9. Một khu vực sản xuất thức ăn gia súc mang tính cạnh tranh
9.2. Sự phát triển của một ngành sản xuất thức ăn gia súc mang tính cạnh tranh
súc mang tính cạnh tranh
Theo Hall et al. (2006) tính cạnh tranh là khả năng một doanh nghiệp duy trì hay tăng thị phần, thông qua hiệu quả sản xuất, thuộc tính sản phẩm được ưa chuộng hay sức hấp dẫn đặc biệt đối với thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng. Trong khi lợi thế so sánh (hiệu quả kinh tế tương đối của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong sản xuất một hàng hóa cụ thể) nói riêng là không cần thiết hoặc không đủđể hình thành tính cạnh tranh, một khu vực hoặc một nước với lợi thế so sánh lại có lợi thế kinh tế riêng biệt để trở nên cạnh tranh hơn trên thương trường (Hall et al. 2006).
O’Donnell et al. (2002) đưa ra tổng quan về cái gọi là lợi thế cạnh tranh và lưu ý rằng hầu hết các doanh nghiệp sẽ tập trung vào thuộc tính dựa trên cung hay
đối thủ cạnh tranh hơn là thuộc tính dựa trên cầu hay khách hàng để xác định cách thức đối thủ cạnh tranh đạt được lợi thế. Họ cũng chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu đề tập trung vào các hãng lớn chứ không phải các hãng nhỏ và do vậy những phát hiện của họ hoàn toàn không áp dụng được vì các hãng nhỏ
không nhất thiết phải có kinh tế quy mô, họ có thể thiếu các nguồn lực và dễ bị
tổn thương hơn trước những điều kiện thị trường bất ổn.
Vu (2007) cho rằng để trở nên cạnh tranh hơn, các doanh nghiệp Việt Nam nên phát triển một chiến lược phát triển và marketing trong đó có sự hội nhập vào môi trường kinh doanh quốc tế. Hơn nữa, họ nên đầu tư cho công nghệ mới và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà nghiên cứu để phát triển cải tiến sản xuất trong khi vẫn đảm bảo các vấn đề về giá cả, chất lượng, độ an toàn và môi trường và trách nhiệm đối với xã hội (Vu 2007). Vu (2007) cũng lưu ý rằng sự
hợp tác với những đối tác khác trong ngành cũng rất quan trọng bởi vì 96 phần trăm các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và họ cần hội nhập nếu họ muốn cải thiện tính cạnh tranh của sản phẩm và năng lực sản xuất của mình. Để làm được điều này họ cần đảm bảo rằng họ có thể thực hiện đào tạo và đưa ra mức lương hấp dẫn để thu hút lao động tài năng và giàu kinh nghiệm (Vu 2007).
Do thị trường đang được toàn cầu hóa và các rào cản về thuế trở ngày càng được nới lỏng, việc kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi đang tăng nhanh hơn nhiều so với việc kinh doanh thức ăn gia súc (Steinfeld và Chilonda 2006). Steinfeld và Chilonda (2006) lý giải rằng có xu hướng dần dần hướng tới sản xuất vật nuôi khi thức ăn gia súc sẵn có chứ không phải là gần với các trung tâm tiêu thụ. Điều này có vẻ như là được thúc đẩy bởi sự phát triển của cơ sở hạ tầng và chuỗi lạnh
ở các nước sản xuất chính (Steinfeld and Chilonda 2006).
Các nước đang phát triển có thể thiếu năng lực hành chính, kỹ thuật và khoa học
để đáp ứng các yêu cầu đang nổi lên trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, thể hiện các rào cản tiềm năng không thể khắc phục được trong ngắn hoặc trung hạn và đầu tư và “chi phí tuân thủ” thường xuyên có thể làm suy yếu vị thế cạnh tranh của các nước đang phát triển hoặc nếu không thì làm tổn hại
đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xuất khẩu thức ăn giá trị cao (Jaffee và Henson 2004). Các tác động tổng hợp của sự yếu kém về mặt thể chế và chi
phí tuân thủ gia tăng có thể, theo biện luận, góp phần làm cách biệt hơn nữa người chơi yếu kém trong hoạt động kinh tế ở các cấp khác nhau, trong đó có các quốc gia nhỏ/nghèo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông dân tiểu chủ
(Jaffee và Henson 2004).
Hơn thế nữa, theo như những nghiên cứu của Jaffee và Henson năm 2004, cải thiện quản lý chuỗi cung ứng đem lại cho các quốc gia đang phát triển những cơ
hội thực tế dựa trên lợi thế cạnh tranh của họ. Nghiên cứu của Jaffee và Henson năm 2004 đã nhận định rằng những tiêu chuẩn quản lý sẽđem lại một ngôn ngữ
chung cho chuỗi cung ứng và làm gia tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó, niềm tin của thị trường đối với những sản phẩm này được duy trì và ngày càng tăng lên. Do đó, sự cạnh tranh trên thị trường đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và cải thiện tiêu chuẩn sức khỏe đối với các gia súc trong ngành nông nghiệp sẽ tạo ra đòn bẩy mạnh mẽ cho quá trình hiện đại hóa chuỗi cung ứng xuất khẩu tại các quốc gia đang phát triển cũng như thúc đẩy quá trình minh bạch hóa đối với chức năng quản lý của chính phủ (theo nghiên cứu của Jaffee và Henson năm 2004). Hơn thế nữa, việc quan tâm hơn tới múc độ phổ biến và
ứng dụng của các tiêu chuẩn trong chế biến các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sẽ tạo ra những tác động tràn tích cực đối với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước cũng như nền sản xuất nông nghiệp, xét trên góc độ lợi ích của người tiêu dùng trong nước và của dân cư địa phương (Jaffee và Henson 2004). Một phần của sự thống nhất chuỗi cung ứng này cần đến một khoản đầu tư thích hợp, đặc biệt đối với những tiêu chuẩn được thiết lập để tạo ra một lợi thế cạnh tranh mới và một nền tảng thương mại bền vững hơn, tất nhiên không thể tránh khỏi những thất bại và thành công.
Tạp chí Livingstone năm 2000 nhận thấy tiềm năng nông nghiệp của Việt Nam
đã không đạy được như mong đợi là do mạng lưới đường xá nội địa qua nghèo nàn. Điều này đã hạn chế khả năng chuyên môn hóa và khai thác lợi thế cạnh tranh tại thị trường trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu, làm giảm sút nghiêm trọng giá nông sản thu mua, dẫn tới độc quyền thị trường, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa. Một trong những tác động lớn nhất của nhận định này là thu nhập trong các khu vực có quy mô nhỏ có thể được cải thiện bởi việc dỡ bỏ dần các hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng (Livingstone 2000).
Tuy nhiên theo Pham (2006), về vấn đề vốn và lao động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có quy mô quá nhỏ vì thế không đủ tiềm lực để tăng năng lực sản suất và đổi mới công nghệ. Các sản phẩm của các doanh nghiệp này về mặt số lượng không thể đáp ứng được nhu cầu của một thị trường nội địa và chất lượng thì thấp do công nghệ lạc hậu (Pham 2006).
Tuy nhiên, sự phát triển các nhà chế biến độc lập với quy mô nhỏ tại Việt Nam
đặc biệt là trong chế biến nông sản là một tín hiệu hứa hẹn (Livingstone 2000). Sự phát triển của các doanh nghiệp này gắn với các quy luật của thị trường và
đặc biệt là với những thay đổi đang diễn ra một cách rất đa dạng tại khắp các vùng miền của đất nước Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó tạo thành một mối liên kết trực tiếp và quan trọng với các nhà sản xuất nhỏ khác (Livingstone 2000). Cùng lúc, các áp lực về dân số, phân biệt hóa nông thôn, và sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên tại các tỉnh sẽ tiếp tục tạo ra tình trạng lao động nhàn rỗi tại nông thôn và làm gia tăng khoản cách giữa nông thôn và thành thị (Livingstone 2000). Việt Nam cần một chiến lược phát triển đa ngành nghề và thâm dụng lao động để vừa có thể đạt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, vừa tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho khu vực thành thị tương xứng với sự
Chăn nuôi gia súc không những đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp mà còn có đóng góp đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam (Hall et al 2006). Việc chăn nuôi gia súc theo kiểu hộ gia đình trên cơ sở vùng trước đây thường đồng nghĩa với đói nghèo. Đối với những hộ nghèo, thì chăn nuôi gia súc đóng vai trò cung cấp thực phẩm, dự
trữ của cải, năng lượng thô, vận chuyển và phân hữu cơ (Hall et al 2006). Chăn nuôi gia cầm là nguồn thu chính và cung cấp chất đạm cho những hộ nghèo nhất
ở nông thôn (Hall et al. 2006).
Một trong những hạn chế cơ bản đối với các nhà sản xuất thịt lợn tại Việt Nam đó là họ không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm: cơ sở hạ tầng thiết yếu để phát triển; rất nhiều đường xá ở trong tình trạng xấu làm tăng thời gian vận chuyển; thiếu các cảng chuyên dụng và chi phí giao hàng tại càng cao; trang thiết bị thiếu thốn và hệ thống chuỗi cung ứng không hoạt động (Hall et al. 2006). Đối với trường hợp Việt Nam, hạn chế trong cung ứng thức ăn chăn nuôi về giá và mức độ sẵn có là nguyên nhân chính dẫn tới sự khác biệt (Hall et al. 2006).
Đề cập tới vấn đề tiềm năng xuất khẩu lợn, Hall et al. 2006 chỉ ra rằng, trong khi giá thành để nuôi trồng một con lợn giống tại Việt Nam rẻ hơn không đáng kể so với các quốc gia như Nhật Bản, Úc, hay Đài Loan, lợn giống tại các quốc gia này lại có chất lượng cao hơn rất nhiều. Lợn Việt Nam cần được cải thiện về mặt chất lượng thịt, sức khỏe, quản lý nông trại và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nếu muốn trở nên cạnh tranh hơn tại các thị trường của khu vực châu Á bên cạnh những thị trường ngách như Hồng Kông có nhu cầu lợn sữa (Hall et al. 2006). Những cải tiến trong sản xuất rất khó có thể áp dụng tại các nông trại có quy mô quá nhỏ chưa kể tới việc các nông trại này thường hướng tới thị trường trong nước hơn là xuất khẩu. Vì thế, vấn đề nằm ở chỗ quy mô nào, vùng miền nào có thể tiếp nhận được tốt nhất những thay đổi tích cực này và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường khu vực trong xuất khẩu lợn (Hall et al. 2006).
Ngành công nghiệp chăn nuôi và cung ứng thức ăn chăn nuôi có mối quan hệ
mật thiết và sự phát triển của ngành này ảnh hưởng đến ngành kia. Mối quan ngại lớn hơn khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và sự cạnh tranh đối với ngành chăn nuôi Việt Nam chính là sản lượng thấp một cách tương
đối, chi phí đầu vào cao, và khả năng công nghệ chế biến thực phẩm yếu kém (Hall et al. 2006). Để giảm giá thành đầu vào đòi hỏi một sự đổi mới toàn diện của công nghiệp đó là chưa kể tới những can thiệp mang tính chính trị để tập trung vào ngành cung ứng đầu vào cho chăn nuôi gia súc, đó cũng chính là phần có chi phí cao nhất trong cả quá trình sản xuất (Hall et al. 2006).
Hơn thế nữa hiểu biết của nông dân Việt Nam về kĩ thuật đầu vào và quản lý chăn nuôi rất yếu kém. Đồng thời việc phổ cập hiểu biết về kĩ thuật đầu vào như
chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi và quy trình quản lý chăn nuôi bao gồm cả
thường xuyên nâng coa hiểu biết của nông dân, đặc biệt là nông dân chăn nuôi nhỏ, vẫn chưa phải là mối quan tâm đặc biệt của chính quyền cấp trung ương và
địa phương (Hall et al. 2006). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô đàn gia súc, quy mô nhà chăn nuôi và vị trí địa lý (cùng với cơ sở hạ tầng) của các doanh nghiệp chăn nuôi lợn và gia súc nói chung ở Việt Nam đang là nguyên nhân gây ra khả năng cạnh tranh kém (Hall et al. 2006).
IFPRI (2001) đã lo ngại về khả năng cạnh tranh của ngành cung ứng thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam với những doanh nghiệp tư nhân quá nhỏ để có thể cạnh tranh trong dài hạn. lấy ví dụ, năm 2000, năm công ty nội địa lớn nhất cung cấp
khoảng 19% thức ăn chăn nuôi thương mại được sản xuất và năm nhà cung cấp lớn của nước ngoài cung cấp 62% (IFPRI 2001). Một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng sản xuất yếu kém của các nhà cung ứng trong nước so với nước ngoài có thể do thiếu kênh tiếp cận tín dụng (IFPRI 2001). Nếu các nhà cung ứng địa phương phải cạnh tranh với các nhà cung ứng nước ngoài cũng như
các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trong dài hạn, họ sẽ phải sát nhập
để tăng thị phần trong nước của mình (IFPRI 2001).
Giống như trong ngành chế biến thực phẩm, ngành buôn bán thức ăn chăn nuôi cũng đang có giai đoạn thay đổi nhanh chóng và phát triển vượt bậc từ giữa những năm 1990 (IFPRI 2001). Số lượng thức ăn chăn nuôi được buôn bán đã tăng lên và đầu tư của các nhà buôn bán sản phẩm này cũng đã tăng hơn gấp
đôi trong nửa cuối những năm 1990 (IFPRI 2001). Những nhà buôn mới tham gia vào thị trường thức ăn chăn nuôi đã làm tăng tính cạnh tranh ở ngành này
đồng thời làm giảm giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi (IFPRI 2001). Vì thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 70% chi phí sản xuất trung bình trong chăn nuôi gia súc nên sự giảm giá này rõ ràng là có lợi cho người chăn nuôi (IFPRI 2001).
Mặc dù các doanh nghiệp không ngừng phàn nàn về mức độ cạnh tranh, quy mô vẫn là một nhân tố quan trọng trong việc duy trì và làm gia tăng lợi nhuận của những nhà buôn bán (IFPRI 2001). Đối với những nhà buôn đã có thể phát triền kinh doanh bằng cách nâng lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ, lợi nhuận của họ
có thể tăng lên dần hoặc không đổi mặc dù thị trường ngày càng cạnh tranh hơn (IFPRI 2001). Nói chung, các nhà buôn lớn có khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình sao cho họ có chi phí quản lý thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm, trả lương cho nhân công cao hơn, bán thức ăn chă nuôi với giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá trung bình của thị trường, đồng thời có thể đầu tư một phần vào các tài sản có khả năng sinh lời (IFPRI 2001).
IFPRI 2001 nhận định rằng về cơ bản, tự do hóa thương mai là hữu ích đối với các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi, và có lẽ mong đợi từ các nhà doanh nghiệp này hướng tới sự cải thiện cơ sở hạ tầng chứ không phải can thiệp của chính phủ vào ngành này. Tuy thế, nhiều vấ đề vẫn đang tồn tại. Đối với vấn
đề tín dụng trên thị trường, các nhà buôn vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các khoản vay bởi không có đủ tài sản thế chấp, các nhà buôn lớn thì lại gặp rắc rối với thủ tục ngân hàng quá phức tạp (IFPRI 2001). Thêm vào đó,
đối với những nhà buôn phải vận chuyển thức ăn chăn nuôi trên quãng đường quá dài, qua nhiều tỉnh thành thì các chạm kiểm soát bất thường trên đường đi của cảnh sát cũng làm tăng chi phí vận chuyển cả về mặt thời gian lẫn tiền bạc (IFPRI 2001).
Những hạn chế trong vận chuyển hàng hóa cũng có những tác động tiêu cực tới hiệu quả vận chuyển thức ăn chăn nuôi và thịt gia súc ở Việt Nam (IFPRI 2001). Theo IFPRI 2001, khoảng 25% đến 30% nhà buôn thức ăn và thịt gia súc, nhà chế biến cũng như những cơ sở giết mổ cứ định kỳ lại gặp phải vấn đề với các quy định hạn chế vận chuyển sản phầm của họ. Rắc rối thường gặp nhất được đề
cập tới trong báo cáo IFPRI 2001 là các trạm kiểm tra bất thường bên đường và những khoản phạt áp chế bởi cảnh sát. Hơn 25% nhà buôn thức ăn chăn nuôi, 27% nhà buôn thịt gia súc, 14% cơ sở giết mổ và 20% nhà chế biến thực phẩm
đã phải chịu tác động tiêu cực và liệt các hoạt động của cảnh sát vào một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới cản trở trong lưu thông hàng hóa của họ
(IFPRI 2001). Những nhà buôn lớn, thường vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn