Bước đầu chuyển giao công nghệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 60 - 62)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3 Bước đầu chuyển giao công nghệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, hoạt động chuyển giao công nghệ và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được quan tâm ở Đaklak nhưng chưa có nhiều chuyển biến, nhất là lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Năm 1991 là năm có dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đaklak đó là sự hợp tác của tập đoàn Korindo (Hàn Quốc) với Liên hiệp lâm - công nghiệp Ea Súp với số vốn ban đầu là 3,5 triệu USD. Năm 1993 có một dự án của Ucaraina. Năm 1995 là Liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu Man - Buôn Ma Thuột, đây là Liên doanh giữa Công ty E.D & F. Man (Anh) và Công ty TNHH một thành viên 2/9, Với lượng vốn đầu tư 10,7 triệu USD. Cùng trong năm 1995 có môt dự án của Mĩ nhưng sau đó chuyển thành công ty 100% vốn Việt Nam. Trong các dự án FDI trong giai đoạn 1986-1996 chỉ còn Liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu Man - Buôn Ma Thuột là còn hoạt động có hiệu quả cho đến ngày nay và trở thành một trong những dự án đầu tư hiệu quả nhất của Tỉnh. [5,1]

Trong 5 năm (1995-2000) có 21 dự án đầu tư trong và ngoài nước được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 28 triệu USD ở Đaklak, trong đó có 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đi vào hoạt động. Hầu hết các dự án đều tập trung để phát triển các lĩnh vực như: chế biến nông lâm sản, xây dựng giao thông, cấp nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường, quản lý rừng đầu nguồn, tăng cường năng lực quản lý của cơ quan nhà nước”. [23,16]

Cùng với xuất khẩu hàng hóa, các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu có những hy vọng mới. Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ nên kết quả hợp tác đầu tư còn quá ít, thiếu vững chắc. Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Đaklak 24h, ông Nguyễn Viết Tượng - giám đốc sở Kế

hoạch – Đầu tư Đaklak nhận xét “trong giai đoạn 1986-1995 số lượng dự án thực tế tỉnh thu hút được con thấp cả về số lượng và chất lượng và số vốn đầu tư. Chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp”. Vì vậy giá trị kinh tế đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho tỉnh còn thấp, hiệu quả chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mới chỉ chiếm 1,2 % giá trị hoạt động kinh tế của tỉnh. Bảng 2.6 và bảng 2.7 dưới đây thể hiện số lượng dự án và giá trị các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1997 đến 2002.

Bảng 2.6: Dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại tỉnh Đaklak 1997-2002

Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký (triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) 1997 0 0 0 1998 1 10.340 3,340 1999 0 0 0 2000 0 0 0 2001 0 0 0 2002 0 0 0 Nguồn: [16]

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài

Đơn vị: triệu đồng (giá năm 2000)

Năm Giá trị Cơ cấu (%)

1994 0 0 1995 0 0 1996 2982 0.50 1997 13.880 2,13 1998 82.783 1,1 1999 176.564 2,1 2000 244.113 2,2 2001 8.337 1,4 2002 7.940 1,3

(Nguồn: tác giả tự thống kê dựa trên niên giám thống kê tỉnh Đaklak năm 2000, 2006 . Từ 1994-2000: giá so sánh năm 2000, từ 2001-2002: giá so sánh 1994)

Nếu không tính thời kỳ đất nước bị cấm vận, từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI Đaklak gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư. Trước hết do vị trí địa lý quan trọng vế quốc phòng, cơ sở hạ tầng yếu, giao thông không thuận tiện, thủ tục hành chính còn rườm rà, nhưng có lẽ vấn đề an ninh xã hội bất ổn là nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư e ngại khi đến Đaklak. Sau sự kiện bạo động ở một số nơi trong năm 2001, họat động đầu tư mới gần như dừng hẳn.

Giai đọan 1986 -2003 chỉ có thể coi là những bước đi đầu tiên trong chuyển giao công nghệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hiệu quả không cao. Nhưng họat động du lịch của Đaklak trong giai đọan này lại đạt được những kết quả khả quan.

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)