Một số thông số của siêu âm Doppler mô cơ tim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ số Doppler mô cơ tim ở người trưởng thành bình thường và bệnh nhân tăng huyết áp (Trang 39 - 41)

Phổ Doppler mô cơ tim dạng xung bao gồm 3 sóng: một sóng dương đầu tiên là sóng tâm thu (Sm) do thành tim chuyển động về phía trong nên là sóng dương, sau đó là sóng giãn cơ đồng thể tích (IVRm) và sóng đầu tâm trương (Em), sóng cuối tâm trương (Am) là các sóng âm do chuyển động giãn ra của cơ tim.

- Sóng tâm thu (Sm): còn gọi là vận tốc cơ tim tối đa tâm thu, là tốc độ cao nhất đo được của sóng dương trong thì tâm thu (đơn vị tính: cm/s). Sm phản ánh chức năng co bóp của cơ tim.

- Sóng đầu tâm trương (Em): còn gọi là vận tốc cơ tim tối đa đầu tâm trương, là tốc độ cao nhất thu được của sóng âm ở đầu thì tâm trương (đơn vị tính: cm/s). Sóng Em biểu hiện sự giãn cơ tim đầu tâm trương, tốc độ của Em liên quan đến tốc độ giãn nở cơ tim.

- Sóng cuối tâm trương, tương ứng với nhĩ thu (Am): còn gọi là vận tốc cơ tim tối đa cuối tâm tương, là tốc độ cao nhất đo được của sóng âm ở cuối thì tâm trương (đơn vị tính: cm/s). Am phản ánh hiện tượng giãn cơ tim thụ động do tâm nhĩ thu và hiện tượng co của vòng van hoặc sự đổ đầy muộn của thất trái [27].

- Thời gian giãn cơ đồng thể tích vùng (IVRTm): là thời gian tính từ khi kết thúc sóng Sm đến khởi đầu sóng Em (đơn vị tính: ms).

- Thời gian co cơ đồng thể tích vùng (IVCTm): là thời gian tính từ khi kết thúc sóng Am đến khởi đầu sóng Sm (đơn vị tính: ms).

- Chỉ số Tei: MPI = IVCTm + IVRTm / ETm là thông số đánh giá chung chức năng thất trái (cả tâm thu và tâm trương). Đây là thông số tương đối độc lập với tần số tim và huyết áp, ít chịu ảnh hưởng cấu trúc thất trái [39], [40], [95], [107].

- Các sóng Em và tỷ lệ Em/Am giảm dần theo lứa tuổi, nhưng Em và Am lại khá độc lập với tác động của tiền gánh. Nghiên cứu cho thấy vận tốc Em và tỷ lệ Em/Am giảm song song với mức độ rối loạn CNTTr, do đó là một thông số có giá trị để phân biệt rối loạn CNTTr thể “ giả bình thường”.

Gần đây, một số tác giả đã đề nghị áp dụng chỉ số tâm thu và tâm trương thông qua thời gian thư giãn đồng thể tích và thời gian co cơ đồng thể tích của thất trái.

Hình 1.8. Minh họa cách tính chỉ số Tei trên siêu âm Doppler mô. Nguồn: Hee-Kyung Baek (2010) [37]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ số Doppler mô cơ tim ở người trưởng thành bình thường và bệnh nhân tăng huyết áp (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)