Một thiết kế nội dung tương thích

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 02 40 pdf (Trang 56 - 59)

6. Bố cục luận văn

2.4. Một thiết kế nội dung tương thích

Để có một cái nhìn cụ thể hơn về những nội dung về lý thuyết và thực hành đã đưa ra, chúng tôi thiết kế thử một số nội dung bài giảng từ. Phương

pháp thiết kế chúng tôi sử dụng là phương pháp Việc làm. Trong mỗi việc sẽ

có từng thao tác nhỏ là phần của thầy nói và trò thực hiện.

Nội dung 1: Từ đơn tiết và từ đa tiết Việc 1. Giới thiệu khái niệm

GV. Cho câu văn: Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Em xác định các

từ trong câu văn trên.

HS. Dùng gạch chéo phân biệt các từ: Hoa mận/ vừa/ tàn/ thì/ mùa

xuân/ đến.

GV. Xác định số lượng tiếng trong từng từ.

HS. hoa mận: 2 tiếng vừa: 1 tiếng

tàn : 1 tiếng thì : 1 tiếng

mùa xuân : 2 tiếng

đến : 1 tiếng

GV. Kết luận:

51

- Những từ có hai tiếng (hai âm tiết) trở lên gọi là từ đa tiết.

HS. Nhắc lại để ghi nhớ khái niệm.

GV. Chia các từ vừa tìm trong câu văn vào hai loại: từ đơn tiết và từ đa tiết.

HS. Từ đơn tiết: vừa, tàn, thì, đến.

Từ đa tiết: hoa mận, mùa xuân. Việc 2. Thực hành

GV. Em tìm các từ đơn tiết và từ đa tiết trong đoạn sau:

Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch.

HS. Thực hiện các bước xác định từ và xác định tiếng trong mỗi từ để thu được kết quả:

Từ đơn tiết Từ đa tiết

những, bác, lẫn, với, cậu, mình, dài

rô già, rô cụ, lực lưỡng, đầu đuôi, đen sì, màu bùn, rô đực, cường tráng,

mốc thếch

GV. Em nói một câu giới thiệu về bản thân hoặc gia đình có sử dụng cả từ đơn tiết và đa tiết.

HS. Mỗi học sinh tự nói một câu. Ví dụ: Bố mẹ em đều là giáo viên.

Nội dung 2. Từ đồng nghĩa Việc 1. Giới thiệu khái niệm

1. Từ đồng nghĩa

GV. Thầy / cô có hai từ: thiếu nhi – trẻ em. So sánh nghĩa của hai từ.

HS. Hai từ này có nghĩa giống nhau.

GV. Người ta gọi thiếu nhi và trẻ em là hai từ đồng nghĩa. Vậy từ đồng

52

HS. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. GV. Cho HS nhắc lại khái niệm để ghi nhớ.

HS. Nhắc lại.

2. Cách dùng từ đồng nghĩa

GV. Thầy / cô có cụm từ: Ngày quốc tế thiếu nhi. Thay từ thiếu nhi bằng

một từ đồng nghĩa với nó.

HS. Thay bằng từ trẻ em.

GV. Người Việt Nam có sử dụng cách nói Ngày quốc tế trẻ em không?

Vì sao?

HS. Người Việt Nam không dùng cách nói đó, vì.... (HS có thể trả lời bằng các phương án khác nhau hoặc không có câu trả lời)

GV. Giới thiệu: thiếu nhi là từ Hán Việt, trẻ em là từ thuần Việt. Thông

thường khi nói đến các tên gọi hoặc các nội dung mang tính chất trang trọng,

chúng ta thường dùng từ Hán Việt. Còn trẻ em dùng trong các trường hợp mang

tính chất bình dân hơn.

GV. Kết luận: Khi dùng từ đồng nghĩa phải lưu ý về cách dùng sao cho đúng với từng hoàn cảnh.

Việc 2. Thực hành

GV. Em tìm từ đồng nghĩa với các từ : lợn, bát, mũ, ngô và cho biết mỗi từ được dùng ở vùng/ miền nào?

HS. Có thể thực hiện cá nhân hoặc thảo luận nhóm. Kết quả:

Nội dung Các từ đã cho Từ đồng nghĩa

lợn heo

bát chén

mũ nón

ngô bắp

53

GV. Cho các từ: đen, ô, mực, thâm, mun. Đây có phải là các từ đồng

nghĩa không? Vì sao?

HS. Đó là các từ đồng nghĩa, vì cùng chỉ một màu sắc: màu đen. GV. Dùng các từ trên điền vào chỗ chấm thích hợp:

áo ... quần ... mèo ... chó ... ngựa ...

HS. Thực hiện

áo đen quần thâm mèo mun chó mực ngựa ô

GV. Tìm các từ đồng nghĩa với từ ăn.

HS. xơi, chén, hốc, ...

GV. Dùng từ đồng nghĩa vừa tìm được, nói các câu mời trong các trường hợp sau:

- Mời người lớn tuổi ăn cơm. - Mời bạn bè ăn cơm.

HS. Nói câu và dùng từ hợp lí. Ví dụ: - Con mời bố mẹ xơi cơm.

- Mời bạn ăn cơm nhé!

GV. Có thể cho HS thực hành nói thêm với trường hợp một số từ đồng nghĩa khác.

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 02 40 pdf (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)