Gia tăng diện tích canh tác và năng suất cây công nghiệp dài ngày phục

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 69 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1 Gia tăng diện tích canh tác và năng suất cây công nghiệp dài ngày phục

phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Những năm 2003-2010 là những năm hoạt động trồng cây công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa của Đaklak gặp nhiều khó khăn do thời tiết và sự lên xuống thất thường của thị trường trong nước và thế giới. Tuy vậy, Đaklak vẫn tiếp tục định hướng xây dựng kinh tế nông nghiệp lấy sản xuất hàng hóa xuất khẩu làm chính. Vì vậy, các hoạt động sản xuất vẫn được duy trì và ngày càng phát triển với tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và thế giới.

Trong những năm 2004-2010 có thể coi là những năm có những bước bứt phá mạnh trọng cả hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu và công tác xuất khẩu hàng

hóa của tỉnh Đaklak.Về sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đây là những năm tỉnh Đaklak chủ trương đẩy mạnh diện tích canh tác và gia tăng năng suất của cây công nghiệp dài ngày. Các mặt hàng xuất khẩu khác phát triển mạnh về số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế. Bảng 3.1 và 3.2 dưới đây sẽ thể hiện rõ nội dung này.

Bảng 3.1:Diện tích cây công nghiệp lâu năm 2003-2010

Đơn vị tính: ha

Năm Tổng số Trong đó

Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Ca cao

2003 207.365 30 166.619 22.840 2.816 14.730 2004 215.835 48 165.126 23.149 3.134 23.858 2005 232.965 47 170.403 22.809 3.567 35.505 2006 247.161 50 174.740 22.614 4.417 44.696 2007 254.957 52 178.903 23.310 4.716 47.093 0 2008 254.590 57 182.434 24.841 4.703 41.535 0 2009 249.630 63 181.960 25.124 5.035 36.421 0 2010 319.228 65 183.000 32.798 5.033 33.406 0

(Nguồn: Tác giả tự thống kê dựa trên Niên giám thống kê Dakalk các năm 2000 2006, 2009, 2010)

Bảng 3.2: Bảng Sản lượng cây công nghiệp lâu năm

Đơn vị: tấn

Năm Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Ca cao

2003 122 360.880 17.577 3.413 3.616 0 2004 165 330.660 19.349 3.705 4.625 0 2005 153 257.481 20.118 5.028 8.368 0 2006 182 435.925 25.770 6.462 16.297 0 2007 189 325.344 30.803 12.198 23.436 2008 206 415.494 27.641 12.198 21.522 2009 239 380.373 28.038 11.881 24.106

(Nguồn:Tác giả tự thống kê dựa trên Niên giám thống kê Đaklak các năm 2000, 2006, 2009)

Cây cà phê vẫn là loại cây đóng vai trò chủ đạo trong các cây trồng công nghiệp dài ngày. Trong các năm từ 2003 đến 2010, diện tích cây cà phê tiếp tục tăng đều. Năm 2004, sau khi tách tỉnh Đaklak có 165.126 ha cà phê giảm rất ít (khoảng 1500 ha) so với trước khi tách tỉnh vì hầu hết các vùng chuyên canh cây cà phê và những vùng đất phù hợp cho trồng mới cây cà phê đều nằm trên phạm vi quản lý của tỉnh Đaklak mới. Đến năm 2010, Đaklak có khoảng 183.000 ha cà phê và được coi là tỉnh sản xuất cà phê lớn nhất của cả nước, hàng năm sản lượng đạt trung bình 400.000 tấn, giá trị xuất khẩu chiếm gần 81% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, cà phê đóng góp trên 40% GDP của tỉnh [22,1].

Cây cao su là cây trồng truyền thống vì nó phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Daklak, tuy nhiên bước sang những năm đầu thế kỷ XXI diện tích cây cao su tăng khá chậm và đến năm 2006, diện tích còn giảm về diện tích nhưng không giảm về sản lượng mà còn tăng so với năm 2005. Sang những năm 2006-2010 diện tích cây cao su có diện tích tăng khá nhanh, về cơ bản hoạt động trồng mới tăng mỗi năm khoảng một nghìn ha, dù không bằng một số tỉnh ở Đông Nam Bộ nhưng cây cao su luôn là loại cây xuất khẩu chủ lực của Đaklak. Theo bảng 3.1, năm 2006 diện tích cây cao su ở Đaklak là 22.614 ha nhưng đến năm 2010 diện tích cao su là 32.798 ha trong đó 2.500 ha cao su tiểu điền, còn lại là của quốc doanh. Đaklak phấn đấu đến năm 2020 đạt 49.000 ha với sản lượng 60.000 tấn mủ, đưa cao su thành cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Trong những năm 2003-2010, cây tiêu là cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân nên diện tích trồng loại cây này phát triển khá dù đầu tư cho loại cây này khá tốn kém. Theo bảng 3.1, năm 2006, cây tiêu mới có 4.417 ha đến năm 2010 diện tích là 5.033 ha trong đó có khoảng 4.500 ha đã được đưa vào kinh doanh. Như vậy trong các năm 2009, 2010 diện tích cây tiêu có tăng nhưng không nhanh như những năm trước, cho dù có những lúc giá tiêu lên tới 108.00 tới 120.000đ/kg. Lý do là do những năm trước khi giá tiêu tăng người nông đã ồ ạt trồng tiêu kể cả ở những vùng đất không phù hợp và hiệu quả đạt được không cao. Trong những năm 2009, 2010 Tỉnh Đaklak chỉ đạo quy hoạch và rà soát lại diện tích cây tiêu đồng thời chỉ phát triển ở những vùng đất phù hợp, đồng thời khuyến

khích đồng bào dân tộc trồng xen cây tiêu vào vườn cà phê vối làm tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất đồng thời tạo bóng mát, cảnh quan cho cây cà phê.

Theo thống kê, cây Điều là cây trồng có diện tích tăng khá nhanh trong những năm 2003-2010 nhưng không bền vững. theo bảng 3.1 hai năm tăng nhanh nhất là 2005, 2006 và đến năm 2007 đạt đỉnh điểm về diện tích cây điều của Tỉnh (47.093 ha). Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, đến năm 2010, cả tỉnh chỉ còn 33.406 ha điều, giảm trên 12.300 ha so với năm 2007 (là năm có diện tích nhiều nhất), trong đó, diện tích điều cho sản phẩm là 26.401 ha. Diện tích điều này tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea Súp, Cư M’Gar, Ea Kar, Krông Ana, Buôn Đôn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, phần lớn diện tích điều của địa phương là do đồng bào các dân tộc trồng tự phát, bằng các giống điều thực sinh, ít được đầu tư chăm sóc... nên năng suất khá thấp. Năng suất điều cũng chỉ đạt từ 7 đến 9,56 tạ/ ha, thậm chí tại các vùng trọng điểm điều như Ea Súp, Cư M’Gar, Ea H’Leo, Buôn Đôn, Ea Kar có những vùng chỉ thu hoạch từ 1 đến 5 tạ điều nhân/ ha. Do năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém, nên nhiều vùng đồng bào đã chặt phá cây điều hàng loạt chuyển sang trồng cao su, ca cao và trồng rừng.

Huyện Ea Súp, trước đây đã chặt phá rừng nguyên sinh để trồng gần 16.000 ha điều và trở thành địa phương có diện tích điều lớn nhất tỉnh. Thế nhưng, đến chu kỳ thu hoạch, điều được tiếng “siêu lá” không cho quả, hoặc cho năng suất quá thấp chỉ vài tạ điều nhân/ ha. Trong vòng hai năm trở lại đây, huyện Ea Súp, bước đầu đã chuyển gần 5.600 ha điều kém hiệu quả kinh tế sang trồng lại rừng bằng cây keo để làm nguyên liệu giấy cho các doanh nghiệp sản xuất giấy. [51,1]. Đây là bài học đắt giá không chỉ cho người nông dân mà còn đối với công tác chỉ đạo, qui họach, dự báo thị trường của Tỉnh. Tỉnh Đắk Lắk hiện có 9 cơ sở chế biến hạt điều nhân xuất khẩu, với tổng công suất trên 36.000 tấn nguyên liệu/năm. Tuy nhiên, với tình trạng như hiện nay, diện tích ngày càng thu hẹp, năng suất cây điều thấp, thiếu nguyên liệu triền miên nên nhiều cơ sở chế biến nhân điều xuất khẩu đóng cửa, ngưng hoạt động.

Cây chè là cây có diện tích giảm nhanh, năm 1997 chè có 209 ha đến năm 2006 chỉ còn 48 ha. Vì vậy sản lượng cũng giảm và trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cây chè chiếm một vị trí quá nhỏ bé trong nền kinh tế của Tỉnh.

Tuy giai đoạn 2003-2010 một số loại cây trồng có giá trị xuất khẩu giảm diện tích và năng xuất nhưng một số cây trồng vật nuôi khác được chú trọng là mía, sắn và nuôi ong lấy mật cũng đang trở thành những mặt hàng có giá trị trong xuất khẩu, trong đó quan trọng là mật ong.

Về mật ong. Theo Hội nuôi ong tỉnh Đaklak, đến năm 2007, toàn tỉnh có hơn 800 hộ nuôi ong, với hơn 120.000 đàn ong. Đa số hội viên có trình độ kỹ thuật cơ bản, đáp ứng việc sản xuất ra các chế phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nguồn hoa phong phú và đa dạng, nên sản lượng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động nuôi ong. Đến năm 2010 công ty cổ phần ong mật Đaklak đã có 11.000 tấn mật ong xuất khẩu đến các nước Hoa Kỳ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc với thương hiệu “DakHoney”. Năm 2011, công ty mở rộng thị trường xuất khẩu mật ong sang vùng Trung Đông và Bắc Mỹ với sản lượng tăng hơn năm trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, công ty chuyển từ sản xuất tập trung sang mô hình giao khoán sản phẩm đến tận người lao động, chủ trại ong. Hiện nay, công ty đã liên kết với 1.200 hộ nông dân trong và ngoài tỉnh phát triển trên 200.000 đàn ong. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 với nội dung “Chất lượng, an toàn, đổi mới, chuyên sâu và nâng cao hiệu quả” đã bảo đảm cho sản phẩm của công ty đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng.[52,1]

Mặt khác, Công ty đã tinh giản bộ máy quản lý, sắp xếp công việc chuyên môn hợp lý trong tất cả các khâu sản xuất, chú ý các khâu sản xuất ong giống, phát triển đàn ong lấy mật để tăng sản lượng; tổ chức tốt khai thác mật, thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào; bảo quản sản phẩm trong khi vận chuyển, nhập kho và chế biến; kiểm tra đánh giá chất lượng trước khi đóng gói hàng đưa đi xuất khẩu. Công ty đã xây dựng nhà kho đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, trang bị một số thiết bị máy móc phù hợp và tiên tiến để chế biến, kiểm nghiệm sản phẩm; đồng thời đào tạo chuyên môn cho những công nhân, nhân viên vận hành các

thiết bị chế biến sản phẩm và làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Trong dây chuyền chế biến các loại sản phẩm của ong mật, công ty đã đề ra chỉ tiêu “5 S“ (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng) và duy trì chế độ “3 không“ tại các phân xưởng chế biến tại Đắk Lắk và TP. Hồ Chí Minh gồm: “Không nhận sản phẩm không phù hợp từ quá trình trước, không làm ra sản phẩm khuyết tật, không chuyển sản phẩm khuyết tật cho quá trình sau”; đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra và tỉ lệ hao hụt trong các khâu chế biến. Công ty đã thiết lập hệ thống quản lý chất lượng HACCP; xây dựng thương hiệu mật ong Đắk Lắk “DakHoney” nhằm quảng bá sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. [52,1-3]

Như vậy trong những năm 2004-2010, diện tích cây công nghiệp dài ngày ở Đaklak đã có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế mà các loại cây mang lại. Cây cà phê, cao su, tiêu được giá, có lợi ích kinh tế cao tiếp tục được duy trì và nhân rộng, trong khi diện tích cây điều, ca cao dần suy giảm và có nguy cơ giảm tiếp trong những năm tiếp. Cơ cấu sản lượng xuất khẩu cây cà phê, điều, tiêu tăng lên các mặt hàng khác sẽ giảm dần. Cùng trong quá trình đó một số mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu của tỉnh đã được đầu tư phát triển, làm đa dạng các mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời làm thay đổi cơ cấu, giá trị hàng hóa xuất khẩu của tỉnh trong giai đọan 2003 -2010.

Một phần của tài liệu hoạt động kinh tế đối ngoại đăklăk 1986 2010 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)