Câu trần thuật

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 02 40 pdf (Trang 72 - 75)

6. Bố cục luận văn

3.5.1. Câu trần thuật

Câu trần thuật hay còn được gọi là câu kể, là loại câu nêu lên, nói về các sự kiện, hiện tượng, các tình trạng hoặc hành động. Loại câu này không yêu cầu người nghe phải trả lời mà chỉ là một thông báo để người nghe biết, và đồng tình hoặc tư duy cùng với mình.

Trong phần Luyện từ và câu của chương trình tiếng Việt hiện hành, câu

trần thuật được dùng với tên là câu kể. Theo đó, câu kể được giới thiệu là những câu dùng để:

67

- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. - Cuối câu kể thường có dấu chấm.

Bên cạnh đó, học sinh cũng được tìm hiểu các kiểu câu kể: câu kể Ai làm

gì?, Ai là gì?, Ai thế nào? ...

Các nội dung học sinh được học đều là những kiến thức, những bài tập cơ bản, giúp học sinh hiểu một cách sơ lược về loại câu này. Tuy nhiên, ngay

từ cách đặt tên bài học đã là một câu hỏi lớn: Câu kể Ai làm gì?... Như đã

định nghĩa, câu kể là một loại câu thông báo, do đó, sử dụng tên gọi “câu kể

Ai làm gì?” rất dễ gây hiểu nhầm thành một câu hỏi vì vừa có từ để hỏi, vừa

có dấu chấm hỏi. Mặt khác, kiểu câu này chỉ được coi như một cách hướng dẫn trả lời các loại câu hỏi làm gì, là gì, ở đâu... mà không phải đặt nó trong một vai trò riêng là thông báo, kể lại...Vì lí do đó, mặc dù có đề cập tới vấn đề khẳng định và phủ định trong câu, nhưng khẳng định và phủ định ở đây được hướng dẫn là đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi chứ không phải là trong bản thân của câu nói. Hay nói cách khác, vấn đề về câu kể được trải dài từ lớp 2 đến lớp 4, mỗi năm học sinh được học một ít, nhưng nội dung đưa ra chưa rõ ràng giữa trả lời câu hỏi và câu kể đơn thuần.

Trong nội dung dạy học về câu trần thuật cho học sinh, ngoài cho học sinh biết được khái niệm về kiểu câu và đặt được các câu thì cũng cần cho các em tìm hiểu về các dạng thức trần thuật: khẳng định và phủ định để dùng được chúng. Trong tiếng Việt, phủ định thường được phân biệt với khẳng

định bởi các từ phủ định: không, chưa, chẳng...Nhưng câu khẳng định còn

được cấu tạo bởi các phương thức “phủ định của phủ định” như: - ....không thể không...

- ....không phải là không... - không phải ... không...

68

Ví dụ: Bà ấy không thể không quan tâm đến con. (= Bà ấy chắc chắn

phải quan tâm đến con)

Không phải cô ấy không đến mà cô ấy đến muộn.

Các cách nói này rất phổ biến trong khẩu ngữ hàng ngày, nó không chỉ là những câu khẳng định thông thường mà còn mang hàm ý nhấn mạnh đến tính chắc chắn của nội dung thông báo.

Trong nhiều trường hợp, việc nhận biết câu khẳng định và câu phủ định thông qua việc xác định có từ phủ định hay không không phải là hoàn toàn đúng. Tính chất khẳng định còn được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa từ

phủ định với từ phiếm chỉ ai, gì...

Ví dụ: Ai lại không biết việc đó. = Ai cũng biết việc đó.

Việc gì nó làm chẳng xong. = Việc gì nó cũng làm xong.

Cũng có những cách kết hợp quen thuộc trong giao tiếp mà người Việt thường sử dụng như:

- Cô ấy mà lại không đi học. (= Cô ấy chắc chắn đi học.) - Nó quên không nấu cơm. (= Nó quên nấu cơm.)

Những cách nói này thường đi cùng với ngữ điệu để thể hiện một cách rõ nhất tính khẳng định của câu nói.

Tính chất phủ định cũng có những trường hợp đặc biệt. Thông thường, các từ phủ định là dấu hiệu nhận biết rõ nhất đó là câu phủ định. Tuy nhiên, cũng có những cách nói không sử dụng từ phủ định mà vẫn diễn đạt được nội dung phủ định như:

- Có trời mà biết. = không biết

- Làm gì có chuyện ấy. = không có chuyện ấy.

Những câu nói kiểu này thường kèm theo các sắc thái biểu cảm và được sử dụng ngữ điệu phù hợp.

Mỗi cách nói phủ định hay khẳng định như thế không phải được sử dụng trong mọi hoàn cảnh mà phải căn cứ vào đối tượng giao tiếp, hoàn

69

cảnh giao tiếp để đảm bảo nguyên tắc lịch sự và duy trì được cuộc hội thoại đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 02 40 pdf (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)