- Chẩn đoán tăng huyết áp:
Bệnh nhân được chẩn đoán THA theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và hiệp hội tăng huyết áp quốc tế (WHO/ISH) năm 2003, hội Tim mạch học Việt Nam 2008, khi:
+ Có trị số huyết áp ≥ 140/90 mmHg sau khi thăm khám lâm sàng ít nhất 2 đến 3 lần khác nhau, mỗi lần khám được đo ít nhất 2 lần.
+ Bệnh nhân có tiền sử THA (được xác định đúng bởi phương pháp trên) hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp.
- Phân loại THA theo WHO/ISH (2003) [166]:
Bảng 2.1. Phân loại THA theo WHO/ISH (2003)
Phân loại HA tâm thu
(mmHg) HA tâm trương (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường < 130 < 85 HA bình thường cao 130 - 139 85 - 89 THA độ 1 140 - 159 90 - 99 THA độ 2 160 - 179 100 - 109 THA độ 3 ≥ 180 ≥ 110
THA tâm thu đơn độc
≥ 140 < 90
- Phân loại mức độ suy tim theo NYHA (New York Heart Association)
Bảng 2.2. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA [145]
Độ Biểu hiện
I Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường.
II Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực
III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.
IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.
- Nghiện thuốc lá: khi hút trên 10 điếu/ngày liên tục trong thời gian trên 3 năm [12].
- Nghiện rượu: uống trên 100 ml mỗi ngày trong thời gian trên 3 năm [12] - Chẩn đoán rối loạn lipid máu: theo Hội Vữa xơ động mạch Châu Âu (EAS) và khuyến cáo của hội Tim mạch Việt Nam năm 2006, phân thành 3 loại:
+ Tăng cholesterol máu đơn thuần. + Tăng triglycerid máu đơn thuần.
+ Tăng lipid máu hỗn hợp (tăng cả cholesterol và triglycerid máu). Các trị số bình thường theo khuyến cáo của hội Tim mạch học Việt Nam 2006: +Cholesterol toàn phần +Triglycerid + HDL - C + LDL - C < 5,2 mmol/l < 1,7 mmol/l ≥ 0,9 mmol/l < 3,4 mmol/l
- Béo phì: dựa vào chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới áp dụng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2000 xác định BN béo phì khi BMI (kg/m2) ≥ 25
- Biến đổi điện tâm đồ:
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán dày thất trái trên điện tâm đồ theo tiêu chuẩn Sokolow – Lyon [21]: RV5 (hoặc V6) + SV1 > 35 mm.
+ Tiêu chuẩn giãn nhĩ trái trên điện tâm đồ: sóng P rộng > 0,12 s ở DII và dạng 2 pha +/- ở V1 với phần âm chiếm ưu thế [21]
+ Xác định Block nhánh theo tiêu chuẩn Minnesota [21]: Block nhánh phải:
+ Có sóng R thứ hai ở V1, V2, rộng và có móc (phức bộ QRS ở V1, V2 có thể là rsr’, rSR’, rsR’, RSR’ hay kiểu M).
Nếu QRS > 0,12s là Block nhánh phải hoàn toàn, QRS < 0,12s là Block nhánh phải không hoàn toàn.
- Chẩn đoán phì đại thất trái trên siêu âm
Tiêu chuẩn siêu âm TM chẩn đoán PĐTT dựa theo nghiên cứu Framingham và được tính theo công thức do Devereux đề nghị [110] [111]:
Chỉ số khối lượng cơ thất trái > 131g/m2 ở nam và > 100 g/m2 ở nữ được coi là phì đại thất trái .
- Chẩn đoán suy chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm:
Theo ngưỡng phân số tống máu (EF%) của Hội Tim Mạch Châu Âu [65] Tiêu chuẩn chẩn đoán suy CNTTh: khi phân số tống máu EF% < 50% đo trên siêu âm 2D, tính theo phương pháp Simpson.
- Chẩn đoán suy chức năng tâm trương
Dựa vào siêu âm Doppler dòng chảy qua van hai lá, dòng chảy tĩnh mạch phổi chúng tôi phân độ suy chức năng tâm trương theo Nishimura (2003) [124]:
Bảng 2.3. Phân loại suy chức năng tâm trương thất trái theo Nishimura (2003)
Bình thường Suy CNTTr giai đoạn I Suy CNTTr giai đoạn II Suy CNTTr giai đoạn III Dòng chảy
qua van hai lá
E/A 0,75 – 1,5 < 0,75 0,75 – 1,5 > 1,5 DT > 140 ms > 140 ms > 140 ms < 140 ms Dòng chảy qua tĩnh