Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên hệ cao đẳng trường đại học đồng nai (Trang 47 - 50)

8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2.1. Phương pháp điều tra

a. Công cụ nghiên cứu: Để điều tra thu thập thông tin vể thực trạng nhận thức của sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học Đồng Nai về SKSS, chúng tôi đã xây dựng bộ phiếu hỏi về các nội dung cơ bản của SKSS.

Phiếu số 1 (phụ lục 1):Phiếu thăm dò mở

+ Mục đích: Nhằm thăm dò, phát hiện nhận thức về SKSS của sinh viên và các biện pháp nâng cao nhận thức về SKSS thông qua bảng câu hỏi mở

+ Cấu trúc phiếu gồm 9 câu hỏi, trong đó:

- Câu 1: Tìm hiểu hiểu biết của sinh viên về các nội dung của SKSS

- Câu 2 đến câu 5: Thăm dò nhận thức của sinh viên về các nội dung cơ bản của SKSS được nghiên cứu trong đề tài: tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD.

- Câu 6: thăm dò ý kiến của sinh viên về những nguyên nhân khiến cho nhận thức về SKSS của sinh viên bị hạn chế

- Câu 7: Thăm dò ý kiến của sinh viên về những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của họ về SKSS

Mẫu phiếu 1 được phát ra, thu về và xử lý trong tháng 8/2011 với số lượng là 45 phiếu hợp lệ.

Phiếu số 2 (phụ lục 2): Phiếu điều tra đóng

Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và kết quả thăm dò mở, người nghiên cứu đã tự soạn bộ câu hỏi đóng làm công cụ nghiên cứu cho đề tài.

+ Mục đích: nhằm thu thập những thông tin thật chi tiết, sâu sắc về nhận thức của sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học Đồng Nai đối với vấn đề SKSS và các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên vê SKSS

+ Cấu trúc phiếu gồm 2 phần, trong đó:

Phần 1:Gồm 18 câu hỏi được thiết kế nhằm điều tra nhận thức của sinh viên về SKSS, các biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về SKSS. Trong đó:

- Câu 2: Thăm dò sinh viên về tình trạng có hay không việc quan hệ tình dục trước hôn nhân trong giới sinh viên trường Đại học Đồng Nai

- Câu 3-7: tìm hiểu về nhận thức của sinh viên đối với vấn đề tình dục an toàn

- Câu 8-12: tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai - câu 13-16: tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD

- Câu 17:: tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc nhận thức của sinh viên về SKSS bị hạn chế

- Câu 18: Tìm hiểu mức độ ưu tiên thực hiệncác biện pháp nâng cao nhận thức về SKSS của sinh viên trường Đại học Đồng Nai.

Phần 2: tìm hiểu những thông tin về bản thân sinh viên: giới tính, tôn giáo (chỉ tìm hiểu có theo đạo hay không), khoa, năm thứ 2 hay thứ 3

Phiếu điều tra đóng được phát ra và thu về vào tháng 9/2011.

Số liệu thu về được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 13 từ tháng 10 đến tháng 12/2011

Tháng 1 đến tháng 3/2012: viết kết quả nghiên cứu thực trạng

b. Khách thể nghiên cứu và mẫu nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên hệ cao đẳng, trường Đại học Đồng Nai (vì tiến hành khảo sát vào tháng 8 và 9/2011, lúc đó Đại học Đồng Nai chưa có sinh viên hệ Đại học).

Năm học 2011-2012, sinh viên hệ Cao đẳng của trường là 2822 sinh viên, gồm có các khoa: Tiểu học-mầm non, Sư phạm tự nhiên, Sư phạm Xã hội, Sư phạm thể dục-nhạc-họa, khoa Tổng hợp (ngoài sư phạm). Sinh viên của trường chủ yếu là nữ, nam rất ít, đặc biệt là các khoa sư phạm ( khoa tiểu học, mầm non không có sinh viên nam, các khoa khác số sinh viên nam chỉ chiếm khoảng 20%). Trường Đại học Đồng Nai cũng có rất nhiều sinh viên có đạo (đạo phật, tin lành, thiên chúa).

Mẫu nghiên cứu:

Để nghiên cứu nhận thức của sinh viên hệ Cao đẳng, trường Đại học Đồng Nai chúng tôi đã lấy kết quả khảo sát trên 344 sinh viên (số phiếu phát ra 370, số phiếu thu về 350, số phiếu hợp lệ 344). Dung lượng mẫu là 344 có thể đảm bảo tính tin cậy cho việc nghiên cứu trên sinh viên toàn trường.

Trong đề tài chúng tôi chỉ phát phiếu điều tra ở 3 khoa đại diện là khoa sư phạm tự nhiên, sư phạm xã hội (khối ngành sư phạm) và khoa tổng hợp (ngoài sư phạm), được phân bố cụ thể như ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu

SL % khoa Tự nhiên 114 33.1 Xã hội 113 32.8 Tổng hợp 117 34 Tổng 344 100 Giới Nam 76 22.1 Nữ 268 77.9 Tổng 344 100 Năm thứ 2 181 52.6 3 163 47.4 Tổng 344 100 Tôn giáo Có đạo 156 45.3 Không đạo 188 54.7 Tổng 344 100

Nhìn chung số lượng mẫu nghiên cứu tương đối lớn, sự phân bố số lượng mẫu trong các nhóm theo khoa, năm và tôn giáo không có sự chênh lệch quá lớn. Trong đề tài chỉ nghiên cứu trên sinh viên năm thứ 2, và thứ 3 bởi tại thời điểm

khảo sát sinh viên năm thứ nhất chưa nhập học (sinh viên năm nhất bắt đầu học từ giữa tháng 10/2011).

Sự chênh lệc giữa sinh viên có đạo và không đạo là 9.4%, cũng tương đối phù hợp bởi lẽ Đồng Nai là một tỉnh có số dân theo đạo rất đông, nhất là đạo Thiên chúa, Tin lành và đạo Phật.

Riêng phân loại theo giới tính có sự chênh lệch giữa nam và nữ rất lớn (nam chỉ chiếm 22.1%, trong khi nữ chiếm 77.9%. Tuy nhiên sự chênh lệch đó là phù hợp với sự chênh lệch về giới tính ở sinh viên toàn trường (trường chủ yếu đào tạo sinh viên sư phạm, các ngành ngoài sư phạm sinh viên nam theo học cũng ít).

Như vậy có thể nói mẫu và các nhóm phân bố trong đề tài là khá hợp lý, có thể đại diện cho sinh viên của hệ cao đẳng, trường Đại học Đồng Nai.

Một phần của tài liệu nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên hệ cao đẳng trường đại học đồng nai (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)