Đẩy mạnh hoạt động xuất,nhập khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 53 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2 Đẩy mạnh hoạt động xuất,nhập khẩu hàng hóa

Hoạt động xuất khẩu:

Giai đoạn 1986 -2003 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Từ một tỉnh chưa có gì nhiều để xuất khẩu sau ngày giải phóng cho đến trước năm 1986, ở Đaklak các hoạt động xuất khẩu chủ yếu do trung ương tiến hành. Đến những năm đầu thế kỷ XXI Đaklak là một trong những tỉnh có hoạt động xuất khẩu sôi động chủ yếu của địa phương trực tiếp xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng.

Theo bảng 2.3 dưới đây, trong 7 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh chỉ có 3 mặt hàng có sự tham gia của trung ương là cà phê, điều và cao su. Trong đó mặt hàng cà phêcó số lượng xuất khẩu tăng dần theo từng năm. Năm 1997, trung ương xuất khẩu trực tiếp 44.863 tấn, đến vụ năm 2000 là 51.230 tấn và đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chỉ duy nhất có sự tham gia của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1997, khu vực này xuất khẩu 8.182 tấn cà phê đến năm 2000 là 12.167 tấn. [15,171].

Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu hàng hóa

Năm Tổng giá trị (nghìn USD Cà phê (Tấn) Tiêu (Tấn) Hạt điều (Tấn) Cao su (Tấn) Gỗ tinh chế (m3) Mật ong (tấn ) TW trực tiếp Địa phương trực tiếp Đầu tư nước ngoài Địa phương trực tiếp Địa phương trực tiếp Địa phương trực tiếp Địa phương trực tiếp Địa phương trực tiếp 1995 186.449 2.897 71.257 83 3.305 1.575 1996 140.871 20.807 59.267 2.105 1.280 86 4.156 1.012 1997 265.505 44.863 140.258 8.182 1.012 298 5.107 294 654 1998 316.470 32.753 158.950 5.965 299 160 5.809 0 1.296 1999 318.650 42.704 202.813 6.200 68 64 7.435 32 453 2000 235.446 51.230 277.436 12.167 188 88 4.585 685 670 Nguồn: [15]

Bên cạnh mặt hàng cà phê, cao su cũng là mặt hàng xuất khẩu chính mang về ngoại tệ cho tỉnh. Theo bảng 2.2, năm 1995 toàn tỉnh xuất khẩu 3.305 tấn cao su, sau đó tăng dần trong các năm 1996-1998. Năm có số lượng cao su xuất khẩu lớn nhất là năm 1999 với 7.435 tấn. Bước sang năm 2000 số lượng giảm còn 4.485 tấn. ở các năm tiếp theo số lượng cao su xuất khẩu tăng chậm cho đến khi tách tỉnh.

Riêng đối với mặt hàng hạt điều, trong những năm 1995-2000. Trong đó, số lượng hạt điều xuất khẩu chiếm tỉ trọng không cao trong tổng số lượng xuất khẩu. Cao nhất là năm 1997 với 298 tấn hạt điều. Sau đó do diện tích bị thu hẹp nên sản lượng không còn nhiều. Trong các mặt hàng xuất khẩu trước 1996, hạt điều là mặt hàng được chú trọng và có diện tích canh tác phát triển nhanh. Tuy nhiên từ sau năm 1996 diện tích cây điều của tỉnh sau khi tách tỉnh (2003) dù có tăng về diện tích nhưng số lượng xuất khẩu ngày càng giảm. Năm 1997 tỉnh xuất khẩu 298 tấn hạt điều, đến năm 2006 chỉ còn 28 tấn. Nguyên nhân cơ bản là do sự tác động của thị trường thế giới, bên cạnh đó cách thức quản lý điều hành không có hiệu quả do đa số đều là các xí nghiệp, nông trường do nhà nước quản lý chậm đổi mới trong phương thức quản lý điều hành và tiếp cận thị trường. Trong hoạt động kinh doanh còn mang nặng hình thức kinh doanh thời bao cấp. Ngoài ra các mặt hàng khác như cà phê, tiêu, cao su có giá nên người nông dân chặt điều để trồng những cây có lợi ích kinh tế cao hơn. Sự phát triển nên xuống của cây điều cho ta thấy Tỉnh chưa có một quy hoạch về trồng và phát triển cây điều mang tính lâu dài cho dù một tỉnh bên cạnh là Bình Phước vẫn phát triển được cây điều để trở thành hàng xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh.

Ngoài cây điều, mặt hàng bắp vàng dù không phải là cây công nghiệp dài ngày nhưng trước năm 1996 có xuất hiện trong danh mục hàng xuất khẩu của Đaklak nhưng đến giai đoạn 1996-2003 đã không còn được nhắc đến.

Cho đến năm 1990, tỉnh Đaklak chưa có hoạt động xuất khẩu gỗ ra bên ngoài. Đến năm 1996 đã xuất khẩu được 1.012 m3gỗ chủ yếu do địa phương trực tiếp xuất khẩu ra bên ngoài. Đến những năm 1997- 1998 dưới tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, hoạt động xuất khẩu gỗ gần như dừng lại. Phải đến những năm đầu của thế kỷ XXI, hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm làm từ gỗ mới dần phục hồi.

Trong giai đoạn 1996-2003, các mặt hàng xuất khẩu của Đaklak đã đa dạng hơn. Trước đây mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là cà phê, cao su. Mật ongtừ năm 1997 đã trở thành mặt hàng xuất khẩu của mang lại hiệu quả kinh tế của tỉnh và đang dần trở thành một mặt hàng có đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Theo bảng 2.2, nếu năm 1997 tỉnh mới xuất khẩu 654 tấn mật ong thì đến năm 1998 tăng

gấp đôi là 1296 tấn. Tuy nhiên từ năm 1999 do ảnh hưởng của tình hình thế giới, cùng với giá cả các mặt hàng nông sản khác, mật ong cũng bị rớt giá nên sản lượng xuất khẩu cũng giảm xuống chỉ còn 453 tấn được xuất khẩu. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế dần được phục hồi trong những năm đầu thế kỷ XXI xuất khẩu mật ong của tỉnh Đaklak lại có những bước tiến mới. Năm 2002, mật ong được xuất khẩu khoảng 3000 tấn chiếm trên 70% sản lượng mật ong của tỉnh và chiếm 33% tổng sản lượng xuất khẩu mật ong của cả nước và dần trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.[50,3-4] Bảng 2.3 và hình 2.3 dưới đây thể hiện cụ thể số lượng mặt hàng, khối lượng và giá trị xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của mật ong tỉnh Đaklak từ năm 2000 đến năm 2003.

Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu mật ong Đaklak thời kỳ 2000-2003

STT Nội dung Đơn vị 2000 2001 2002 2003

1 Khối lượng xuất khẩu Tấn 980 1.019 3.900 3.000

1.1 Mật ong (cà phê và

cao su) Tấn 980 1.091 3.850 2.952,2

1.2 Sáp ong loại 1 Kg 45.400 67.500

1.3 Sữa ong chúa Kg 2.170 7.700

2 Khối lượng mật ong

xuất khẩu cả nước Tấn 6.300 9.000 12.600 9.000

3 Tỉ trọng khối lượng

xuất khẩu % 14,4 11,3 31,0 33,0

4 Kim ngạch xuất khẩu mật ong

Triệu

USD 0,658 0,816 5,4 4,6

Mĩ 50% Hồng Kông 13% Hàn Quốc 1% Pháp 14% Đức 2% Nhật bản 20%

Hình 2.2: Tỉ lệ các nước nhập khẩu mật ong của Đaklak năm 2003.

Nguồn: [50,10]

Ngoài mật ong, tinh bột sắn cũng trở thành một mặt hàng khá quan trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong giai đoạn này. Cây sắn có mặt ở vùng đất Tây nguyên từ rất lâu, nó chủ yếu là cây lương thực thay thế vào những thời gian giáp hạt của bà con đồng bào dân tộc. Cho đến trước năm 2004 đã có một số nhà máy tinh bột sắn được xây dựng tuy nhiên sản phẩm chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước. Theo niên giám thống kê của tỉnh Đaklak thì tinh bột sắn bắt đầu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài từ năm 2004 và nhanh chóng nâng số lượng xuất khẩu lên cao. Nguồn cung cấp chủ yếu là từ những vùng đất không phù hợp với cây cà phê, cao su.

Nhìn chung, từ nửa cuối những năm 80 của thế kỷ XX, trong bối cảnh các nước Liên Xô và Đông Âu biến động, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Công tác tìm kiếm những thị trường mới, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Đaklak vẫn được tiến hành. Nhờ đó “kim ngạch hàng năm tăng 21%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 3 năm (1986-1988) đạt 70.120.000 rúp-đôla. Trong đó trung ương xuất khẩu trên địa bàn là 12.000.000 rúp-đôla” [9,167]. Từ năm 1985 đến 1990 tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh đạt 108 triệu rúp-đôla, góp phần quan trọng trong tái sản xuất mở rộng và tăng thu nhập ngân sách cho nhà nước.

Dù số lượng xuất khẩu của một số mặt hàng tăng giảm thất thường, nhưng xét một cách tổng thể, giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh vẫn tăng. Theo bảng 2.2 năm 1995 giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt 168.449 nghìn USD, năm 1999 con số này tăng lên là 318.650 nghìn USD. Năm 2000, giảm xuống còn 235.446 nghìn USD. Xuất khẩu hàng hóa đã đóng góp lớn vào thu nhập chung của toàn tỉnh.

Như vậy, về cơ bản đến trước những năm 1990 hoạt động xuất khẩu của tỉnh Đaklak chưa có nhiều thành tựu nổi bật, xuất khẩu chưa phải là một động lực đủ mạnh giúp các ngành kinh tế khác phát triển. Cho dù đến năm 1990 trong định hướng phát triển của tỉnh Đaklak hoạt động xuất khẩu hàng hóa trở thành mục tiêu chính trong hoạch định phát triển kinh tế nhưng vẫn chủ yếu là thông qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp còn ít vì vậy phát sinh nhiều chi phí. Chúng ta cũng chưa tìm được những thị trường ổn định, giá cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm chưa tương ứng đã làm suy giảm động lực sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó sản phẩm xuất khẩu của tỉnh còn nghèo nàn, đơn điệu. Tình trạng tranh mua, tranh bán, đẩy giá, ép giá còn phổ biến

Bước sang những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Đaklak đã có những bước chuyển mới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại được chú trọng, từng bước hình thành những thị trường ổn định. Từ năm 1991-1995 kim ngạch xuất khẩu đạt 316 triệu USD (năm 1995 đạt 183 triệu USD). Tuy nhiên công tác xuất khẩu còn những hạn chế giống những năm 1986-1990, mặt hàng xuất khẩu của tỉnh vẫn đơn điệu chủ yếu là cà phê. Có thể nói ngoài cây cà phê, hoạt động xuất nhập khẩu chưa làm được vai trò khuyến khích và thúc đẩy sản xuất đối với các sản phẩm khác mà tỉnh có ưu thế.

Một điểm đáng lưu ý trong họat động xuất khẩu là do đổi mới cơ chế quản lý điều hành. Chính sách khuyến khích người dân mở rộng và phát triển diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày của Tỉnh nên diện tích cây công nghiệp do tư nhân quản lý phát triển nhanh. Điều này giải thích việc xuất khẩu hàng hóa ở Đaklak trong khu vực trung ương trực tiếp xuất khẩu ngày càng giảm, trong khi đó khu vực do địa phương trực tiếp xuất khẩu lại tăng nhanh.

Hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Theo bảng 2.4 dưới đây hàng hóa nhập khẩu của tỉnh Đaklak trong giai đọan 1986 -2003 chủ yếu là xăng dầu, phân bón, gạo, máy nông nghiệp… những mặt hàng này được nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho đời sống nhân dân, sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Bảng 2.4: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu (địa phương trực tiếp)

m Hạt nhựa (tấn) Phân bón (tấn) Sắt thép (tấn) Máy nổ (chiếc) Xe ô tô các loại (chiếc) Bếp gas (chiếc) Dầu gốc và chất phụ gia (tấn) Máy cày máy xới (chiếc) 1995 10.964 25.650 6.857 1.940 43 916 3.840 55 1996 6.361 30.741 894 1.838 50 4.400 4.992 0 1997 510 44.689 0 3.732 1 0 0 0 1998 10.032 44.979 227 15.198 339 0 227 0 1999 9.669 57.461 0 1.504 0 0 0 0 2000 11.974 61.850 0 870 0 0 0 1.076 Nguồn: [15]

Theo thống kê thì các mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, trong các loại mặt hàng nhập khẩu phân bón là mặt hàng được nhập khẩu hàng năm và không ngừng tăng lên về số lượng. Ngoài ra việc nhập khẩu máy cày, máy xới, máy nổ…cũng chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp. Đến khoảng năm 1998 hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều giảm và nhiều mặt hàng ngừng nhập khẩu như: ô tô, bếp ga, dầu gốc, máy cày, sắt thép. Nguyên nhân chinh là các mặt hàng này thị trường trong nước đã có thể cung cấp nên họat động nhập khẩu dừng lại. Hạt nhựa và phân bón là hai mặt hàng tỉnh Đaklak tiếp tục nhập khẩu và không ngừng tăng lên về số lượng.

Là tỉnh chủ yếu phát triển nông nghiệp, hàng nhập khẩu phục vụ chủ yếu cho sinh họat hàng ngày của người dân và nông nghiệp nên giá trị nhập khẩu hàng hóa không cao so với giá trị xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh. Từ năm 1995 đến năm 2000

giá trị nhập khẩu giảm dần. Bảng 2.5 dưới đây thể hiện điều đó. Năm 1995, tổng giá trị nhập khẩu của Đaklak là 32,062 nghìn USD, năm 1999 chỉ còn 13,226 nghìn USD.

Bảng 2.5: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Đaklak 1995-2000

Đơn vị: nghìn USD

Nội dung 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng giá trị nhập khẩu (địa phương trực tiếp) 32,062 22,124 17,262 14,174 13,226 15,636 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 11,932 11,818 13,489 12,755 12,749 14,221 Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN 10,469 4,569 5,62 1,037 2,23 6,50 Nguồn:[15]

Dựa trên những điều kiện thuận lợi sẵn có, trong giai đọan 1986-2003 tỉnh Đaklak chú trọng đầu tư phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp dài ngày phục vụ cho xuất khẩu. Vì vậy, trong cán cân xuất nhập khẩu giá trị xuất khẩu luôn chiếm ưu thế hơn hẳn. Điều này được thể hiện rõ trong hình 2.4 dưới đây.

Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu (nghìn USD) Nguồn:[15]

Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của tỉnh Đaklak trong giai đoạn 1986-2002 có nhiều chuyển biến. Từ chỗ các mặt hàng xuất khẩu ít về số lượng, chủ yếu do nhà nước quản lý, mặt hàng xuất khẩu đơn điệu, trải qua nhiều thay đổi đến năm

168.449 140.718 265.505 316.47 318.65 235.446 32.062 22.124 17.262 14.174 13.226 15.63 0 50 100 150 200 250 300 350 1995 1996 1997 1998 1999 2000 xuất khẩu nhập khẩu

2002 tỉnh đã xác định xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng nông sản chủ yếu làm hàng xuất khẩu. Những năm đầu thế kỷ XXI, tỉnh đã trở thành một trong những tỉnh đứng đầu khu vực Tây Nguyên về xuất khẩu nông sản, các mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm ngày càng được chú ý đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Xuất khẩu hàng hóa dần trở thành động lực giúp cho các ngành kinh tế khác trong tỉnh phát triển.

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)