8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.4.1. Tự đánh giá của sinh viên về nhận thức đối với các bệnh VNĐSSvà bệnh
2.2.4.1. Tự đánh giá của sinh viên về nhận thức đối với các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD bệnh LQĐTD
a. Kết quả chung: Kết quả được thể hiện ở bảng 2.31
Bảng 2.31. Tự đánh giá của sinh viên về các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD
Nội dung TB ĐLTC Xếp hạng 1. Lậu 1.28 0.72 4 2. Giang mai 1.34 0.73 3 3. Hạ cam mềm 0.61 0.63 11 4. mụn rộp sinh dục 0.63 0.68 9 5. sùi mào gà 0.61 0.69 10 6. nhiễm trùng roi 0.55 0.64 13 7. rận mu 0.55 0.74 12 8. HIV/AIDS 2.69 0.98 1
9. Viêm gan siêu vi B 1.73 1.01 2
10. Viêm niệu đạo 0.87 0.78 8
11. Viêm tinh hoàn 0.92 0.82 7
12. viêm âm đạo 1.25 0.89 5
13. nấm âm đạo, âm hộ 1.17 0.91 6
TB cộng chung 1.09
Biết rất rõ (4 điểm), biết rõ (3 điểm), trung bình (2 điểm), chưa biết (1 điểm), hoàn toàn chưa biết (0 điểm).
Theo phân chia biên giới liên tục: từ 0 đến 0.49 tức hoàn toàn chưa biết ; từ 0.5 đến 1.49 tức chưa biết ; từ 1.5 đến 2.49 tức biết trung bình ; từ 2.5 đến 3.49 tương ứng với biết rõ, từ 3.5 đến 4 tương ứng mức biết rất rõ.
- ĐTB chung cho toàn bộ các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD chúng tôi tính được là 1.09, có nghĩa sinh viên vẫn còn chưa biết về các VNĐSS và bệnh LQĐTD.
- Xét riêng đối với từng bệnh mức độ nhận thức của sinh viên được sắp xếp thứ bậc từ cao xuống thấp như sau:
+ Mức biết rõ: chỉ có HIV/AIDS, xếp hạng 1 với ĐTB là 2.69
+ Biết trung bình: Viêm gan siêu vi B xếp thứ hạng 2 với ĐTB là 1.73
+ Chưa biết: gồm 11 bệnh còn lại, có ĐTB từ 0.55 đến 1.34. Trong đó thứ hạng thấp nhất: nhiễm trùng roi (thứ 13), rận mu (thứ 12), hạ cam mềm (thứ 11).
Như vậy, nhìn chung nhận thức của sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học Đồng Nai về các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD còn rất thấp. Trong số các bệnh được nêu sinh viên chỉ mới biết đến HIV/AIDS (mức biết rõ) và viêm gan siêu vi B (biết chút ít). Sỡ dĩ, sinh viên đã biết đến 2 bệnh này bởi lẽ đây là 2 bệnh được nhắc nhiều đến trong các buổi tuyên truyền, các tài liệu giáo dục về SKSS, phòng chống ma túy, mại dâm. Các bệnh khác sinh viên chưa biết đến chúng tỏ họ vẫn chưa có sự quan tâm thích đáng đến các bệnh này, mặc dù một số bệnh cũng có sự xuất hiện khá phổ biến trong giới trẻ (viêm, nấm âm đạo, âm hộ; lậu, giang mai…)
b. So sánh giữa các nhóm khách thể nghiên cứu (bảng 2.32)
Bảng 2.32. So sánh hiểu biết chung về các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD
TT Khách thể N TB ĐLTC F P 1 Năm thứ Năm 2 181 1.05 0.55 2.634 0.104 Năm 3 163 1.14 0.49 2 Khoa SP 227 1.11 0.52 1.243 0.493 Ngoài SP 117 1.07 0.54 3 Giới Nam 76 0.94 0.46 1.503 0.004 Nữ 268 1.14 0.54
4 Tôn giáo Có đạo 188 1.09 0.57
2.594 0.903 Không đạo 156 1.10 0.48
Kết quả kiểm định t chỉ có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ trong ĐTB chung về nhận thức các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD (sig=0.004 < a=0.05). Sinh viên nữ có ĐTB chung cao hơn nam (nữ 1.14, nam 0.94). Như vậy mặc dù cùng nằm trong mức chưa biết về các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD nhưng nhận thức của nữ vẫn cao hơn nam, nữ có xu hướng tiến gần đến mức “trung bình” hơn sinh viên nam. Xét theo năm học, tôn giáo và giữa các khoa không có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB chung trong nhận thức về các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD.
2.2.4.2. Nhận thức về biểu hiện của bệnh VNĐSS & LQĐTD (kết quả bảng 2.33) Bảng 2.33. Nhận thức về biểu hiện của các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD
Biểu hiện SL % Xếp
hạng
1. Tiểu buốt. 75 21.8 5
2. ngứa cơ quan sinh dục 144 41.9 1
3. vét loét, mụn nước gần cơ quan sinh dục. 125 36.3 2 4. chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt ở nữ 101 29.4 4 5. Huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi 107 31.1 3
6. đau bụng dưới (ở nữ) 54 15.7 7
7. Đau khi quan hệ tình dục (ở nữ) 71 20.6 6
8. không có biểu hiện gì 4 1.2 8
9. không biết 163 47.4
Kết quả của bảng 2.33 cho thấy gần một nửa số sinh viên chưa biết về các biểu hiện của các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD (47.4%).
Hơn 50% số sinh viên biết đến các biểu hiện của các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD. Trong đó biểu hiện thứ 2 (ngứa cơ quan sinh dục) được sinh viên biết đến nhiều nhất (41.9%), tiếp đến là các biểu hiện số 3, 5, 4, 1, 7,6. Phần đa sinh viên chưa nhận ra được rằng các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD nhiều khi không có biểu hiện gì cụ thể khi chỉ 1.2% sinh viên lựa chọn phương án này.
Các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD có nhiều biểu hiện khác nhau, và nhiều khi cũng không có biểu hiện rõ rệt nào ra bên ngoài. Các em chỉ mới nhận ra được một vài biểu hiện như ngứa, loét ở cơ quan sinh dục… mà chưa có hiểu biết sâu sắc, toàn diện về các biểu hiện của các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD. Đây chính là một lỗ hổng lớn trong kiến thức của sinh viên về vấn đề SKSS.
b. So sánh giữa các nhómkhách thể nghiên cứu
- Xét theo năm học:kết quả thể hiện ở bảng 2.34
Bảng 2.34. biểu hiện các bệnh VNĐSS và LQĐTD xét theo năm học
TT Biểu hiện Tổng Năm Năm thứ Chi-bình phương
2
Năm 3
1 Tiểu buốt N 75 44 31 X2=1.115 sig=0.291 % 21.8 24.3 19.0
2 Ngứa cơ quan sinh dục N 144 64 80 X2=6.082 sig=0.014 % 41.9 35.4 49.1
3 Vết loét, mụn nước gần
cơ quan sinh dục % N 36.3 125 29.3 44.2 53 72 X2=7.589 sig=0.006
4 Chảy máu bất thường (nữ) N 101 38 63 X2=12.053 sig=0.001 % 29.4 21.0 38.7
5 Huyết trắng bất thường
hoặc có mùi hôi % N 31.1 107 23.8 39.3 43 64 X2=8.914 sig=0.003
6 Đau bụng dưới (nữ) N 54 24 30 X2=1.349 sig=0.245 % 15.7 13.3 18.4
7 Đau khi QHTD (nữ) N 71 22 49 X2=15.714 sig=0.000 % 20.6 12.2 30.1
8 Không có biểu hiện gì N 4 4 X2=2.612 sig=0.106
% 1.2 2.5
9 Không biết N 163 95 68 X2=3.569 sig=0.059 % 47.4 52.5 41.7
Kết quả bảng 2.34 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên năm 2 và năm 3 trong nhận thức ở các biểu hiện: ngứa cơ quan sinh dục; có vết loét hoặc mụn nước gần cơ quan sinh dục; chảy máu bất thường ở nữ; huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi (nữ); đau khi quan hệ tình dục (nữ). Ở các biểu hiện này tỷ lệ biết ở
sinh viên năm thứ 3 cao hơn rất nhiều so với sinh viên năm thứ 2, chứng tỏ sinh viên năm 3 nhận thức tốt hơn sinh viên năm 2 ở các biểu hiện này.
- Xét theo giới tính: kết quả thể hiện ở bảng 2.35
Bảng 2.35. biểu hiện các bệnh VNĐSS và LQĐTD xét theo giới tính
TT Biểu hiện Tổng Giới tính Chi-bình
phương
Nam Nữ
1 Tiểu buốt N 75 22 53 X2=2.408
sig=0.121 % 21.8 28.9 19.8
2 Ngứa cơ quan sinh dục N 144 18 126 X2=12.101 sig =0.000
% 41.9 23.7 47.0
3 Vết loét, mụn nước gần cơ quan sinh dục
N 125 23 102 X2=1.237 sig =0.266 % 36.3 30.3 38.1
4 Chảy máu bất thường (nữ)
N 101 13 88 X2=6.326 sig =0.012
% 29.4 17.1 32.8
5 Huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi
N 107 13 94 X2=8.103 sig =0.004 % 31.1 17.1 35.1 6 Đau bụng dưới (nữ) N 54 11 43 X2=0.024 sig =0.878 % 15.7 14.5 16.0 7 Đau khi QHTD (nữ) N 71 10 61 X2=2.773 sig =0.096 % 20.6 13.2 22.8
8 Không có biểu hiện gì N 4 4 X2=10.059 sig =0.002
% 1.2 5.3
9 Không biết N 163 41 122 X2=1.365 sig =0.243 % 47.4 53.9 45.5
Kết quả bảng 2.35 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ trong nhận thức ở các biểu hiện ngứa cơ quan sinh dục, chảy máu bất thường ở nữ, huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi ở nữ và không có biểu hiện gì.
Ở các biểu hiện ngứa cơ quan sinh dục, chảy máu bất thường ở nữ, huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi ở nữ tỷ lệ biết ở sinh viên nữ cao hơn tỷ lệ này ở sinh viên nam, chứng tỏ sinh viên nữ có nhận thức tốt hơn sinh viên nam. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi có một số biểu hiện chỉ xuất hiện ở nữ.
Ngược lại ở biểu hiện câu trả lời 8 (không có biểu hiện gì) sinh viên nam lại đã có 5.3% nhận ra các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD có khi không có biểu hiện gì, trong khi đó ở nữ không có em nào nhận ra điều này.
- Xét theo tôn giáo:kết quả thể hiện ở bảng 2.36
Bảng 2.36. biểu hiện các bệnh VNĐSS và LQĐTD xét theo tôn giáo
TT Biểu hiện Tổng Không Tôn giáo Chi-bình phương
đạo đạo Có
1 Tiểu buốt N 75 30 45 sig =0.357 X2=0.848
% 21.8 19.2 23.9
2 Ngứa cơ quan sinh dục N 144 76 68 sigX2=5.012 =0.025
% 41.9 48.7 36.2
3 Vết loét, mụn nước gần
cơ quan sinh dục % N 36.3 125 39.1 34.0 61 64 sig =0.390 X2=0.738 4 Chảy máu bất thường
(nữ) % N 29.4 101 32.1 27.1 50 51 sig =0.379 X2=0.773 5 Huyết trắng bất thường
hoặc có mùi hôi % N 31.1 107 28.8 33.0 45 62 sig =0.479 X2=0.500 6 Đau bụng dưới (nữ) N 54 18 36 sig =0.075 X2=3.178
% 15.7 11.5 19.1
7 Đau khi QHTD (nữ) N 71 34 37 sig =0.727 X2=0.121
% 20.6 21.8 19.7
8 Không có biểu hiện gì N 4 4 sig =0.184 X2=1.762
% 1.2 2.1
9 Không biết N 163 69 94 sig =0.338 X2=0.919
% 47.4 44.2 50.0
Kết quả bảng 2.36 cho thấy hầu như không có sự khác biệt ý nghĩa nào giữa sinh viên có đạo và không đạo, ngoại trừ biểu hiện 2 (ngứa cơ quan sinh dục). Ở biểu hiện này sinh viên không đạo có tỷ lệ biết cao hơn sinh viên có đạo.
Như vậy nhìn chung hiểu biết về các biểu hiện của bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD tương dối đồng đều giữa sinh viên có đạo và sinh viên không theo đạo.
- Xét theo ngành học: Kết quả bảng 2.37
Bảng 2.37. biểu hiện các bệnh VNĐSS và LQĐTD xét theo ngành học
TT Biểu hiện Tổng Ngành học Chi-bình phương SP Ngoài SP
1 Tiểu buốt N 75 56 19 Sig=0.098
% 21.8 24.7 16.2
2 Ngứa cơ quan sinh dục N 144 104 40 sig =0.051
% 41.9 45.8 34.2
3 Vết loét, mụn nước gần cơ quan sinh dục
N 125 89 36
Sig= 0.155
% 36.3 39.2 30.8
4 Chảy máu bất thường (nữ)
N 101 74 27
sig =0.087
% 29.4 32.6 23.1
5 Huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi
N 107 86 21
Sig= 0.000
% 31.1 37.9 17.9
6 Đau bụng dưới (nữ) N 54 53 1 sig =0.000
% 15.7 23.3 0.9
7 Đau khi QHTD (nữ) N 71 57 14 sig =0.007
% 20.6 21.5 12.0
8 Không có biểu hiện gì N 4 4 0 sig =0.361 % 1.2 1.8 0
9 Không biết N 163 86 77 sig =0.000
% 47.4 37.9 65.8
Kết quả bảng 2.37 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa sinh viên sư phạm và ngoài sư phạm trong nhận thức ở các biểu hiện: Huyết trắng bất thường hoặc có mùi
hôi, đau bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục ở nữ. Sinh viên sư phạm có tỷ lệ biết các biểu hiện này cao hơn so với sinh viên sư ngoài sư phạm.
Kết quả kiểm nghiệm chi-square cũng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về tỷ lệ sinh viên không biết một biểu hiện nào giữa sinh viên sư phạm và ngoài sư phạm. Sinh viên ngoài sư phạm có tỷ lệ không biết các biểu hiện rất cao (65.8%), trong khi tỷ lệ này ở sinh viên sư phạm là 37.9%