Tiêu chí đánh giá nhận thức về các vấn đề SKSS của sinh viên hệ Cao đẳng

Một phần của tài liệu nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên hệ cao đẳng trường đại học đồng nai (Trang 38 - 40)

8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.3.2.Tiêu chí đánh giá nhận thức về các vấn đề SKSS của sinh viên hệ Cao đẳng

đẳng trường Đại học Đồng Nai

Nhận thức của sinh viên về SKSS phải là nhận thức đúng, đủ về các nội dung SKSS, từ đó có thể giải quyết các tình huống về SKSS, bày tỏ thái độ đúng đắn và có hành vi phù hợp trong vấn đề SKSS. Vì vậy, nhận thức về SKSS cần phải được nghiên cứu trên các cấp độ từ “biết” đến “hiểu” và “vận dụng” trong thực tế đời sống. Trên cơ sở lý luận về các cấp độ “biết”, “hiểu”, “vận dụng” như đã nêu ở phần trước đề tài, chúng tôi đề ra tiêu chí đánh giá nhận thức của sinh viên hệ cao đẳng, trường Đại học Đồng Nai về vấn đề SKSS theo 3 mức độ “biết”, “hiểu” và “vận dụng” như sau:

a. Mức 1: mức biết (nó là cái gì)

Mức bết là mức nhận thức ban đầu sơ đẳng nhất. Ở mức này chỉ đòi hỏi sinh viên nhận ra được, tái hiện được những tri thức đã được học, được biết đến trước đây (có thể được học trong nhà trường hoặc qua các phương tiện truyền thông hoặc sự chỉ dẫn của người thân). Cụ thể:

- Sinh viên nhận biết, nhớ lại dấu hiệu cơ bản của tình dục an toàn, chỉ ra được những trường hợp quan hệ tình dục không an toàn, chỉ ra được một vài hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn (biết hậu quả nhưng chưa đầy đủ)

- Sinh viên biết được một số biện pháp tránh thai cơ bản và phổ biến như: dùng bao cao su, đặt vòng, tính vòng kinh, dùng thuốc tránh thai, xuất tinh ngoài âm đạo, triệt sản.

- Sinh viên biết được một số bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD thường gặp như: lậu, giang mai, hạ cam mềm, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, nhiễm trùng roi, rận mu, HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm âm đạo, nấm âm đạo và âm hộ. Đặc biệt trong các bệnh nêu trên sinh viên phải biết ở mức độ biết rõ, đầy đủ về căn bệnh thế kỷ AIDS. Sinh nêu được 1 số nguyên nhân, biểu biện của bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD.

Mức biết cũng có thể diễn ra ở nhiều mức độ nhỏ: Biết rất rõ, biết rõ, trung bình, biết ít, hoàn toàn chưa biết

Mức độ “biết” là mức độ nhận thức ban đầu, sơ đẳng về SKSS, tuy nhiên nó là cơ sở là nguồn nguyên liệu cho mức nhận thức cao hơn: mức “hiểu”

b. Mức 2: mức hiểu về SKSS (nó như thế nào, tại sao như vậy)

Mức hiểu là mức nhân thức cao hơn mức biết. Ở mức “hiểu”, trong đề tài này đòi hỏi sinh viên phải đạt được:

- Chỉ rõ thuộc tính bản chất của khái niệm tinh dục an toàn, chỉ rõ đầy đủ các hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn, giải thích được tại sao sinh viên lại là đối tượng dễ có quan hệ tình dục không an toàn.

- Sinh viên hiểu đúng về cơ chế của các biện pháp tránh thai, chỉ rõ cơ chế tránh thai của từng biện pháp cụ thể.

- Sinh viên chỉ đúng đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến bị các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD, chỉ đúng và đầy đủ các biểu hiện của bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD.

Nhìn chung, mức nhận thức “hiểu” là mức độ nhận thức cao hơn mức biết nhưng nó có liên quan chặt chẽ với mức biết, thực tế hai mức nhận thức này thường đi đôi, gắn chặt với nhau.

c. Mức 3: mức “vận dụng” về SKSS

Mức vận dụng về SKSS có nghĩa là sinh viên nắm vững các thuộc tính bản chất, hiểu rõ các vấn đề về SKSS và dùng hững tri thức mà mình biết và hiểu đó để giải quyết các vấn đề, các tình huống liên quan đến SKSS. Cụ thể:

- Trong vấn đề tình dục an toàn: Sinh viên biết huy động những hiểu biết về tình dục an toàn để thực hiện tình dục an toàn (cần phải làm gì để có tình dục an toàn), có quan điểm đúng đắn khi giải quyết tình huống mà người nghiên cứu đưa ra và giải thích được quan điểm của mình.

- Đối với vấn đề các biện pháp tránh thai: sinh viên chỉ đúng cách sử dụng, số lần sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp và giải thích được sự lựa chọn đó, chỉ đúng quy trình sử dụng bao cao su

- Đối với các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD: sinh viên biết cách giải quyết đúng trong tình huống có các dấu hiệu của bệnh, có sự giải thích đúng về cách giải

quyết của mình, có thể có sự bình luận, đánh giá về các cách giải quyết tình huống này

Vận dụng về SKSS là mức cao nhất trong nhận thức về SKSS. Tuy nhiên mức vận dụng không tách rời hai mức nhận thức ở trên mà giữa 3 mức này có mối liên quan chặt chẽ không tách rời nhau, mức nhận thức cao phải dựa trên các mức nhân thức trước đó. Chính vì vậy, sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối.

Nói tóm lại, nhận thức của sinh viên về SKSS được đánh giá trên cả ba mức độ: “biết”, “hiểu” và “vận dụng”. Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu là sinh viên nên trong vấn đề SKSS chúng tôi chỉ chủ yếu nghiên cứu ở mức “biết” và “hiểu”. Mức “vận dụng” chỉ thực hiện ở những vấn đề rất nhỏ trong vấn đề SKSS, song chúng tôi thiết nghĩ đó là những tình huống thiết thực, phù hợp với lứa tuổi sinh viên.

Một phần của tài liệu nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên hệ cao đẳng trường đại học đồng nai (Trang 38 - 40)