Kinh tế Đaklak 1986-2010

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 97)

6. Cấu trúc luận văn

4.1 Kinh tế Đaklak 1986-2010

4.1.1. Cơ cấu kinh tế

Từ sau năm 1986, kinh tế tỉnh Đaklak đã có nhiều thay đổi, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động đang đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh và là động lực để các ngành kinh tế phát triển. Về mặt tổng quát, trên lĩnh vực kinh tế, từ một nền kinh tế nhỏ bé, mang tính tự cung, tự cấp, đến nay nền kinh tế của Tỉnh trong những năm qua liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước.

Về cơ cấu kinh tế tỉnh Đaklak năm 2008, tính theo giá so sánh 1994 tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 55,07% trong GDP; công nghiệp - xây dựng 15,94%; thương mại - dịch vụ 28,99%. Tính theo giá hiện hành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 59,3%; công nghiệp - xây dựng 13,9%; thương mại - dịch vụ 26,8%.[14,2]

Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2003 đạt khoảng 9-10%. Tổng GDP năm 2008 (tính theo giá so sánh 1994) ước tính gấp 1,46 lần so với năm 2005; bình quân trong 3 năm đạt 12,68%/năm, Trong đó nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,32%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,99%, dịch vụ tăng 24,95%. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) 10,98 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,16% [14,2]

Trong 5 năm (2006 – 2010), mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn do tác động của lạm phát ở giữa kỳ và suy giảm kinh tế trong giai đoạn cuối kỳ, song, nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ phát triển khá, quy mô không ngừng mở rộng, cơ cấu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực…Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2006 – 2010, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Cụ thể, tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh 1994) bình quân hàng năm đạt trên 12%. Có nhiều nguyên nhân đem đến kết quả này, trong đó không thể không kể đến công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp chính quyền, công tác huy động vốn đầu tư xã hội đã được triển khai khá quyết liệt, đạt hiệu quả cao và sự tăng nhanh về số lượng mặt hàng xuất khẩu…

4.1.2 Sản xuất nông nghiệp.

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, các năm đều có bước phát triển khá, tương đối toàn diện; từ chỗ thiếu ăn đến nay tỉnh Đaklak không những đủ ăn mà còn có dự trữ và đảm bảo an ninh lương thực trên phạm vi địa bàn tỉnh. Nếu như năm 1975, tổng sản lượng lương thực có hạt 61.532 tấn, năm 1985 là 209.300 tấn, năm 2003 đạt trên 851.000 tấn, đến năm 2008 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 946.789 tấn. Sau năm 1975 cả tỉnh chỉ có 200ha ruộng nước, 5.000 ha cà phê, 3.000 ha cao su thì đến nay đã có trên 25.000ha ruộng nước, 181.120 ha cà phê, 23.900 ha cao su [14,2]…. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn tạo ra nguồn nông sản hàng hóa lớn phục vụ cho xuất khẩu.

Trong chăn nuôi, Tỉnh hình thành nhiều trang trại có quy mô lớn, đàn gia súc, gia cầm không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm 1975, toàn tỉnh chỉ có 3.520 con trâu, 12.629 con bò, 66.158 con heo và 165.900 con gia cầm, đến nay (năm 2008) đã có 29.800 con trâu, 212.000 con bò, 624.000 con heo, 68.000 dê và 5,8 triệu con gia cầm, gần 170.000 đàn ong, nuôi trồng thuỷ sản 6.319 ha [14,2] .... Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đạt được một số kết quả nhất định theo hướng tăng giá trị kinh tế tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hàng năm luôn vượt kế hoạch, năm 2008 thu được 844 tỷ đồng,

vượt 10,8% so với kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đạt trên 700 triệu USD (2008).

Trong các loại cây công nghiệp dài ngày ở Đaklak, cây cà phê có đóng góp lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Đaklak. Cây cà-phê được trồng ở Đaklak từ rất lâu nhưng đến năm 1986, xuất phát từ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước. Đảng bộ và chính quyền Đaklak có chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển và thâm canh cây cà-phê. Qua đó, cụ thể hóa thành Nghị quyết của Tỉnh ủy nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển cây cà-phê.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX các đơn vị làm công tác xuất nhập khẩu đã tìm đến từng hộ nông dân với hình thức đầu tư ứng trước, nghĩa là “quốc doanh” ứng trước cho nông dân máy cày, phân bón, có cả lương thực và thu hồi vốn sau khi có cà phê nhân; nông trường quốc doanh thì vận động bà con vào làm công nhân nhận khoán trồng và chăm sóc cà- phê. Từ đó, Đaklak hình thành nhiều vùng chuyên canh cây cà-phê, có đơn vị phấn đấu chỉ tiêu trong một mùa mưa trồng một nghìn ha như Công ty cà-phê Phước An, Thắng Lợi, Ea Tiêu, Xí nghiệp liên hiệp cà-phê Việt-Đức. Bên cạnh đó, Đaklak còn liên doanh trồng cà-phê với nước ngoài, cụ thể là Liên doanh Việt-Xô, Việt-Đức. Vùng chuyên canh cà-phê chiếm 86% diện tích sản xuất nông nghiệp và 89% sản lượng cà-phê trong toàn tỉnh. [37,1]

Khi chưa tách tỉnh, “Đaklak được coi là tỉnh có nhiều diện tích cà-phê nhất trong cả nước (chiếm 50%), sản lượng năm cao nhất đạt 452 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 316 triệu USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu cà-phê trong cả nước.. Điều đáng chú ý là cây cà phê ở Đắk Lắk đã góp phần giải quyết việc làm cho 200 nghìn lao động tham gia trực tiếp và khoảng 500 nghìn nhân khẩu khác liên quan sản xuất cà-phê. Sau khi tách tỉnh (đầu năm 2004), một phần diện tích thuộc về tỉnh Đaklak, nay Đaklak còn 166 nghìn ha cà-phê với sản lượng hàng năm khoảng 300 nghìn tấn và vẫn là tỉnh có diện tích và sản lượng cà-phê nhiều nhất trong cả nước.” [37,1]. Với 16 doanh nghiệp của Trung ương và địa phương tham gia xuất khẩu, hiện mặt hàng cà-phê của Đaklak có mặt trên thị trường 60 nước và

vùng lãnh thổ, thậm chí đã có mặt và được ưa chuộng ở những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu…

Như vậy, sau nhiều năm trồng, chế biến cà phê xuất khẩu, Đaklak đã có một mặt hàng thế mạnh nhờ lợi thế của vùng đất ba-zan. Song trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số địa phương trong tỉnh còn bất cập, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phương, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp. Năm 2006, Đaklak đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi ba nghìn ha cà-phê ở những vùng kém hiệu quả do nhân dân tự phát trồng để đến năm 2010 sản lượng cà-phê đạt 400 nghìn tấn với diện tích trên dưới 160 nghìn ha (năng suất bình quân đạt hơn 2,5 tấn/ha).

Theo đánh giá, mặc dù sản xuất nông nghiệp trong mấy năm gần đây (2009- 2010) liên tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn có bước phát triển mạnh mẽ cả chất lẫn lượng. Năm 2010 này, Đaklak chính thức gia nhập Câu lạc bộ 1 triệu tấn lương thực là minh chứng sinh động nhất. Cùng với sự phát triển của nông – lâm nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đạt được những tiến bộ đáng kể.

4.1.3 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Đaklak không ngừng phát triển. Tổng mức đầu tư của các thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp trong 5 năm (2001 – 2006) đạt 3.700 tỷ đồng. Đã hình thành được một số ngành công nghiệp có vị thế và trình độ sản xuất khá so với trong nước như: chế biến cà phê, chế biến gỗ...Một số ngành sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng như sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón... Các cụm, khu công nghiệp đang được khai thác, đầu tư và đi vào hoạt động. Hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng xã hội.

Thị trường nông thôn có sự phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân. Các dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp như: sửa chữa cơ khí, vận chuyển, sơ chế và bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch, bảo

vệ thực vật...phát triển đa dạng và chất lượng ngày càng cao. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2008 ước đạt 13.770 tỷ đồng. [14,3]

Cùng với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 28%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 (giá so sánh 1994) ước đạt 3.750 tỷ đồng, tăng hơn 3,4 lần so với năm 2005. Các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, ngân hàng, vận tải…) và thương mại cũng phát triển khá nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu ngày một đa dạng của sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng xã hội. [37,1]

Đaklak đã và đang chủ động mở rộng thị trường ra ngoài nước, từng bước khẳng định vai trò của mình trong khu vực và quốc tế. Đến năm 2010, Đaklak đã có trên 80 doanh nghiệp nhà nước, 266 HTX với số vốn đăng ký hoạt động hơn 55 tỷ đồng, 1.253 doanh nghiệp dân doanh với số vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng và hơn 20 nghìn hộ kinh doanh cá thể với số đăng ký là 550 tỷ đồng lực lượng này đóng góp một phần đáng kể trong các hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Trong quá trình đổi mới, các doanh nghiệp cũng tự đổi mới trang thiết bị, hình thức quản lý cho phù hợp, nhằm tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, như mặt hàng cà-phê, cao-su, điều, gỗ, mật ong, tinh bột sắn. Nhiều sản phẩm “nổi tiếng” như các sản phẩm của cà-phê Trung Nguyên, cà-phê An Thái, sản phẩm gỗ của Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, mủ cao-su của Công ty cao-su Đắk Lắk đã được xuất khẩu và thâm nhập ra thị trường nước ngoài, trong đó mặt hàng cà-phê luôn chiếm tỷ lệ cao. Tới nay, tỉnh Đắk Lắk đang có chiến lược phát triển cây cà-phê bằng đầu tư chiều sâu để không ngừng khẳng định và phát triển cao hơn nữa thương hiệu đã có để cây cà-phê thật sự làm giàu cho nông dân.

Cũng từ hoạt động của xuất nhập khẩu, theo thống kê của cục thống kê Đaklak thuế xuất nhập khẩu tăng nhanh từ 2006 đến 2010. Đây là nguồn thu lớn cho tỉnh trong quá trình tái sản xuất, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hình 4.1 dưới đây thể hiện cơ bản nội dung đã nêu trên

Đơn vị: triệu đồng

Hình 4.1: Giá trị thuế xuất nhập khẩu của tỉnh Đaklak năm 2006-2009 Nguồn:[17]

Bên cạnh những giá trị to lớn của hoạt động xuất khẩu hàng hóa mang lại, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng góp đáng kể vào sự đổi thay ở Đaklak từ 1986 đến 2010. Sự đóng góp này ngoài mang lại lại công ăn việc làm cho người dân địa phương, ứng dụng công nghệ mới… còn mang lại cho địa phương nguồn thuế khá quan trọng trong quá trình phát triển.

Đơn vị: triệu đồng

Hình 4.2: Giá trị thuế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Đaklak

2006-2009 (Nguồn: [17)

Theo bảng 4.2, giá trị thuế từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa cao. Trong các năm 2006-2009, năm mà khu vực này đóng góp nhiều nhất là năm 2007 đạt 4963 triệu đồng sau đó giảm mạnh trong hai năm 2009 và 2010.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, diện mạo từ nông thôn đến thành thị ở Đaklak đổi thay. Giao thông liên lạc phát triển với hệ thống đường tỉnh lộ được

1366 1662 3592 14863 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2006 2007 2008 2009

thuế xuất,nhập khẩu

thuế xuất,nhập khẩu

1766 4963 3112 1916 0 2000 4000 6000 2006 2007 2008 2009 thuế từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

nhựa hóa trên 70%; 100% số xã có điện lưới quốc gia; hơn 600 công trình thủy lợi vừa và nhỏ được xây dựng phục vụ nhu cầu tưới cho 70% diện tích cây trồng [24, 126]. Kinh tế tập thể chủ yếu là các hợp tác xã được củng cố và chuyển đổi theo mô hình mới hoạt động ngày một hiệu quả. Kinh tế trang trại trong nông lâm nghiệp phát triển nhanh, tính đến cuối năm 2009 có hơn 1.500 trang trại giải quyết việc làm cho 7.000 lao động. Các chương trình vay vốn, khuyến nông khuyến lâm được chú trọng đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực khu vực kinh tế nông thôn.

Tỉnh đã ban hành những chính sách khuyến khích và bảo đảm đầu tư, cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, chương trình hợp tác với các địa phương trong nước cùng với những nỗ lực trong xúc tiến đầu tư đã nâng cao kết quả thu hút đầu tư cũng như chuyển biến trong kinh tế đối ngoại. Các doanh nghiệp trong tỉnh chủ động triển khai chương trình hợp tác đầu tư sang các nước bạn Lào và Campuchia, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đã được Chính phủ ba nước cam kết đó là giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nhân lực và y tế trong khuôn khổ quy hoạch tổng thể tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

Nhìn chung kinh tế tỉnh Đaklak đã có nhiều đổi thay từ sau năm 1986. Xét về ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế thì họat động kinh tế đối ngoại trong những năm 1986-2003 chưa lớn. Sau khi tách tỉnh, họat động kinh tế đối ngoại đã phát triển mạnh mẽ nhất là trong họat động xuất nhập khẩu trở thành động lực chính thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh ảnh hưởng đối với kinh tế, hoạt động kinh tế đối ngoại cũng ảnh hưởng lớn đối với tình hình xã hội tỉnh Đaklak trong những năm qua.

4.2 Xã hội Đaklak 1986-2010

Sau 35 giải phóng nhất là từ sau năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự cố gắng của nhân dân các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Đaklak. Đaklak từ một tỉnh với vô vàn khó khăn thử thách đã từng bước nâng cao đời sống của người dân. Nguyên nhân căn bản làm thay đổi đời sống xã hội của người dân là do phát triển kinh tế.

Trong những năm 1986-2010, kinh tế Đaklak phát triển chủ yếu là nông –lâm nghiệp, trong đó cây công nghiệp dài ngày đóng vai trò chủ đạo. Là tỉnh có diện tích cây công nghiệp dài ngày lớn trong cả nước, đồng bào các dân tộc lại có truyền thống thâm canh cây công nghiệp. Vì vậy hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang chiếm ưu thế trong họat động kinh tế của người dân. Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần quan trọng trong những đổi thay trong đời sống của các đồng bào các dân tộc tỉnh Đaklak.

Trước hết, hoạt động văn hóa thông tin được đẩy mạnh, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Toàn tỉnh có trên 70% xã có nhà văn hóa và hầu hết các thôn, buôn có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Dịch vụ viễn thông có sự phát triển mạnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt đến 100% số xã trên địa bàn tỉnh. Bình quân có 83 thuê bao điện thoại/100 người dân, internet 11 thuê bao/100 người dân; sử dụng công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi. Việc cung cấp dịch vụ báo chí đến người dân được nhanh hơn, đã có 150/154 xã có báo

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)