6. Cấu trúc luận văn
3.2.5 Hợp tác kinh tế vùng Tam giác phát triển Lào – Việt Nam Campuchia
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Việt Nam đang đa dạng hóa các hoạt động đầu tư phát triển
Đaklak hiện nay đang đóng vai trò là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế ở Tây Nguyên. Sự phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ hợp tác của vùng kinh tế Tam giác phát triển là minh chứng sinh động cho các hoạt động hợp tác đối ngoại trên mọi lĩnh vực của Đaklak với hai người bạn láng giềng thân thiết Campuchia và Lào.
Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm lãnh thổ của 10 tỉnh có đường biên giới hoặc có liên quan đến khu vực biên giới chung giữa ba nước là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đăk Nông (Việt Nam), Sekong, Attapư, Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanakiri, Mundulkiri (Campuchia). Tổng diện tích tự nhiên là 111 ngàn km2, tổng dân số năm 2008 khoảng 4,7 triệu người (mật độ dân số 42 người/km2), trong đó:
- Vùng 3 tỉnh Đông Bắc của Cămpuchia là Stung Treng, Rattanakiri và Mundulkiry với diện tích tự nhiên khoảng 37.636 km2. Dân số năm 2008 là 301 nghìn người, mật độ dân số 8 người/km2.
- Vùng 3 tỉnh Nam Lào là Sekong, Attapư, Saravan với diện tích tự nhiên khoảng 28.676 km2. Dân số năm 2008 là 563,2 nghìn người, mật độ dân số gần 20 người/km2.
- Vùng 4 tỉnh thuộc Tây Nguyên của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai và Đaklak, ĐăkNông với diện tích tự nhiên 44.645 km2. Dân số năm 2008 là 3.828 nghìn người, mật độ dân số 82 người/km2.[53,1]
Tại Hội nghị Ủy ban điều phối chung ba nước về Tam giác phát triển tại Đaklak ngày 21-22 tháng 12 năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
- Khu vực 3 tỉnh bổ sung
- Tỉnh Kratie (Campuchia): Kratie là một tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc Campuchia, tiếp giáp với các tỉnh Stung Treng và Mondulkiri (Campuchia) và tỉnh Bình Phước (Việt Nam) trong Tam giác phát triển. Diện tích của tỉnh Kratie là 11.094 km2, dân số khoảng 383 ngàn người (dự báo đến năm 2010 của Hội đồng Phát triển Campuchia - CDC), mật độ dân số 35 người/km2
.
- Tỉnh Champasak (Lào): Champasak là một tỉnh nằm ở phía Nam Cộng hòa DCND Lào, tiếp giáp với các tỉnh Saravan, Sê Kông, Attapư (Lào) và tỉnh Stung Treng (Campuchia) trong Tam giác phát triển CLV, ngoài ra tỉnh Champasak tiếp giáp với Thái Lan ở phía Tây. Diện tích của tỉnh Champasak là 15.415 km2, dân số năm 2008 là 634,7 nghìn người, mật độ dân số 41 người/km2
.
- Tỉnh Bình Phước (Việt Nam): Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh ĐăkNông (Việt Nam) và các tỉnh Kratie, Mundunkiri của Campuchia trong Tam giác phát triển. Diện tích của tỉnh Bình Phước là 6.875 km2, dân số trung bình năm 2008 là 835,3 nghìn người, mật độ dân số 122 người/km2
.[53,1-2]
Như vậy, khu vực Tam giác phát triển đến nay gồm 13 tỉnh, với tổng diện tích tự nhiên là 144,3 ngàn km2, dân số trung bình năm 2008 là 6,5 triệu người, chiếm 19,3% về diện tích tự nhiên và 6,1% về dân số so với cả ba nước. Tam giác phát triển có vị trí chiến lược đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội và môi
trường sinh thái. Thông qua các hành lang kinh tế dọc theo các trục quốc lộ 78 (của Cămpuchia) và 18, 16 (của Lào) nối với các quốc lộ 14, 19, 24, 49 (của Việt Nam) nối toàn bộ khu vực này với các cảng biển của Việt Nam. Đồng thời qua trục quốc lộ 7 (của Cămpuchia) và 13 (của Lào) nối khu vực này với Pnông Penh và Viêng Chăn; qua các trục quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nối khu vực này với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh...[53,2] Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để ba nước mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế - xã hội.
Tam giác phát triển là vùng cao nguyên rộng lớn, nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Là nơi đầu nguồn của nhiều con sông có vị trí rất quan trọng về môi trường sinh thái và quốc phòng an ninh của mỗi nước. Dù chỉ trong những năm đầu thực hiện các chương trình hợp tác phát triển nhưng tỉnh Đaklak đã đạt được những kết quả ban đầu rất khả quan.
Chương trình hợp tác với Campuchia
Campuchia là tỉnh có chung đường biên giới với Đaklak, trước năm 2006 nhiều hoạt động giao lưu buôn bán giữa Đaklak với các tỉnh của bạn đã được thực hiện. Khi chương trình Tam giác phát triển ra đời đã tạo cơ hội cho giao thương giữa hai bên ngày càng sôi động. Dù chỉ một thời gian ngắn nhưng tỉnh Đaklak đã chủ động tham gia các hoạt động và bước đầu đạt được những kết quả khả quan.
Trước hết về việc mở cửa khẩu biên giới tỉnh Đaklak - Mondukiri (mở cửa khẩu Đăk Ruê): Hai bên đã thực hiện việc tổ chức khảo sát thống nhất địa điểm và đề nghị Chính phủ 2 nước cho phép mở 01 cửa khẩu giữa hai tỉnh tại khu vực Đồn biên phòng 739 thuộc xã EaBung, huyện Ea Sup, tỉnh Đaklak. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 305/QĐ -TTg ngày 13/03/2007 về việc nâng cấp cửa khẩu Đăk Ruê - Chi Miet lên thành cửa khẩu quốc gia.[26,36]
Về thương mại và du lịch:
Tỉnh đã tham gia hội chợ thương mại Phnôm Pênh kết hợp với hoạt động quảng bá xúc tiến cho hoạt động thương mại và du lịch Đaklak tại hội chợ. Bước đầu tiến khảo sát việc mở tour du lịch Mondulkiri - Pnôm pênh - Siêm Riệp do Công ty khách sạn du lịch Biệt Điện (Đaklak) là chủ thực hiện.
Thời gian qua, Sở Thương mại và Du lịch Đaklak đã phối hợp với các ngành trong tỉnh tổ chức khảo sát dọc tuyến biên giới để xây dựng kế hoạch xây dựng chợ biên giới trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Đaklak đến năm 2020 đã được UBND Tỉnh phê duyệt.
Về y tế: Hỗ trợ điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo tỉnh Mondukiri tại Đaklak theo chỉ đạo của UBND tỉnh Đaklak.
Về giáo dục đào tạo: Tỉnh Đaklak nhận đào tạo các ngành nghề cho tỉnh Mondukirri như: Nghề điện dân dụng, nghề mộc, sửa ô tô, xe máy, kỹ thuật viên tin học, đào tạo giáo viên tiểu học khi có nhu cầu, mỗi ngành nghề đào tạo 30 người.
Về nông nghiệp
+ Dự án phát triển cao su tại Mondulkiri đến năm 2010 đã hoàn tất thủ tục pháp lý ban đầu như: Thành lập công ty, cấp giấy phép đầu tư, thuê trụ sở thành lập văn phòng... Hiện có 6 cán bộ Việt Nam làm việc thường xuyên tại văn phòng. Công ty cũng đã tiến hành ký kết hợp đồng thuê đất và xúc tiến thủ tục giao đất (5.000 ha tại huyện Pech Chăn Đa và 7.000 ha tại huyện Cô Nhec).
+ Dự án xây dựng Văn phòng và Trung tâm thương mại cao su tại Trung tâm tỉnh Mondulkiri: Đã ký hợp đồng thuê 3,5 ha đất trong thời gạn 30 năm, hiện đang khảo sát và thiết kế xây dựng công trình.
+ Công tác khuyến nông và hỗ trợ nhân dân vùng dự án Công ty Cao su Đaklak: Đã triển khai tập huấn trồng cây lương thực, cây điều và tổ chức mô hình trồng thử nghiệm 1.200 cây cao su tại Pech Chăn Da. Hỗ trợ gạo, muối ăn và nhu yếu phẩm cho 250 hộ gia đình thuộc huyện Pech Chăn Đa. [26,36]
Về công nghiệp
Hai tỉnh đang kêu gọi các nhà đầu tư khảo sát và triển khai đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện tại OPLAI I, II, III, IV, thủy điện Lower IV tại tỉnh Mondulkiri, đồng thời kết hợp khai thác các điểm du lịch sinh thái ở những vùng này. Hai bên sẽ phối hợp tổ chức khảo sát xác định vị trí và lập dự án đầu tư khai thác khoảng sản, vật liệu xây dựng tại tỉnh Mondulkiri như: Đá Granit, đá xây dựng, sét gạch ngói... [26,36]
UBND tỉnh Đaklak đã có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải về việc đề nghị báo cáo thông nối giữa 2 tỉnh Đaklak và Mondulkiri để phục vụ tiểu vùng tam giác phát triển. Chiều dài toàn tuyến là 55 km, điểm đầu là cửa khẩu Đăk Ruê, tỉnh Đaklak (đã được Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ chấp thuận), điểm cuối là Conayun, huyện Co Nhek tỉnh Mondulkiri, quy mô nền đường rộng 9m, mặt bê tông nhựa rộng 6m, hệ thống thoát nước vĩnh cửu gồm 11 cầu, tổng kinh phí dự kiến 255 tỷ đồng. [26,37]
Ngoài các hoạt động trên Đaklak và Capuchia còn có một số hoạt động khác như: Đaklak đã phối kết hợp thực hiện tốt công tác quản lý đường biên giới, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên địa bàn. Các lực lượng bộ đội biên phòng, công an, quân sự và dân quân tự vệ các huyện, xã biên giới thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, 2 bên phối hợp bảo vệ an toàn vùng biên giới, chống vượt biên trái phép.
- Triển khai thực hiện dự án xây dựng đường dây thông tin trực tuyến giữa đồn biên phòng 735, 743 và 747 của Đaklak với đồn 703, Mê rich và Co Ba Đom Rây thuộc Campuchia với kinh phí trên 600 triệu đồng. [26,37]
Chương trình hợp tác giữa Đaklak với Campuchia dù chỉ mới ở giai doạn đầu nhưng đã có những kết quả đáng kích lệ. Các doanh nghiệp Đaklak quan tâm đầu tư vào Campuchia tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, du lịch và hàng tiêu dùng. Đây là thế mạnh của tỉnh cũng như đang là nhu cầu mà phía bạn cần và có tiềm năng. Bên cạnh hoạt động hợp tác với Capuchia, tỉnh Đaklak cũng đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế với Lào.
Chương trình hợp tác với Lào
Cũng như Campuchia, Lào là quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam, dù không có chung đường biên giới nhưng thị trường Lào là một thị trường rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đaklak. Ngay từ những ngày đầu chương trình hợp tác đi vào hoạt động, các hoạt động hợp tác giữa tỉnh Đaklak với các tỉnh của nươc bạn Lào đã diễn ra.
Dự án đầu tư phát triển trồng cao su, điều, ca cao với tổng vốn 32 triệu USD của Công ty cao su Đaklak được Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư CHDCND Lào cấp Giấy phép đầu tư số 111-04/UBKH-ĐT ngày 26/12/2004 với quy mô trên 10.00 ha cao su và cây công nghiệp khác. Đến nay, công ty đã đầu tư số vốn 156,5 tỷ lăk, riêng năm 2007 giải ngân 102 tỷ Lăk. Năm 2007, trồng 2.442 ha cao su tại Chămpasak, Salavan, Atopuw đưa tổng diện tích cao su trồng được đến nay là 5.626 ha. Tổng diện tích các cây trồng khác đạt 854 ha (điều 651 ha, cà phê 95 ha, ca cao 28 ha, cây rừng 80 ha), giải quyết việc làm cho 400 lao động Việt nam. Công ty đã xây dựng 02 trường tiểu học, 2 trạm y tế tại vùng dự án, mời Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên điều tra tình hình dịch bệnh và hỗ trợ chính quyền địa phương máy móc thiết bị y tế để phòng chống các bệnh lây nhiễm. Công ty cũng đã liên kết trồng 66 ha cao su, 150 ha điều với các hộ dân và 200 ha điều với Sư đoàn 5 Bộ Quốc phòng nhằm giúp phía bạn phát triển kinh tế. [26,38]
Phía Lào có 600 hộ (tương đương khoảng 7.500 lao động) nhận khoán với mức thu nhập 650.000 - 800.000 lăk/tháng. Ngoài ra, thông qua dự án, công ty tổ chức đào tạo thợ lái máy nông nghiệp, đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su cho con em cán bộ và nhân dân trong vùng dự án. Bên cạnh đó còn mở lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ quản lý đội, tổ, kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ người dân xen canh trong vườn cà phê để tăng thu nhập. Tổ chức cho các đoàn cán bộ lãnh đạo địa phương sang học tập mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam. [26,38]
Trên lĩnh vực công nghiệp có các hoạt động cơ bản sau:
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thiên Phúc được Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư CHDCND Lào cấp Giấy phép Đầu tư số 003-05/ĐKĐT-TNNN ngày 09/03/2005 để thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh Komix tại tỉnh Champasak với tổng vốn đầu tư 175.000 USD. Năm 2007, dự án sản xuất được 8.100 tấn phân vi sinh, lợi nhuận 1.100 triệu Lăk, trong 3 năm (2005 - 2007), Công ty đã nộp thuế được hơn 300 triệu USD. Các hoạt động của dự án đã giải quyết được việc làm thường xuyên cho 70 lao động của Lào. [26,39]
Nhìn chung, các Công ty hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, công nghiệp của Tỉnh rất tích cực triển khai các chương trình, dự án hợp tác đầu tư sang Lào và được sự ủng hộ, giúp đỡ từ hai Chính phủ. Tuy nhiên, các công ty còn gặp một số khó khăn như: Tiến độ giao đất và mặt bằng triển khai dự án còn chậm, chi phí cao, chính sách và thủ tục xuất nhập cảnh còn phức tạp, thuế đánh vào công trình xây dựng cơ bản và thuế thu nhập của chuyên gia và lao động Việt Nam còn cao, tập quán của người lao động Lào lạc hậu... làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư chung của các dự án.
Trên lĩnh vực giao thông vận tải
Theo Hiệp định Vận tải giữa hai quốc gia, Sở Giao thông vận tải Đaklak và Sở Giao thông Chămpasak đã thống nhất ký kết hợp đồng triển khai tuyến vận tải khách quốc tế Việt - Lào theo văn bản chấp thuận số 1410/CD-BVN-VT ngày 25/04/2007 của Cục đường bộ Việt nam. [26,38]
Về dịch vụ du lịch: Tỉnh Đaklak đã tổ chức đoàn khảo sát tại Chămpasak và thống nhất việc mở tour du lịch giữa hai nước.
Lĩnh vực giáo dục đào tạo
+ Công ty cao su Đăk Lăk đã gửi sinh viên Việt Nam sang học một số chuyên ngành tại Đại học Quốc gia Lào, đồng thời hỗ trợ một số sinh viên Lào theo học đại học tại Việt Nam.
+ Năm 2007, trường Đại học Tây Nguyên đã ký 02 thỏa thuận với Chămpasak (nâng số thỏa thuận đã ký với tỉnh này lên 03 thỏa thuận) với nội dung hợp tác tập trung vào việc trao đổi cán bộ quản lý giáo dục, phối hợp nghiên cứu, trao đổi sinh viên, trao đổi thông tin, tài liệu, ấn phẩm khoa học và đào tạo mà hai bên cùng quan tâm, phối hợp thiết kế và xây dựng chương trình giảng dạy, đào tạo, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học... [26,38]
Cho dù đang ở những bước đầu tiên hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Đaklak với Lào và Campuchia đã có những kết quả bước đầu. Các lĩnh vực mà tỉnh Đaklak chọn đầu tư khá đa dạng: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, du lịch, giáo dục và đào tạo…nhằm phát huy những khả năng cả hai bên có. Sự liên kết, hợp tác
của ba nước Lào – Việt Nam- Campuchia trong chương trình Tam giác phát triển có thể được coi như là sự liên kết của một tiểu vùng trong lòng khu vực ASEAN.
Hình 3.3:Bản đồ khu vực tam giác phát triển
Tiểu kết chương 3
Có thể nói sau khi tách tỉnh vào năm 2003 cho đến 2010, kinh tế đối ngoại Đaklak đã đạt được những thành tựu nổi bật hơn hẳn giai đoạn trước khi tách tỉnh. Đây là giai đoạn mà kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, kinh tế đối ngoại là bộ phận đầu tiên chịu sự tác động của sự thay đổi này. Kinh tế đối ngoại của tỉnh Đaklak đã có tốc độ phát triển nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), so với giai đoạn trước khi tách tỉnh đã có nhiều chuyển biến, đa dạng hơn và