8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.3. Nhận thức về các biện pháp tránh thai (BPTT)
2.2.3.1. Mức độ biết về các BPTT
a. Kết quả chung:Kết quả thu được chúng tôi trình bày trong bảng 2.15 Chúng tôi đã chia mức độ hiểu biết của các em về các BPTT thành 5 mức với số điểm tương ứng như sau: biết rất rõ (4 điểm), biết rõ (3 điểm), biết chút ít (2 điểm), chưa biết ( 1 điểm) và hoàn toàn chưa biết (0 điểm).
Theo phân chia biên giới liên tục: từ 0 đến 0.49 tức hoàn toàn chưa biết ; từ 0.5 đến 1.49 tức chưa biết ; từ 1.5 đến 2.49 tức biết chút ít ; từ 2.5 đến 3.49 tương ứng với biết rõ, từ 3.5 đến 4 tương ứng mức biết rất rõ.
Bảng 2.15. ĐTB về mức độ hiểu biết về các BPTT
BIỆN PHÁP TRÁNH THAI ĐTB Xếp hạng
1. Dùng bao cao su. 1.99 1
2. Dùng màng ngăn âm đạo. 0.89 8
3. Xuất tinh ngoài âm đạo. 1.21 7
4. Đặt vòng tránh thai. 1.47 4
5.Tính vòng kinh. 1.39 6
6.Triệt sản 1.40 5
7.Thuốc tránh thai khẩn cấp 1.65 3
8.Thuốc tránh thai thông thường 1.71 2
- ĐTB chung cho 8 BPTT chúng tôi tính được là 1.46. Như vậy ở đây xét trên toàn bộ các BPTT nhận thức của sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học Đồng Nai vẫn chỉ mới ở mức độ “chưa biết”.
- Xét riêng đối với từng biện pháp có sự chênh lệch về ĐTB. Chúng tôi sắp xếp theo thứ bâc từ cao xuống thấp như sau:
+ Mức biết chút ít: Biện pháp 1 (dùng bao cao su) có ĐTB cao nhất, tiếp đến là biện pháp 8 (thuốc tránh thai thông thường) và biện pháp thứ 7 (thuốc tránh thai khẩn cấp). Ba biện pháp này được xếp thứ hạng cao nhưng cũng chỉ nằm trong mức độ “biết chút ít”, có phần nghiêng về “chưa biết”.
+ Mức chưa biết: Các BPTT còn lại có ĐTB dao động từ 0.89 đến 1.47, tức vẫn nằm trong mức “chưa biết”. Biện pháp có ĐTB thấp nhất là biện pháp thứ 2 (dùng màng ngăn âm đạo).
b. So sánh mức độ biết về các BPTT giữa các nhóm nghiên cứu
Chúng tôi đã dùng kiểm nghiệm t-test để so sánh ĐTB giữa các nhóm sinh viên về mức độ biết đối với các BPTT nói chung và đối với từng BPTT cụ thể.
b.1 Về ĐTB chung của các BPTT: Kết quả được thể hiện ở bảng 2.16
Bảng 2.16. So sánh ĐTB chung nhận thức về các BPTT TT Nhóm khách thể TB ĐLTC F P 1 Năm Năm 2 1.36 0.59 1.189 0.001 Năm 3 1.57 0.55 ngành SP 1.52 0.58 0.219 0.006 Ngoài sP 1.34 0.56 3 Giới Nam 1.50 0.47 1.936 0.548 Nữ 1.45 0.61 4 Tôn giáo Không đạo 1.53 0.58 0.214 0.014 Có đạo 1.38 0.57
Kết quả thể hiện trong bảng 2.16 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB chung về các BPTT giữa các nhóm sinh viên xét theo năm học, ngành học và giữa sinh viên có đạo và sinh viên không theo đạo. Cụ thể:
- Xét theo năm học: kết quả kiểm nghiệm t ở bảng 2.16 có sig=0.001<a=0.05, chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB chung nhận thức về các BPTT giữa sinh viên năm 2 và sinh viên năm 3. Sinh viên năm 3 có ĐTB chung là 1.57 thuộc mức “biết chút ít”, trong khi sinh viên năm 2 có ĐTB chung là 1.36 thuộc mức “chưa biết”. Vậy sinh viên năm thứ 3 có nhận thức ở mức biết cao hơn sinh viên năm thứ 2 về các BPTT nói chung.
- Xét theo ngành học: kết quả kiểm nghiệm t có sig=0.006<a=0.05, chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB chung nhận thức về các BPTT giữa sinh viên năm 2 và sinh viên năm 3. Sinh viên sư phạm có ĐTB chung là 1.52 thuộc mức “biết chút ít”, trong khi sinh viên ngoài sư phạm có ĐTB chung là 1.34 thuộc mức “chưa biết”. Vậy sinh viên sư phạm có nhận thức ở mức biết cao hơn sinh viên ngoài sư phạm về các BPTT nói chung.
- So sánh giữa sinh viên có đạo và sinh viên không theo đạo: Kiểm nghiệm t ở bảng 2.16 cho kết quả sig=0.014 < a=0.005 có sự khác biệt có ý nghĩa về ĐTB xét tôn giáo. Sinh viên có đạo ĐTB =1.53 (thuộc mức biết chút ít) cao hơn sinh viên không đạo (ĐTB =1.37, thuộc về “chưa biết”). Kết quả trên chứng tỏ sinh viên có đạo đạt mức biết về các BPTT cao hơn sinh viên không theo đạo.
- Xét theo giới tính: không có sự khác biệt ý nghĩatrong mức độ biết chung về các BPTT.
- Xét theo năm học: kết quả bảng 2.17
Bảng 2.17. kết quả so sánh ĐTB đối với từng BPTT xét theo năm học
Biện pháp Năm thứ Năm 2 Năm 3 F P TB ĐL TC TB ĐL TC
1. Dùng bao cao su. 1.91 1.03 2.07 0.89 8.198 0.118 2. Dùng màng ngăn âm đạo. 0.85 0.66 0.93 0.76 1.057 0.255 3. Xuất tinh ngoài âm đạo. 1.09 0.90 1.34 0.85 0.715 0.009
4. Đặt vòng tránh thai. 1.28 0.76 1.68 0.86 0.796 0.000
5.Tính vòng kinh. 1.28 0.86 1.50 0.88 1.085 0.019
6.Triệt sản 1.33 0.91 1.48 1.00 3.638 0.139
7.Thuốc tránh thai khẩn cấp 1.57 0.80 1.75 0.80 1.095 0.039
8.Thuốc tránh thai thông thường 1.60 0.79 1.84 0.75 6.451 0.004
Kết quả bảng 2.17 cho thấy kiểm nghiệm t có sig<a=0.05 ở các biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai, tính vòng kinh, thuốc tránh thai thông thường, thuốc tránh thai khẩn cấp, chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB giữa sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 ở các biện pháp này.
Ở các biện pháp này ĐTB của sinh viên năm thứ 3 cao hơn hẳn so với ĐTB của sinh viên năm thứ 2.
Như vậy ở các biện pháp này sinh viên năm thứ 3 có mức độ biết cao hơn năm thứ 2.
Ở các biện pháp khác tuy không có sự khác biệt ý nghĩa nhưng ĐTB của sinh viên năm thứ 3 cũng cao hơn.
- Xét theo ngành học:Kết quả bảng 2.18
Bảng 2.18. kết quả so sánh ĐTB đối với từng BPTT xét theo ngành học
Biện pháp Ngành SP Ngoài SP F P TB ĐL TC TB ĐLTC
1. Dùng bao cao su. 2.04 0.84 1.9 1.18 18.249 0.261 2. Dùng màng ngăn âm đạo. 0.91 0.68 0.84 0.77 0.704 0.358 3. Xuất tinh ngoài âm đạo. 1.30 0.92 1.03 0.79 4.013 0.006
4. Đặt vòng tránh thai. 1.44 0.85 1.52 0.79 0.426 0.421 5.Tính vòng kinh. 1.60 0.92 0.97 0.6 49.647 0.000
6.Triệt sản 1.33 0.97 1.53 0.91 3.34 0.066
7.Thuốc tránh thai khẩn cấp 1.73 0.84 1.50 0.71 0.469 0.013
8.Thuốc tránh thai thông thường 1.84 0.77 1.46 0.75 4.78 0.000
Kết quả bảng 2.18 cho thấy kiểm nghiệm t có sig<a=0.05 ở các biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo, tính vòng kinh, thuốc tránh thai thông thường, thuốc tránh thai khẩn cấp, chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB giữa sinh viên sư phạm và sinh viên ngoài sư phạm ở các biện pháp này. Ở các biện pháp này ĐTB của sinh viên sư phạm cao hơn hẳn so với ĐTB của sinh viên ngoài sư phạm. Như vậy ở các biện pháp này sinh viên sư phạm có mức độ biết cao hơn sinh viên ngoài sư phạm.
- Xét theo giới tính: kết quả bảng 2.19.
Bảng 2.19. kết quả so sánh ĐTB đối với từng BPTT xét theo giới tính
Biện pháp
Giới
Nam Nữ
F P
ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC
1. Dùng bao cao su. 2.32 1.00 1.90 0.94 4.714 0.001
2. Dùng màng ngăn âm đạo. 1.22 0.60 0.79 0.71 1.169 0.000
3. Xuất tinh ngoài âm đạo. 1.39 0.63 1.15 0.93 6.915 0.010
4. Đặt vòng tránh thai. 1.49 0.66 1.47 0.88 7.58 0.826 5.Tính vòng kinh. 1.14 0.63 1.46 0.93 28.79 0.001
6.Triệt sản 1.34 0.79 1.41 1.00 8.946 0.511
7.Thuốc tránh thai khẩn cấp 1.54 0.64 1.69 0.84 2.819 0.160 8.Thuốc tránh thai thông thường 1.54 0.66 1.76 0.80 0.023 0.028
Kết quả bảng 2.19 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB giữa nam và nữ ở các biện pháp: bao cao su, màng ngăn âm đạo, xuất tinh ngoài âm đạo, tính vòng kinh và thuốc tránh thai khẩn cấp.
Các biện pháp: bao cao su, màng ngăn âm đạo, xuất tinh ngoài âm đạo ĐTB của nam cao hơn nữ. Ngược lại, ở các biện pháp tính vòng kinh và thuốc tránh thai khẩn cấp ĐTB của sinh viên nữ lại cao hơn sinh viên nam.
Kết quả trên cho chúng tôi có nhận xét rằng sự khác nhau đó là do đặc điểm về giới tính quy định. Các em biết về các biện pháp dùng cho giới mình nhiều hơn là các biện mà người dùng trực tiếp lại là đối tượng khác giới.
- Xét theo tôn giáo: Kết quả thể hiện ở bảng 2.20
Bảng 2.20. kết quả so sánh ĐTB đối với từng BPTT xét theo tôn giáo
Biện pháp
Tôn giáo
Không đạo Có đạo
F P
ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC
1. Dùng bao cao su. 1.92 0.85 2.04 1.05 9.013 0.244 2. Dùng màng ngăn âm đạo. 0.76 0.59 0.99 0.78 0.503 0.002
3. Xuất tinh ngoài âm đạo. 1.20 0.90 1.21 0.87 1.242 0.883 4. Đặt vòng tránh thai. 1.35 0.84 1.57 0.81 0.021 0.016
5.Tính vòng kinh. 1.35 0.81 1.42 0.93 4.502 0.430
6.Triệt sản 1.20 0.87 1.56 0.99 4.532 0.000
7.Thuốc tránh thai khẩn cấp 1.60 0.76 1.70 0.84 0.50 0.224 8.Thuốc tránh thai thông thường 1.65 0.75 1.76 0.80 0.026 0.206 Kết quả bảng 2.20 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở biện pháp 2 (dùng màng ngăn âm đạo), biện pháp 4 (đặt vòng tránh thai) và biện pháp 6 (triệt sản). Ở các biện pháp này sinh viên có đạo có ĐTB cao hơn sinh viên không theo đạo. Cụ thể Ở các biện pháp 2 và 4 có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB, nhưng vẫn nằm trong một mức độ ở cả 2 nhóm. Biện pháp 6 có sự khác biệt hẳn về mức độ, ĐTB biện pháp 6 ở sinh viên không đạo là 1.20 (thuộc mức chưa biết), còn ở sinh viên có đạo là 1.56 (thuộc mức biết chút ít). Các biện pháp khác tuy không có sự khác biệt ý nghĩa nhưng ĐTB của sinh viên có đạo vẫn cao hơn.
Như vậy sinh viên có đạo nhận thức về 1 số BPTT cao hơn sinh viên không theo đạo.
Nhận xét chung về tự đánh giá mức độ biết của sinh viên về các BPTT: Sinh viên vẫn chưa biết nhiều về các BPTT. Các em chỉ biết chút ít về một số biện pháp thông dụng như dùng bao cao su và thuốc tránh thai (khẩn cấp và thông thường).
Xét theo các nhóm: sinh viên năm 3, sinh viên sư phạm, sinh viên có đạo có mức độ biết cao hơn sinh viên năm 2, sinh viên ngoài sư phạm, sinh viên không theo đạo. Giữa nam và nữ chỉ có sự khác biệt cơ bản ở một số BPTT, các em biết nhiều hơn các biện pháp được dùng cho giới của mình.
2.2.3.2. Mức độ hiểu về cơ chế các BPTT
Để tìm hiểu mức độ hiểu của sinh viên về các BPTT chúng tôi chỉ tìm hiểu thông qua việc khảo sát nhận thức của sinh viên về cơ chế của các BPTT. Chúng tôi đã yêu cầu sinh viên trả lời về cơ chế tránh thai của từng biện pháp. Sau đó, chúng tôi phân chia kết quả thành 3 loại: hiểu đúng, hiểu sai và không hiểu.
a. Kết quả chung: Kết quả được thể hiện ở bảng 2.21
Bảng 2.21. Mức độ hiểu về cơ chế của các BPTT
Biện pháp
Kết quả
Hiểu đúng Hiểu sai Không hiểu
N % N % N %
1. Dùng bao cao su. 264 76.7 22 6.4 58 16.9
2. Dùng màng ngăn âm đạo. 61 17.7 32 9.3 251 73.0 3. Xuất tinh ngoài âm đạo. 138 40.1 37 10.8 169 49.1 4. Đặt vòng tránh thai. 25 7.3 106 30.8 213 61.9
5.Tính vòng kinh. 66 19.2 94 27.3 184 53.5
6.Triệt sản 31 9.0 103 29.9 210 61.0
7.Thuốc tránh thai khẩn cấp 20 5.8 138 40.1 186 54.1 8.Thuốc tránh thai thông thường 31 9.0 97 28.2 216 62.8
Kết quả cho thấy khi được hỏi về cơ chế của các BPTT, hầu hết sinh viên đã trả lời “không biết”, hoặc hiểu sai, ngoại trừ biện pháp số 1 (dùng bao cao su).
Biện pháp dùng bao cao su được sinh viên hiểu về cơ chế tránh thai cao nhất khi có tới 76.6% sinh viên chỉ đúng cơ chế là “ngăn không cho tinh trùng gặp trứng”.
Mức độ hiểu đúng về biện pháp số 3 (xuất tinh ngoài âm đạo) được xếp thứ 2 nhưng cũng chỉ có 40.1% sinh viên chỉ đúng cơ chế của biện pháp này.
Các biện pháp tính vòng kinh và màng ngăn âm đạo có tỷ lệ sinh viên chỉ đúng cơ chế rất thấp (dưới 20%), trong đó biện pháp tính vòng kinh 19.2%, màng ngăn âm đạo 17.7%
Các phương pháp đặt vòng, triệt sản, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai thông thường có tỷ lệ hiểu về cơ chế của nó cực kỳ thấp (dưới 10%). Cụ thể: phương pháp đặt vòng (7.3%), triệt sản (9%), thuốc tránh thai khẩn cấp (5.8%), thuốc tránh thai thông thường (9%).
Như vậy, sinh viên hệ cao đẳng trường Đại học Đồng Nai chủ yếu vẫn chưa hiểu đúng về cơ chế của các BPTT. Đây là một sự hạn chế trong nhận thức của sinh viên mà theo chúng tôi là không đáng có, bởi lẽ đây là những điều được đề cập đến nhiều trong các tài liệu, sách báo và sinh viên cũng có thể vận dụng tư duy của mình để hiểu vấn đề này.
- So sánh giữa các năm: kết quả thể hiện ở bảng 2.22
Bảng 2.22. So sánh hiểu biết về cơ chế các BPTT xét theo năm học
Biện pháp Năm
Kết quả
Không biết Đúng Sai Chi-square-
bình phương N % N % N % 1.Bao cao su 2 43 23.8 128 70.7 10 5.5 sig=0.001 3 15 9.2 136 83.4 12 7.4 2.Màng ngăn âm đạo 2 134 74.0 29 16.0 18 9.9 sig=0.651 3 117 71.8 32 19.6 14 8.6 3.Xuất tinh ngoài âm đạo
2 118 65.2 46 25.4 17 9.4 sig=0.000 3 51 31.3 92 56.4 20 12.3 4.Đặt vòng 2 125 69.1 14 7.7 42 23.2 sig=0.005 3 88 54.0 11 6.7 64 39.3 5.Tính vòng kinh 2 126 69.6 24 13.3 31 17.1 sig=0.000 3 58 35.6 42 25.8 63 38.7 6.Triệt sản 2 121 66.9 13 7.2 47 26.0 sig=0.063 3 89 54.6 18 11.0 56 34.4 7.Thuốc tránh thai khẩn cấp 2 120 66.3 11 6.1 50 27.6 sig=0.000 3 66 40.5 9 5.5 88 54.0 8.Thuốc tránh thai thông thường 2 128 70.7 11 6.1 42 23.2 sig=0.004 3 88 54.0 20 12.3 55 33.7
Kết quả kiểm định chi-bình phương thể hiện ở bảng 2.22 cho kết quả sig<
a=0.05 ở các biện pháp, ngoại trừ biện pháp số 2 (màng ngăn âm đạo) và biện pháp 6 (triệt sản), chứng tỏ có sự khác biệt về sự hiểu biết cơ chế ở hầu hết các BPTT giữa sinh viên năm 2 và sinh viên năm 3. Trong đó phần lớn các biện pháp sinh viên năm thứ 3 có tỷ lệ hiểu cao hơn (các biện pháp bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo,
tính vòng kinh, thuốc tránh thai thông thường). Sinh viên năm thứ 2 lại có tỷ lệ hiểu cao hơn năm thứ 3 ở các biện pháp đặt vòng và thuốc tránh thai khẩn cấp.
- So sánh theo giới tính: Kết quả thể hiện ở bảng 2.23.
Bảng 2.23. Kết quả hiểu về các BPTT xét theo giới tính
Nội dung Giới
Kết quả
Không biết Đúng Sai Chi-bình phương
N % N % N %
1.Bao cao su Nam 12 15.8 50 65.8 14 18.4 sig=0.000
Nữ 46 17.2 214 79.9 8 3.0 2.Màng ngăn âm đạo Nam 47 61.8 25 32.9 4 5.3 sig=0.000 Nữ 204 76.1 36 13.4 28 10.4 3.Xuất tinh ngoài
âm đạo Nam 34 44.7 34 44.7 8 10.5 sig=0.635 Nữ 135 50.4 104 38.8 29 10.8 4.Đặt vòng Nam 50 65.8 3 3.9 23 30.3 sig=0.422 Nữ 163 60.8 22 8.2 83 31.0
5.Tính vòng kinh Nam 50 65.8 5 6.6 21 27.6 sig=0.004
Nữ 134 50.0 61 22.8 73 27.2
6.Triệt sản Nam 41 53.9 16 21.1 19 25.0 sig=0.000
Nữ 169 63.1 15 5.6 84 31.3 7.Thuốc tránh thai khẩn cấp Nam 43 56.6 4 5.3 29 38.2 sig=0.879 Nữ 143 53.4 16 6.0 109 40.7 8.Thuốc tránh thai thông thường Nam 44 57.9 8 10.5 24 31.6 sig=0.601 Nữ 172 64.2 23 8.6 73 27.2
Kết quả bảng 2.23 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ ở 4 biện pháp: bao cao su, màng ngăn âm đạo, tính vòng kinh và triệt sản. Cụ thể, tỷ lệ nữ hiểu cơ chế của các biện pháp 1 (bao cao su) và 5 (tính vòng kinh) cao hơn nam; ngược lại ở các biện pháp 2 (màng năn âm đạo) và 6 (triệt sản) tỷ lệ nam hiểu đúng cơ chế lại cao hơn nữ.
- So sánh giữa sinh viên có đạo và sinh viên không đạo: kết quả bảng 2.24
Bảng 2.24. Kết quả hiểu về các BPTT xét theo tôn giáo
Biện pháp
Kết quả
Không biết Đúng Sai Chi-bình phương
N % N % N %
1.Bao cao su Không đạo 29 18.6 123 78.8 4 2.6