6. Cấu trúc luận văn
3.2.4 Hoạt động du lịch quốc tế tăng về số lượng, số khách và số ngày lưu trú
Với định hướng tập trung đầu tư, khai thác du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Nghị quyết đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh “phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế có khả năng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, phù hợp với điều kiện, lợi thế của tỉnh..” [9,364].
Trong những năm 2005-2010, Đaklak là điểm đến của rất nhiều khách thăm quan trong và ngoài nước. Đặc biệt số lượng khách du lịch quốc tế ngày càng cao tăng dần theo từng năm. Bảng 3.6 thể hiện cụ thể số lượng khách quốc tế đến Đaklak trong những năm 2005-2010.
Bảng 3.6: Số lượng khách du lịch nước ngoài đến đaklak 2006-2010
Đơn vị: người 2006 2007 2008 2009 2010 Số khách 19.521 18.888 23.496 27.792 24.500 Số khách lưu trú 13.112 13.111 17.789 23.577 22.407 Số ngày lưu trú 18.045 17.088 26.781 23.125 23.718
(Nguồn: Tác giả thống kê từ Niên giám tỉnh Đaklak các năm 2009, 2010)
Theo bảng 3.6 lượng khách du lịch quốc tế đến với Đaklak tăng nhanh theo từng năm. Năm 2006 có 19.521 du khách, đến năm 2010 đã có tới 24.500 khách. Đây là một thành công của du lịch Đaklak vì trong những năm 2009, 2010 tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động du lịch quốc tế chịu ảnh hưởng rất lớn không chỉ có ở Việt Nam mà kể cả những thị trường du lịch lớn trên thế giới.
Thế mạnh du lịch của tỉnh được xác định là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh, ngành du lịch Đắk Lắk trong những năm qua đã có những bước phát triển khá, có quy hoạch tổng thể về du lịch đến năm 2010. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, các quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư khu du lịch trọng điểm của tỉnh lần lượt được hình thành. Chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh được phân định rõ, cơ sở hạ tầng về giao thông đã được tỉnh và Trung ương đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, đặc biệt chính sách khuyến khích đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh được ban hành đã thu hút
các Nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.
Ở Đaklak, Cây cà phê không những có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn đối với văn hóa du lịch. Sự phát triển du lịch của Đaklak đã khẳng định ngành cà phê kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, văn hóa bản địa có khả năng thu hút ngày càng nhiều lượng du khách đến tham quan du lịch tại tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay ngành du lịch tỉnh cùng với các doanh nghiệp hoạt động du lịch triển khai thực hiện chương trình kích cầu du lịch “Việt Nam - Điểm đến của bạn” hướng tới cả đối tượng khách quốc tế và khách nội địa, tiếp tục phát động chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch, vị thế điểm đến cũng như khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của các doanh nghiệp du lịch, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển chung du lịch của tỉnh.
Tận dụng lợi thế thiên nhiên ban tặng, sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự nhạy bén với thị trường du lịch quốc tế. Ngành du lịch Đaklak đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm 2006-2010. Những kết quả đó được thể hiện trong bảng 3.7 dưới đây.
Bảng 3.7 : Nguồn thu du lịch trên địa bàn tỉnh
Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 102.106 125.173 152.447 167.688 200.000 Doanh thu dịch vụ 38.848 54.834 59.212 65.609 Doanh thu bán hàng hóa 36.883 38.049 44.016 48.934 Doanh thu ăn
uống 26.392 32.290 49.219 53.145
(Nguồn: Tác giả thống kê dựa trên số liệu từ Niên giám thống kê 2009 và văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV)
Với lợi thế của mình, không chỉ ở hiện tại mà trong cả tương lai du lịch Đaklak, nhất là du lịch quốc tế sẽ phát triển mạnh mẽ. Bởi Tỉnh có một chiến lược
phát triển cho du lịch và xu hướng phát triển du lịch của tỉnh phù hợp với nhu cầu và xu thế du lịch trên thế giới và trong nước.
Bên cạnh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm 2004-2010, tỉnh Đaklak có thêm nhiều hoạt động đầu tư vốn sang Lào và Campuchia trong khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực Tam giác phát triển. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp của Tỉnh có điều kiện phát huy lợi thế sẵn có của mình.