Nguyên nhân của thực trạng nhận thức về SKSS của sinh viên hệ cao đẳng

Một phần của tài liệu nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên hệ cao đẳng trường đại học đồng nai (Trang 99 - 100)

8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.5.Nguyên nhân của thực trạng nhận thức về SKSS của sinh viên hệ cao đẳng

đẳng trường Đại học Đồng Nai

Để có cái nhìn đa chiều về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề SKSS chưa cao, chúng tôi đã khảo sát trên sinh viên về các nguyên nhân cụ thể.

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.44

Bảng 2.44: Nguyên nhân của thực trạng nhận thức về SKSS còn hạn chế

Nguyên nhân SL % xếp hạng

1. Sinh viên còn e ngại nên chưa tích cực tìm hiểu về

SKSS 299 86.8 1

2. Sinh viên cho rằng đây là vấn đề không quan trọng,

chưa cần tìm hiểu 156 45.3 4

3. Do gia đình không chỉ bảo, hướng dẫn 136 39.5 5 4. Do thiếu nguồn thông tin về SKSS 208 60.5 3 5. Do không được học đầy đủ về vấn đề này ở trường

(kể cả trường phổ thông) 235 68.3 2

Kết quả bảng 2.44 thể hiện rõ, trong các nguyên nhân mà chúng tôi đưa ra, nguyên nhân thứ nhất (Sinh viên còn e ngại nên chưa tích cực tìm hiểu về SKSS) được sinh viên lựa chọn nhiều nhất (86.8%). Xếp thứ 2 là nguyên nhân do không được học đầy đủ về vấn đề này ở trường, kể cả trường phổ thông (68.3%), xếp thứ 3 là nguyên nhân do thiếu nguồn thông tin về SKSS (60.5%); thứ tư là nguyên nhân sinh viên cho rằng đây là vấn đề không quan trọng, chưa cần tìm hiểu (45.3%); và cuối cùng là do gia đình không chỉ bảo, hướng dẫn (39.5%).

Kết quả trò chuyện với sinh viên cũng cho kết quả tương tự. Phần lớn các em khi được hỏi đều cho rằng nguyên nhân chính là do bản thân các em chưa tích cực tìm hiểu, còn e ngại khi nói về vấn đề SKSS, bởi lẽ thực ra nguồn thông tin về SKSS hiện nay rất nhiều (sách báo, internet, các chương trình truyền hình…). Mặt

khác sinh viên còn cho rằng không cần thiết phải tìm hiểu vấn đề SKSS sớm, thậm chí có em còn cho rằng khi ra trường, lập gia đình rồi mới tìm hiểu về SKSS. Khi chúng tôi hỏi “các em đã được học vấn đề này ở trường hay chưa?” phần lớn các em đều trả lời “học sơ sơ”, “học nhưng ít lắm, giờ em cũng không nhớ nữa”. Khi được hỏi “các em có tâm sự với người lớn trong gia đình về SKSS?” hoặc “cha mẹ có chỉ bảo các em về vấn đề SKSS không?” các em đều cho rằng ít tâm sự và ít được cha mẹ hướng dẫn vấn đề này, các em cũng cho ý kiến không thích hoặc e ngại khi nói chuyện về vấn đề này với cha mẹ, trò chuyện với bạn bè hoặc người lớn ngoài gia đình các em thấy thoải mái hơn.

Như vậy xét về các nguyên nhân khiến sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về SKSS chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chính vẫn là do chính bản thân sinh viên, các em còn e ngại khi tìm hiểu vấn đề này. Ngoài ra cũng có nguyên nhân khách quan như việc giáo dục SKSS trong nhà trường (cả phổ thông và Đại học) còn hạn chế.

Một phần của tài liệu nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên hệ cao đẳng trường đại học đồng nai (Trang 99 - 100)