Tình hình thế giới, trong nước và Đaklak những năm 2003-2010

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 67 - 69)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Tình hình thế giới, trong nước và Đaklak những năm 2003-2010

Tình hình thế giới và khu vực: Từ những năm đầu thế kỷ XXI kéo dài cho hết thập niên đầu tiên, tình hình thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Trong đó quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Việt Nam một nước đang phát triển đã và đang thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Năm 2004, chính phủ ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia quyết định hành lập vùng Tam giác phát triển. Đây là cơ hội thuận lợi để Đaklak tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại với Lào và Campuchia. Từ đây các doanh nghiệp Đaklak có nhiều cơ hội để đầu tư sang nước bạn làm đa dạng hình thức đầu tư kinh doanh. Đây được coi là là một bước phát triển trong quan hệ hợp tác nhiều mặt của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Năm 2007, sau một thời gian khá dài đàm phán, Việt Nam gia nhập WTO. Sau khi gia nhập WTO Việt Nam được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh về mặt kinh

tế. Điều này đã được tính toán và mong đợi trong suốt quá trình đàm phán để gia nhập. Để đáp ứng yêu cầu gia nhập, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể điều này sẽ có tác động trực tiếp đến chính sách phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Đaklak nó riêng. Gia nhập WTO, Việt Nam có thêm một thị trường rộng lớn chiếm 90% họat động trao đổi thương mại thế giới. Các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới quan tâm và đầu tư vào Việt Nam. Trong vòng 10 năm trở lại đây thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường có tiềm năng và an toàn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh tế phát triển nhanh làm xuất hiện trên thị trường một tầng lớp chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh có năng lực cạnh tranh độc lập cao không chỉ trong nước mà bắt đầu vươn ra thị trường bên ngoài. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 làm chao đảo nền kinh tế thế giới, điều này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, giá cả nông sản xuất khẩu mất giá nghiêm trọng. Phải hai năm sau mới có những dấu hiệu phục hồi đáng kể.

Những điều kiện khách quan và chủ quan đã có tác động sâu sắc đến các hoạt động kinh tế của Việt Nam nói chung và Đaklak nói riêng. Tạo nên một diện mạo mới cho hoạt động kinh tế đối ngoại Đaklak.

Tình hình kinh tế Đaklak

Tây Nguyên là vùng đất có nhiều tiềm lực để phát triển, là khu vực được các Bộ, ngành quan tâm phát triển. Tây Nguyên có 2 triệu ha đất đỏ Bazan, chiếm 60% diện tích đất Bazan trong cả nước, phù hợp với các loại cây trồng công nghiệp dài ngày như tiêu, điều, cà phê, cao su…Tây Nguyên còn có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế, có đường biên giới tiếp giáp với Lào, Campuchia là điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác đầu tư giữa ba nước Đông Dương, giữa Lào, Campuchia với Tây Nguyên.

Nhìn chung, với những cố gắng vượt bậc của nhân dân các dân tộc anh em tỉnh Đaklak, sự chỉ đạo đúng hướng của lãnh đạo Tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 của tỉnh Đaklak đạt 12,1%. Đến năm 2010 tỷ trọng nông- lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế là 49,9%, công nghiệp- xây dựng là 17,4%, dịch vụ

23%. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, năm 2010 đạt 3058 tỷ đồng, bình quân tăng trên 24%. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (2005-2010) đạt 2,93 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người là 14,2 triệu/người. Tổng GDP năm 2008 (tính theo giá so sánh 1994) ước tính gấp 1,46 lần so với năm 2005; bình quân trong 3 năm đạt 12,68%/năm, Trong đó nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,32%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,99%, dịch vụ tăng 24,95%. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) 10,98 triệu đồng [24,122-124]

Đến những năm 2009-2010 các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bắt đầu triển khai hoạt động đầu tư ở Tỉnh nhiều hơn. Tính đến 2010 tổng số vốn đầu tư FDI là 103 triệu USD. Cùng với hoạt động của các nhà đầu tư FDI, các tổ chức, quốc gia…đã tăng cường đầu tư vốn ODA cho tỉnh, các dự án này đã đưa lại những đổi thay trong các lĩnh vực điện, đường, trường, …cho đồng bào các dân tộc, trong đó nhiều nhất là của Nhật Bản.

Có thể nói, sau 7 năm tách tỉnh với những khó khăn bước đầu, Đakak dần ổn định và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho nhân dân. Hoạt động kinh tế đối ngoại đang tỏ rõ sự năng động, nhạy bén khi chủ động tự đổi mới, gia nhập sâu hơn vào sân chơi thế giới. Trong đó xuất khẩu nông sản ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Tỉnh. Nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)