8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN
1.3.3.1. Nội dung nhận thức về SKSS của sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học
khẩu ở Đồng Nai. Trong số đó có hơn 100 sinh viên là người dân tộc.
Sinh viên trường Đại học Đồng Nai nói chung và sinh viên hệ Cao đẳng nói riêng có một bộ phận lớn là sinh viên có đạo (đạo Phật, Tin lành, Thiên chúa).
Nhìn chung, sinh viên Đại học đồng Nai có các đặc điểm về tâm sinh lý, xã hội nói chung của lứa tuổi sinh viên. Tuy nhiên, theo quan sát, nghiên cứu của cá nhân người nghiên cứu là một Giảng viên ở trường tôi có một số nhận xét như sau:
- Sinh viên Đại học Đồng Nai là sinh viên ở một trường Đại học thuộc “tỉnh lẻ” nên nhìn chung về mặt nhận thức các họ có phần hạn chế hơn so với sinh viên tại các trường Đại học lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…
- Sinh viên Đại học Đồng Nai còn thiếu chủ động, chưa mạnh dạn trong các hoạt động, kể cả hoạt động học tập.
- Là sinh viên ở một “tỉnh lẻ” có nhiều sinh viên nghèo, con em dân tộc, nên họ ít có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin mới, cập nhật, trong đó có những thông tin về SKSS
1.3.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá nhận thức về SKSS của sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học Đồng Nai
1.3.3.1. Nội dung nhận thức về SKSS của sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học Đồng Nai Đồng Nai
Có nhiều nội dung xoay quanh vấn đề SKSS nói chung và SKSS lứa tuổi sinh viên nói riêng, song đối với sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học Đồng Nai theo chúng tôi nổi lên 3 vấn đề cần thiết nhất phải tìm hiểu, đó là: Tình dục an toàn, các BPTT, các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD.
a. Tình dục an toàn
Tình dục là một nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người, là “hòa hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai người, là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của nòi giống” [18, tr 37]. Tình dục là một phần không thể thiếu trong đời sống hôn nhân, là yêu tố gắn kết tình cảm của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển của xã
hội đã làm cho con người kết hôn muộn hơn so với trước đây nhưng sự chín muồi sinh dục lại diễn ra sớm hơn, điều đó đã dẫn tới nhu cầu sinh hoạt tình dục trước khi kết hôn diễn ra ngày càng nhiều. Chính vì vậy giáo dục tình dục cũng là một việc làm cần thiết cho tất cả mọi người trong đó có thanh niên là sinh viên.
Trong những năm gần đây, trong các diễn đàn về SKSS của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng, người ta không còn quan tâm nhiều đến việc NÊN hay KHÔNG NÊN quan hệ tình dục ở tuổi sinh viên nữa, cái mà mọi người quan tâm và đề cập nhiều đó là giáo dục cho sinh viên về tình dục an toàn và có trách nhiệm. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là khuyến khích sinh viên thoải mái trong quan hệ tình dục, mà ở đây ngụ ý rằng nếu không vượt qua được những cảm xúc tình dục thì thực hiện tình dục an toàn là sự lựa chọn cần thiết.
Tình dục an toàn bắt đầu được chú ý vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX khi đại dịch AIDS bắt đầu lan rộng. Khuyến khích tình dục an toàn là một mục tiêu cơ bản của giáo dục SKSS, giáo dục dân số và giáo dục giới tính.
Ban đầu khái niệm tình dục an toàn được hiểu là tình dục không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục (kể cả HIV/AIDS) hoặc gây ra thương tổn. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm tình dục an toàn còn được hiểu là tình dục không dẫn tới có thai ngoài ý muốn.
Như vậy, tình dục an toàn là:
- Không dẫn tới có thai ngoài ý muốn
- Không bị lây nhiễm các bệnh LTQĐTD và không gây ra các thương tổn Nếu tình dục không an toàn có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như:
- Luôn sống trong lo lắng và sợ hãi - Có thai ngoài ý muốn
- Bị nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục - Bị viêm nhiễm, tổn thương đường sinh sản
Để có một đời sống tình dục an toàn cần phải:
- Có lối sống lành mạnh, chung thủy với một bạn tình, không quan hệ tình dục với nhiều người, với gái mại dâm
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh LTQĐTD
- Sử dụng các phương pháp tránh thai đáng tin cậy và an toàn - Thực hành tình dục không thô bạo
Đối với những người muốn đạt 2 yêu cầu: ngừa thai và tránh nhiễm các bệnh VNĐSS và bệnh LTQĐTD thì sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là một lựa chọn phù hợp.
Một trong những đối tượng có nguy cơ tình dục không an toàn đó chính là vị thành niên và thanh niên (trong đó có sinh viên), bởi lẽ:
- Họ dễ rung động trước người bạn khác giới, những xúc cảm yêu đương phát triển nhanh và mạnh, không ý thức được hậu quả từ hành vi của mình.
- Đây là lứa tuổi có nhu cầu thử nghiệm, muốn khám phá khả năng trong quan hệ tình dục, tò mò và khó kiềm chế khi bị kích thích tình dục.
- Đây là đối tượng dễ bị dụ dỗ và xâm hại tình dục.
Chính vì vậy, sinh viên cần có những hiểu biết nhất định và có ý thức để thực hành tình dục an toàn.
Nói tóm lại, sinh viên cần nhận thức được rằng quan hệ tình dục không được khuyến khích ở lứa tuổi này bởi những hệ lụy nó có thể gây ra. Trong trường hợp không thể kiềm chế được thì phải thực hành tình dục lành mạnh, an toàn và có trách nhiệm. Tuy vậy cũng cần nhấn mạnh rằng mặc dù là tình dục an toàn nhưng cũng không thể tránh khỏi những tác động không tốt đến thể chất và tinh thần đặc biệt là đối với nữ sinh viên. Vì vậy, trong quan hệ tình dục sinh viên cần biết đến thông điệp của chính các bạn sinh viên Việt Nam nhân ngày sức khỏe tình dục thế giới 4/9/2011: “ Lựa chọn tỉnh táo – Quyết định khôn ngoan – Hành động an tòan”.
b. Các biện pháp tránh thai
Đối với những người có quan hệ tình dục mà không muốn có thai thì việc sử dụng các BPTT là một lựa chọn cần thiết. Hiện nay việc sử dụng các BPTT đang ngày càng phổ biến nhằm tránh mang thai ngoài ý muốn, hạn chế số con trong gia đình. Để sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả đòi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết nhất định về nó. Hiểu biết về các BPTT không chỉ có ý nghĩa đối với những người đã có gia đình mà ngay cả các bạn trẻ chưa có gia đình cũng cần phải hiểu biết về nó để có thể chủ động tránh thai khi có QHTD cũng như biết cách chủ động tránh thai khi đã có gia đình.
Theo các nghiên cứu trước đây, giới trẻ Việt Nam đã có những suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề tình dục và đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân, và phần lớn là quan hệ tình dục không được bảo vệ, không có sự chủ động trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai, do đó dễ dẫn tới mang thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh LQĐTD, ảnh hưởng tới sức khỏe, học hành và tương lai của giới trẻ. Chính vì vậy cần phải cung cấp cho thanh thiếu niên nói chung và sinh viên nói riêng những hiểu biết cơ bản về các BPTT .
Hiện nay có một số BPTT cơ bản sau đây: * Các BPTT hiệu quả:
- Sử dụng bao cao su (cho nam giới)
- Sử dụng màng ngăn âm đạo (bao cao su dành cho nữ) - Đặt vòng tránh thai
- Sử dụng thuốc diệt tinh trùng
- Sử dụng thuốc uống tránh thai thông thường (dùng hàng ngày) - Triệt sản nam
-Triệt sản nữ
- Uống thuốc tránh thai khẩn cấp * các BPTT kém hiệu quả:
- Xuất tinh ngoài âm đạo - Tính vòng kinh
Khi GD cho sinh viên về các BPTT nhấn mạnh những biện pháp tránh thai hiệu quả, dễ sử dụng và phù hợp đối với giới trẻ như sử dụng bao cao su cho nam giới, uống thuốc uống tránh thai thông thường và đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp cần thiết. Cần giáo dục thái độ chấp nhận việc sử dụng các BPTT thai cho nam giới để nam giới gánh đỡ trách nhiệm cho nữ giới trong việc tránh thai. Đồng thời vạch ra những hạn chế của các BPTT kém hiệu quả và chỉ rõ những sai trái của các BPTT nhảm nhí vẫn đang tồn tại trong cuộc sống
c. Các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD
Các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, đặc biệt rất thường gặp ở những người có quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục với gái mại dâm, với những người đã mang bệnh.
*Các bệnh VNĐSS thường gặp:
Ở nam: Nấm bẹn, hẹp bao quy đầu, viêm niệu đạo không do lậu, viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt...
Ở nữ: Vô kinh, đau khi hành kinh, viêm âm hộ, viêm âm đạo, nấm âm hộ, nấm âm đạo, lộ tuyến tử cung, viêm phần phụ.
* Các bệnh LTQĐTD thường gặp gồm có: lậu, giang mai, hạ cam mềm, sùi mào gà, nhiễm trùng roi, rận mu, HIV/AIDS và cả viêm gan siêu vi B.
Đặc biệt những người bị một số bệnh tuy gọi là bệnh VNĐSS nhưng khi có QHTD họ vẫn truyền bệnh cho bạn tình, ví dụ như bệnh nấm ở cơ quan sinh dục.
Các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD thường do một số nguyên nhân gây nên như:
- Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ hoặc chưa đúng cách. - Quan hệ tình dục sớm
- Do nạo phá thai.
- Quan hệ tình dục bừa bãi mà không được bảo vệ bằng bao cao su. - Dùng chung quần áo, khăn tắm với người có bệnh
- Quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh ...
Khi mắc các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD nói chung thường có những biểu hiện sau đây:
- Tiểu buốt.
- Ngứa cơ quan sinh dục
- Vét loét, mụn nước gần cơ quan sinh dục.
- Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt ở nữ - Huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi
- Đau bụng dưới (ở nữ)
- Đau khi quan hệ tình dục (ở nữ)
Tuy nhiên nhiều lúc các bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD đã xâm nhập, phá hoại cơ thể nhưng không có biểu hiện gì rõ rệt.
Một số bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều gậu quả nghiêm trọng như: vô sinh, ung thư, ảnh hưởng tim, não... đặc biệt đối với phụ nữ dễ làm trẻ bị mù, dị tật khi mang thai.
Khi có các dấu hiệu của bệnh VNĐSS và bệnh LQĐTD thì cần phải đi khám ngay, không thể để tình trạng đó kéo dài, hoặc chủ quan vì cho rằng các biểu hiện đó đã thuyên giảm hoặc mất hẳn có nghĩa đã lành bệnh. Trên thực tế, có những bệnh có biểu hiện tiểu buốt, nước tiểu có mủ hoặc có vết loét, mụn gần cơ quan sinh dục một thời gian sau khi có quan hệ tình dục không an toàn và ít ngày sau đó nữa thì những biểu hiện này này sẽ tự động biền mất nhưng bệnh thì đã ngấm vào cơ thể và bắt đầu phá hoại cơ thể (ví dụ bệnh lậu, giang mai...).
Mặt khác bệnh VNĐSS còn có nhiều nguyên nhân gây nên như do vấn đề vệ sinh, dùng chung quần áo... chứ không hẳn là phải có quan hệ tình dục. Vì vậy khi có những dấu hiệu của bệnh cũng cần phải đi khám, tránh tâm lý e ngại, xấu hổ, đi khám sợ mọi người bàn tán vì chưa có chồng/vợ mà đi khám phụ khoa/nam khoa.
Nói chung trong GD SKSS cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về các bệnh VNĐSS và bệnh LTQĐTD: nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện của một số bệnh thường gặp, tác hại của bệnh và cách phòng tránh, các xử lý khi đã mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.