Bối cảnh lịch sử và những nét chính của kinh tế tỉnh Đaklak (1986-2003)

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Bối cảnh lịch sử và những nét chính của kinh tế tỉnh Đaklak (1986-2003)

Trên thế giới, những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, CNXH ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng và sụp đổ, thế “hai cực” trên thế giới bị phá vỡ. Từ đây xu thế quốc tế hóa ngày càng tăng, sự cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng phải hoạch định những bước đi mới khi mà chỗ dựa lớn nhất là chế độ XHCN ở Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ.

Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hợp tác và phát triển trên thế giới và trong khu vực gia tăng mạnh mẽ. Nằm trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức đang ngày càng mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác có nhiều tiềm năng: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ôtrâylia, Hàn Quốc…. Việt Nam có những cơ hội lớn để tham gia mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Trong tương lai mối quan hệ Á – Âu ngày càng được mở rộng, chỉ trong vài năm đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đang dần khẳng định vai trò, vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế khi trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản với các mặt hàng chủ đạo như: cà phê, cao su, gạo,tiêu…

Từ năm 1997 đến năm 1999, khu vực Đông Nam Á lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính; dù không nằm trong tâm điểm cuộc khủng hoảng nhưng Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng về kinh tế. Sau đó kinh tế khu vực dần phục hồi, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó có kinh tế đối ngoại.

Năm 1986 Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới, Tây Nguyên cũng như các vùng miền trong cả nước gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội… Từ đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tiếp đến là các đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX Đảng chủ trương tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, trong đó tăng phần trăm cho lĩnh vực dịch vụ, tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài. Đây là cơ sở lý luận, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại trong cả nước.

Trong giai đoạn 1986 -2003, Đaklak gặp rất nhiều khó khăn do tác động của thời tiết như hạn hán, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng tài sản và hoạt động sản xuất của nhân dân. Ngoài ra tháng 2-2001, cuộc bạo loạn xảy ra ở Buôn Ma Thuột và một số huyện lân cận cùng với những bất ổn về an ninh đã làm cho tình hình càng thêm phức tạp. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước, kinh tế Đaklak từng bước đổi mới và phát triển, làm thay đổi cơ bản bộ mặt đời sống kinh tế, xã hội của Tỉnh.

Từ một nền kinh tế nhỏ bé, mang tính tự cung, tự cấp thời kỳ trước, sau giải phóng kinh tế tỉnh Đaklak dù đã có chuyển biến nhưng cũng chưa có những bước đột phá. Phải đến những năm 90 trở đi kinh tế Tỉnh Đaklak mới có bước phát triển đáng kể. Đến đầu những năm 2000, kinh tế của tỉnh liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2003 đạt khoảng 9-10%. [14,1]

Từ một tỉnh thường xuyên phải nhận cứu đói của Trung ương những năm sau giải phóng và trước đổi mới. Đến những năm đầu của thế kỷ XXI Đaklka không chỉ tự túc được lương thực, một phần trong đó còn được dùng làm hàng xuất khẩu. Phát huy những thuận lợi tự nhiên sẵn có Đaklak chuyển từ một nền kinh tế thuần nông, lạc hậu sang một nền kinh tế nông nghiệp phát triển chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu

hàng hóa với các mặt hàng như: cà phê, cao su, tiêu, điều, sắn, ngô, gỗ tinh chế, mật ong…

Từ năm 1986 đến 1990 Đaklak chưa có một dự án đầu tư trực tiếp nào, đến năm 1991 mới có dự án đầu tư đầu tiên, các năm sau đó một số doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nhưng không hiệu quả. Tiếp sau đó do tình hình an ninh không ổn định, phải đến những năm 2004 mới có những cửa hàng,văn phòng đại diện của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Như vậy, cùng với cả nước, từ sau năm 1986 đến 2003 Đaklak đã có những đổi thay mạnh mẽ trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Với tính năng động trong hội nhập quốc tế, Đaklak đang dần trở thành trung tâm kinh tế của cả vùngTây Nguyên.

2.2 Hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Đaklak (1986-2003) 2.2.1 Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp dài ngày.

Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn như: Sự có mặt của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ, mức sống dân cư thấp, thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển…Tuy nhiên, Tây Nguyên lại có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên với 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ (chiếm đến 60% đất bazan cả nước), rất phù hợp cho các cây công nghiệp như: Cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, cây chè...phát triển.

Có thể nói, Tây Nguyên có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng. Vì vậy, từ sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và thực hiện đầu tư với mục tiêu phát triển Tây Nguyên thành một vùng kinh tế mạnh, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Đối với Đaklak, ngoài những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên và sự chỉ đạo, định hướng của Đảng, Chính phủ còn có một điều kiện thuận lợi cơ bản là đồng bào các dân tộc tỉnh Đaklak có truyền thống canh tác cây công nghiệp dài ngày. Với phương châm ưu tiên vốn ngân sách nhà nước và địa phương cho phát triển cây công nghiệp xuất khẩu. Tỉnh Đaklak tăng cường đầu tư cho hoạt động mở rộng diện tích, nâng cao

sản lượng theo từng năm. “Năm 1986 tỉ lệ vốn đầu tư chiếm 40,3%, đến 1987 là 46,9%, 1988 là 48.2% tổng số vốn ngân sách (chưa kể số vốn đầu tư của hợp tác quốc tế của Liên Xô và CHDC Đức) hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ với minh chứng là sự tăng nhanh về số lượng sản phẩm và diện tích canh tác trên địa bàn tỉnh.Vì vậy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh ủy Đaklak, phong trào trồng cây công nghiệp dài ngày, phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa của tỉnh ngày càng phát triển và đạt được những thành công bước đầu. Đây là minh chứng cho thành công bước đầu của công cuộc đổi mới trên vùng đất Đaklak.

Để phục vụ cho công tác xuất khẩu hàng hóa, hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu của Đaklak không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng cũng như sự đa dạng về mặt hàng xuất khẩu ngay từ những ngày đầu sau giải phóng cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI. Điều này được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1:Diện tích cây công nghiệp lâu năm (1990-2002)

Đơn vị tính: ha

Năm Tổng số Trong đó

Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Ca cao

1990 87148 220 69461 13975 822 2435 1991 92628 222 73327 15073 852 3050 30 1992 99712 223 79005 15285 850 4243 30 1993 110791 249 87251 16920 890 5551 30 1994 128790 278 101977 18007 907 7502 30 1995 160939 329 131119 19149 1007 9305 30 1996 183462 333 153058 20519 1069 8478 5 1997 198.976 209 164.988 25.095 1.409 7.270 5 1998 203.678 215 169.626 25.999 1.797 6.036 5 1999 288.972 132 250.830 26.198 1.505 6.751 11 2000 298.080 105 259030 26.438 1.558 6.388 24 2001 209.739 36 180.992 22.919 1.893 4.026 2002 201.000 36 167.214 23.235 2.456 7.889

Đối với Cây cà phê, theo bảng 2.1, diện tích cây trồng công nghiệp dài ngày của tỉnh Đaklak tăng về mặt diện tích.

Đầu tiên là cây cà phê, năm 1988 diện tích của cả tỉnh là 50.000 ha đến năm 1990 tăng lên 69.461 ha và tiếp tục tăng lên 131.119 ha vào năm 1995. Trong giai đọan 1990 -1995 diện tích cây cà phê tăng ở mức trung bình khoảng 10 nghìn ha/năm. Tốc độ tăng mạnh nhất là giai đoạn năm 1996 – 1999 từ 153.058 ha lên 250.803 ha, trung bình khoảng 50 nghìn ha/năm. Có kết quả trên trước hết là thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII của tỉnh Đaklak nhiệm kỳ 1996-2000 Nghị quyết nhấn mạnh “chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nông – lâm nghiệp và kinh tế nông thôn, bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý” [9,282]. Nhờ đó những vùng đất trống, đồi núi trọc, vùng rừng nghèo kiệt được qui họach hình thành và phát triển thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Nguyên nhân khác là giá cà phê trên thị trường cao dẫn đến người dân ồ ạt đầu tư trồng mới, ngoài quy họach, kể cả những vùng đất không phù hợp với cây cà phê. Trong khi phải mất từ 3 đến 4 năm cây cà phê mới cho thu hoạch. Trong khi công tác qui hoạch và dự báo thị trường còn yếu.

Theo bảng 2.1, bước sang những năm 2000 đến 2002 diện tích cây cà phê giảm nghiêm trọng từ 259.030 ha năm 2000 xuống còn 167.214 ha năm 2002. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là giá cà phê trên thị trường giảm, có những lúc giá trị 1kg cà phê tươi không bằng trá trị 1kg cà pháo dẫn đến người dân lại đồng loạt chặt bỏ cây cà phê chuyển sang trồng những cây khác. Ngoài ra thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy nhân dân đã tiến hành chuyển đổi 23.000 ha cà phê ở những vùng không có nước tưới, không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu sang loại cây trồng khác. Ngoài cà phê, trồng cây cao su cũng là thế mạnh của Đaklak.

Cây cao su là loại cây có mặt sớm ở Đaklak. Theo bảng 2.1, trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2002 cao su là loại cây tăng chậm về mặt số lượng diện tích và không tăng đột biến như diện tích cây cà phê. Năm 1990, cả tỉnh có 13.975 ha đến năm 1999 tăng lên 26.189 ha, trung bình khoảng 1300ha/năm. Đến năm 2000 diện tích cây cao su đạt 26.438 ha nhưng đến năm 2001 còn 22.919 ha, năm 2002 là 23.253 ha.

Hồ tiêu là loại cây luôn có giá trị cao trong giao thương buôn bán trên thế giới từ rất lâu trong lịch sử và Đaklak là vùng đất phù hợp với loại cây này. “Năm 1986 Đaklak có 200.000 gốc tiêu đến năm 1990 con số đã là 1.000.000 gốc” [9,167]. Về mặt diện tích so với cây cà phê và cao su thì diện tích cây tiêu khá khiêm tốn. Trong suốt giai đọan 1990 -2002, diện tích cây tiêu tăng khá đều theo từng năm và không có năm nào giảm. Trong khi các loại cây khác đều giảm diện tích trong những năm từ 1999 đến 2002. Điều này cho thấy tính bền vững, ổn định của cây tiêu trên vùng đất Đaklak.

Sau các cây cà phê, cao su, hồ tiêu thì cây điềulà cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế. Diện tích cây điều từ năm 1990 đến năm 1994 có tốc độ tăng trung bình hơn 1000 ha/năm. Đến năm 1996 và 3 năm sau đó diện tích cây điều tăng đột biến. nguyên nhân là do không chỉ được giá trên thị trường thế giới mà hạt điều còn là sản phẩm được ưa chuộng ở trong nước. Ngoài ra do được giá nên người dân trồng ồ ạt và do đặc điểm là cây điều không cần chăm sóc nhiều vẫn cho ra trái dù trồng trên loại đất nào nên diện tích tăng nhanh, vượt ra ngoài quy hoạch của tỉnh.

Trong giai đoạn này cây ca cao là loại cây có diện tích thấp nhất trong các loại cây trồng công nghiệp dài ngày của tỉnh Đaklak. Năm 1991 cả tỉnh có 30ha và diện tích không tăng trong 5 năm sau đó. Từ năm 1996 diện tích có xu hướng giảm vào những năm đầu của thế kỷ XXI và hầu như không còn đóng góp đáng kể vào giá trị xuất khẩu của Tỉnh.

Từ việc trồng cao su, cà phê, hồ tiêu của tỉnh Đaklak trong những năm 1986 - 2003 đã xuất hiện nhiều mô hình nông trường quốc doanh liên kết với các thành phần kinh tế với nhiều hình thức và mức độ khác nhau và đạt kết quả khá tốt. Các loại cây dâu tằm, bông vải, quế… bắt đầu có sự quan tâm của người làm vườn, có triển vọng phát triển nhanh bổ sung vào nguồn hàng xuất khẩu. Việc tăng cường diện tích trồng những cây công nghiệp dài ngày chủ lực chứng tỏ tỉnh Đaklak đang dần điều chỉnh hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của mình vào sản xuất hàng nông sản xuất khẩu. Đây là hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh đồng thời phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và nhà nước.

Sản lượng cây công nghiệp dài ngày cũng phát triển cùng với việc tăng lên về diện tích bất chấp trong bối cảnh tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu khủng hoảng, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Năm 1990 sản lượng cây cà phê là gần 28.600 tấn gấp 5 lần so với sản lượng năm 1985. Sản lượng hồ tiêu năm 1990 tăng gấp 5 lần so với năm 1985. Sản lượng hạt điều trong tỉnh cũng bắt đầu tăng với tốc độ khá nếu năm 1994 mới chỉ có 661 tấn bước sang năm 1995 đã là 1882 tấn tăng hơn 10 nghìn tấn.

Đvt: tấn

Hình 2.1: Sản lượng cây công nghiệp 1990-2002

(Tác giả tự thống kê dựa trên số liệu Niên giám thống kê tỉnh Đaklak 2000, 2006)

Trong suốt những năm 1990 - 2003, về cơ bản sản lượng cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Đaklak tăng. Sản lượng các loại cây như cao su, chè, điều, hồ tiêu tăng chậm, có khi giảm xuống do diện tích trồng giảm nhưng không nhiều. Sản lượng cây cà phê là loại cây có sản lượng tăng, giảm mạnh nhất tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, giá cả thị trường và tâm lý người nông dân. Theo hình 2.1 Năm 1996 là năm sản lượng cây cà phê đạt giá trị cao nhất cho dù đây không phải là năm tỉnh Đaklak có diện tích trồng cà phê lớn nhất với 160.000 tấn. Nhưng sản lượng cây cà phê giảm đột ngột trong các năm 1997-1999. Năm 1999 chỉ còn gần 40.000 tấn. Từ năm 2000 trở đi sản lượng cây cà phê tiếp tục tăng trở lại nhưng chậm. Cho dù giá

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 cà phê cao su chè hồ tiêu điều

các sản phẩm từ cây công nghiệp trên thị trường những năm 2001-2003 rất thấp, người lao động hầu như không có lãi.

Cà phê 83% Cao su 12% Điều 4% Tiêu 1% 2002

Hình 2.2: Cơ cấu diện tích cây công nghiệp năm 2002 (Nguồn: niên giám thồng kê tỉnh Đaklak năm 2006)

Xét về cơ cấu diện tích cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Đaklak đến năm 2002, theo hình 2.2 diện tích cây cà phê vần chiếm ưu thế với 83%, tiếp sau là cao su 12%, chiếm tỉ trọng ít hơn là điều và hồ tiêu lần lượt chiếm 4% và 1%. Điều này chứng tỏ cây cà phê vẫn là cây trồng chủ lực phục vụ cho họat động xuất khẩu nông sản của tỉnh Đaklak.

Hoàn cảnh khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp dài ngày tăng giảm thất thường theo từng năm làm cho nhịp phát triển đang có đà từ giai đoạn trước có khi dừng lại. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp dài ngày phục vụ xuất khẩu phát triển đã tạo cơ sở cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 45)