMEs và nếu chúng hiệu quả như những doanh nghiệp có quy mô lớn không thì có vấn đề gì nhưng nếu các SMEs kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn thì việc làm đang được mua tại chi phí của đầu ra và giá trị của việc cân bằng các yếu tố cần phải được cân nhắc một cách rõ rang (Tamangan et al.

2004).

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)