Kinh tế quy mô ở ngành sản xuất thức ăn gia súc

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 52 - 53)

9. Một khu vực sản xuất thức ăn gia súc mang tính cạnh tranh

9.1. Kinh tế quy mô ở ngành sản xuất thức ăn gia súc

IFPRI (2001) đã đưa ra một báo cáo sâu về nghiên cứu mà họ đã hoàn thành vào năm 2001 về việc sử dụng vật nuôi để thúc đẩy đa dạng hóa thu nhập nông thôn và sự phát triển ở Việt Nam. Họ kết luận rằng khi ngành chăn nuôi phát triển, không có gì đảm bảo rằng ngành này sẽ sinh lời cho những phân đoạn nghèo nhất của dân số nông thôn và lưu ý rằng sự phát triển của ngành này đòi hỏi việc cải thiện thức ăn gia súc. Trong trường hợp của ngành công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, có một dẫn chứng rõ ràng từ dữ liệu điều tra về kinh tế quy mô là các nhà máy lớn nhất sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, hiệu quả hơn và gặt hái được nhiều lợi nhuận hơn những nhà máy nhỏ (IFPRI 2001).

IFPRI (2001) báo cáo rằng trong sản xuất vật nuôi thu nhập theo quy mô ngày càng giảm, cả ở sản xuất gia cầm và lợn và gợi ý rằng dựa trên những căn nguyên mang tính kinh tế xã hội, các nhà sản xuất quy mô nhỏ cần được hỗ trợ để có thể tiếp cận được đến công nghệ, thị trường và tín dụng. Bằng cách áp dụng chiến lượng phát triển dựa trên quy mô lớn này, các ngành nói chung có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn chỉ bằng cách thúc đẩy các nhà sản xuất lớn (IFPRI 2001). IFPRI (2001) đưa thêm diễn giải rằng việc hội nhập các hoạt động của các nhà sản xuất quy mô nhỏ vào các hoạt động của các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc lớn, các hoạt động chăn nuôi và các nhà chế biến quy mô lớn trong dài hạn có thể đảm bảo khả năng tiếp cận tới các sản phẩm có giá trị cao hơn cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Sự gia tăng về năng lực có thể cho phép các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc đạt được lợi ích từ kinh tế quy mô,

đó là giảm chi phí từ các chi phí cố định dàn trải tới một nền tảng sản xuất lớn hơn. Cũng vậy, dường như là các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc lớn hơn có thể có điều kiện hơn khi tham gia vào những nghiên cứu cải tiến chất lượng và

đưa ra những biện pháp quản lý chất lượng (Fabiosa 2005).

Ngành sản xuất thức ăn gia súc ở Trung Quốc đã trải qua quá trình tự cải tổ cơ

cấu. Số lượng các nhà máy sản xuất thức ăn gia tăng, gấp đôi lên đến hơn 12.000 trong 1 thập kỷ tính đến năm 2004 (Fabiosa 2005). Các nhà đầu tư cá nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đã đạt được thị phần gia tăng trong sản xuất nhờ vào sự ban hành những luật mới khuyến khích loại hình sở

hữu này (Fabiosa 2005). Khả năng sinh lời của các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc trong phạm vi lợi nhuận biên cho phép từ 3 đến 5 phần trăm, với chỉ một số

ít các tỉnh báo cáo bị lỗ (Fabiosa 2005). Ngành này cũng cho thấy những tiến bộ

về hiệu quả tài chính của mình, với vòng quay của vốn hoạt động tăng nhanh hơn 23 ngày, cải thiện 20 phần trăm (Fabiosa 2005). Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc là 0.805, cho thấy rằng đầu vào có thể được điều chỉnh thấp xuống 19,5 phần trăm mà không gây ảnh hưởng đến

đầu ra (Fabiosa 2005). Các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc hiệu quả hơn ngày càng đạt được thị phần lớn hơn trong sản xuất trong khi các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc kém hiệu quả hơn lại mất đi thị phần sản xuất (Fabiosa 2005). Hơn nữa, Fabiosa (2005) đã chỉ ra rằng những tỉnh có tỷ lệ các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tư nhân cao hơn cũng có lợi nhuận bán hàng biên cao hơn và có vòng quay vốn hoạt động nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và n (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)