Sự tình trong câu

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 02 40 pdf (Trang 67)

6. Bố cục luận văn

3.4.2. Sự tình trong câu

Câu là một mô hình cấu trúc trừu tượng, có thể chưa có ngữ nghĩa cụ thể. Khi được “lấp đầy từ vựng” (thuật ngữ của Bùi Minh Toán ) một cách thích hợp thì câu mới trở thành đơn vị mang nghĩa, trong đó nghĩa biểu hiện là một thành phần nghĩa quan trọng. Đó là thành phần nghĩa ứng với sự việc, hiện tượng, sự tình đề cập đến. Các loại sự tình rất đa dạng và có nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân chia sự tình. M.A.K.Halliday và Hoàng Văn Vân có cùng quan điểm trong phân loại sự tình thành 6 loại: các quá trình vật chất, tinh thần, quan hệ, hiện hữu, hành vi, phát ngôn. S.C.Dik thì dựa trên các đặc trưng về tính (+ / - động) và (+ / - chủ ý) để phân sự tình thành 5 loại: hành động, quá trình, trạng thái, tư thế, quan hệ. Chúng tôi sẽ sử dụng năm loại sự tình này làm nội dung thể hiện nghĩa biểu hiện trong câu bởi nó đề cập tới được các đặc trưng phù hợp với khả năng nhận diện của người bản ngữ - trong đó có học sinh và tên gọi cũng như khái niệm đưa ra là khá gần gũi.

a) Sự tình hành động

Loại sự tình này được đặc trưng bởi tính (+ động) và (+ chủ ý). Do hai tính chất đó, có thể nhận diện được loại sự tình này bằng các từ ngữ:

- Từ ngữ chỉ tốc độ: nhanh, chậm, từ từ, ngay, bỗng nhiên… - Từ ngữ chỉ ý thức, ý chí: dám, định, cố, mong…

Ví dụ: Người đàn bà nhận ra được tôi ngay. (Nguyễn Minh Châu)

b) Sự tình quá trình

Loại sự tình này được đặc trưng bởi tính (+ động) và (- chủ ý). Sự việc diễn ra không nằm trong ý định của một chủ thể nhất định. Tuy nhiên, trong câu vẫn có thể sử dụng các yếu tố chỉ tốc độ hay định hướng.

62

Ví dụ: Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già. (Vũ Đình Liên)

c) Sự tình trạng thái

Tính chất (- động) và (- chủ ý) là đặc trưng của loại sự tình này. Trong tiếng Việt, sự tình trạng thái thường được biểu hiện bởi tính từ hay động từ trạng thái mà không có yếu tố chỉ tốc độ hay định hướng đi kèm.

Ví dụ: Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

(Nguyễn Khuyến)

d) Sự tình tư thế

Đây là loại sự tình có đặc trưng (- động) nhưng (+ chủ ý). Sự việc diễn ra nằm trong ý thức của chủ thể nhưng không có sự biến đổi nào trong quá trình.

Ví dụ: Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe, chịu rét qua đêm.

(Theo Nguyễn Trần Bé)

e) Sự tình quan hệ

Loại sự tình này mang đặc trưng giống sự tình trạng thái, nghĩa là (- động) và (- chủ ý). Tuy nhiên, để diễn ra được sự tình này thì cần ít nhất hai đối tượng tham gia (tham thể).

Ví dụ: Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà tôm các bạn.

(Theo Trương Mĩ Đức, Tú Nguyệt)

Các loại sự tình này thể hiện rõ nghĩa biểu hiện trong câu và phát ngôn. Một sự tình, sự việc rất đơn giản cũng có thể được làm thành một câu, ví

dụ: Em buồn lắm. Câu có thể là một nhận xét, đánh giá, miêu tả, một cảm

xúc,…Thậm chí, trong bản ngữ, câu không nhất thiết phải có cấu trúc đầy đủ chủ - vị như thông thường; hay nói một cách khác, có những sự tình mà không câu.

63 3.4.3. Tình thái trong câu

Tình thái là một trong những đặc trưng của từng ngôn ngữ, và đặc biệt khó đối với người nước ngoài khi tiếp xúc với một ngoại ngữ mới. Đó cũng là yếu tố vẫn còn thiếu trong hệ thống nội dung dạy câu ở trường phổ thông mà chúng tôi muốn đề cập tới. Nếu không có tình thái, câu chỉ đơn thuần là một cấu trúc trừu tượng, không hiện thực hoá được trong giao tiếp hàng ngày.

Theo Lyons J., tình thái được hiểu là “thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả”. Palmer cũng cho rằng tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói ra. Tình thái là một bộ phận không thể thiếu để chuyển tải thái độ, tâm tư của người nói đối với sự tình được nêu ra cũng như đối với người nghe. Chúng tôi thử lấy một ví dụ: một cô hiệu trưởng trong buổi lễ bế giảng năm học của học sinh tiểu học có đôi lời phát biểu về quá trình học tập suốt một năm qua của các em. Cuối cùng cô chốt: “Các em có vui mừng với những thành tích mà mình đạt được không? Cô trò chúng mình cùng tiếp tục cố gắng nhé!”. Sẽ là thành công nếu cô giáo sử dụng các từ tình thái trong câu mà đi kèm với ngữ điệu. Do không sử dụng đúng ngữ điệu mà chỉ là một câu chốt đọc ra với ngữ điệu đều đều không có điểm nhấn mà lời nói của cô không tạo ra sự kết nối với học sinh. Đó là lí do tại sao trong giao tiếp, các yếu tố tình thái là không thể thiếu.

Theo Bùi Minh Toán, trong tiếng Việt, tình thái được thể hiện bằng các phương diện khác nhau thuộc ba lĩnh vực:

- Về ngữ âm, có phương tiện ngữ điệu (giọng nói lên cao hay xuống thấp, mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, liên tục hay ngắt quãng.

Ví dụ: cùng một phát ngôn “Anh đi làm rồi”, nếu sử dụng ngữ điệu khác nhau thì sẽ tạo ra những câu khác nhau: Câu hỏi “Anh đi làm rồi?” hay câu kể bình thường “Anh đi làm rồi”.

64

- Về từ vựng, phương diện tình thái khá phong phú, bao gồm:

+ Các phụ từ đi kèm theo trung tâm vị ngữ: đã, sẽ, đang, mới, chẳng,

chưa, đừng, chớ…

+ Các động từ tình thái làm vị ngữ: muốn, toan, định, dám, bị, được,

phải, nên, cần…

+ Các từ ngữ nghi vấn để thể hiện tình thái hỏi: ai, thế nào, sao, đâu… + Các tiểu từ tình thái cuối câu: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, thật…

+ Các thán từ: ôi, chao ôi, trời ơi…

+ Các trợ từ: chính, cả, ngay, đến, chỉ, mới…

+ Các quán ngữ tình thái: nói gì thì nói, thảo nào, kể ra, tiếc là, quả

nhiên là, chẳng may, nào ngờ…

Các đơn vị từ vựng thể hiện tình thái này có thể lồng vào trong quá trình dạy về các kiểu câu chia theo mục đích nói vì mỗi loại đều có sự phù hợp với những kiểu câu khác nhau, như các thán từ thể hiện rõ tình thái trong câu cảm thán, các từ ngữ nghi vấn trong câu hỏi…

- Về ngữ pháp, các kết cấu chỉ thái độ, sự đánh giá của người nói, kết cấu giả thiết có thể được sử dụng làm phương tiện tình thái như “tôi e là, tôi cho rằng, nếu…thì, giá mà…thì…”

Các yếu tố tình thái này thường sẽ không được dạy riêng mà gắn với từng loại câu, từng loại phát ngôn. Do đó, có thể đan xen chúng trong quá

trình dạy các vấn đề khác về câu nhằm tạo ra được hiệu quả tốt nhất.

3.4.4. Giao tiếp lịch sự

Trong giao tiếp xã hội, lịch sự là một nhân tố quan trọng chi phối tới cả quá trình và kết quả giao tiếp. Nó được coi như một nguyên tắc giao tiếp cần yếu trong hoạt động giao tiếp hàng ngày.

Lịch sự được coi như một chuẩn mực xã hội. Trong truyền thống của người Việt Nam, kính trên, nhường dưới, hiếu khách, ... là những nét đẹp văn

65

hoá luôn luôn được coi trọng. Để thể hiện sự tôn trọng với người trên, trong

giao tiếp thường dùng thêm từ “ạ” (Cháu chào bác ạ!). Khi muốn yêu cầu người khác thì thêm các từ “xin, mời...” (Mời anh xơi cơm.). Người Việt Nam

thường khuyên nhau “lựa lời mà nói” để đảm bảo tuân theo đúng chuẩn mực của xã hội trong giao tiếp, nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp.

Lịch sự cũng được coi là những nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của mỗi nền văn hoá: khoan dung, khiêm nhường, cảm thông... Do đó, trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp, người tham gia giao tiếp không sử dụng những câu nói trực tiếp mà gián tiếp thể hiện ý kiến của mình qua cách nói vòng, nói bóng gió. Những cách nói này làm giảm thiểu đáng kể sự “bất lịch sự” trong một số nội dung giao tiếp, đặc biệt là khi các quan điểm của những người tham gia giao tiếp có sự đối lập nhau.

Ngoài ra, khi đề cập tới vấn đề lịch sự, các nhà nghiên cứu còn quan tâm tới một khái niệm nữa là khái niệm thể diện: thể diện âm tính và thể diện dương tính. Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Một hành động giữ thể diện hướng vào thể diện âm tính của một người sẽ phải thể hiện sự tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian và quan hệ của người khác, thậm chí bao gồm cả việc xin lỗi về sự áp đặt hoặc làm gián đoạn. Cái đó được gọi là phép lịch sự âm tính. Một hành động giữ thể diện hướng vào thể diện dương tính của một người khác sẽ phải thể hiện tình đoàn kết, nhấn mạnh nguyện vọng chung, mục đích chung của hai người. Cái đó được gọi là phép lịch sự dương tính”.

Trong dạy học giao tiếp với học sinh tiểu học, có thể sử dụng một số biện pháp phù hợp để giúp học sinh thực hiện được nguyên tắc lịch sự:

- Chọn cách xưng hô phù hợp: Trong văn hoá của người Việt Nam, xưng hô đúng chuẩn mực là điều rất quan trọng. Rất nhiều người nước ngoài cảm thấy việc xưng hô của người Việt là vô cùng rắc rối và khó khăn bởi có quá nhiều những từ dùng để xưng hô. Thậm chí, với người Việt, xưng hô trong

66

nhiều hoàn cảnh cũng là một vấn đề khó, trong đó có cách gọi thay ngôi: gọi em trai bằng chú, gọi em gái là cô...

- Lựa chọn cách nói trực tiếp hay gián tiếp phù hợp với từng hoàn cảnh. Ví dụ, khi muốn người khác làm giúp mình việc gì, người Việt thường dùng

cách nói nêu sự việc hoặc cảm giác của cá nhân mà không đi vào yêu cầu (Phòng

bí quá nhỉ? - Khi muốn người khác mở cửa hoặc bật điều hoà...). Nhưng khi

muốn mời người khác (đặc biệt là mời ăn uống, mời đến chơi nhà...) thì lời nói trực tiếp lại hiệu quả hơn vì nó thể hiện sự hiếu khách, nhiệt tình (Ví dụ:

Khi mời người khác một món ăn thì có thể nói trực tiếp: Món này ngon lắm,

mời anh xơi! được coi là hiếu khách, còn dùng cách hỏi gián tiếp Anh có ăn không? thì bị coi là chưa nhiệt tình...)

Ngoài ra còn có nhiều phương tiện thể hiện lịch sự (như lựa chọn các vị từ thích hợp, sử dụng các tiểu từ tình thái...) chúng tôi sẽ đề cập đến trong từng lối đặt câu thường gặp.

3.5. Thiết kế kĩ năng đặt và sử dụng câu theo mục đích phát ngôn

Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trao đổi thông tin qua các lối đặt câu: trần thuật, hỏi, cầu khiến (đôi khi cả cảm thán). Tìm hiểu kĩ cách đặt các kiểu câu này sẽ giúp học sinh nói tốt hơn.

3.5.1. Câu trần thuật

Câu trần thuật hay còn được gọi là câu kể, là loại câu nêu lên, nói về các sự kiện, hiện tượng, các tình trạng hoặc hành động. Loại câu này không yêu cầu người nghe phải trả lời mà chỉ là một thông báo để người nghe biết, và đồng tình hoặc tư duy cùng với mình.

Trong phần Luyện từ và câu của chương trình tiếng Việt hiện hành, câu

trần thuật được dùng với tên là câu kể. Theo đó, câu kể được giới thiệu là những câu dùng để:

67

- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. - Cuối câu kể thường có dấu chấm.

Bên cạnh đó, học sinh cũng được tìm hiểu các kiểu câu kể: câu kể Ai làm

gì?, Ai là gì?, Ai thế nào? ...

Các nội dung học sinh được học đều là những kiến thức, những bài tập cơ bản, giúp học sinh hiểu một cách sơ lược về loại câu này. Tuy nhiên, ngay

từ cách đặt tên bài học đã là một câu hỏi lớn: Câu kể Ai làm gì?... Như đã

định nghĩa, câu kể là một loại câu thông báo, do đó, sử dụng tên gọi “câu kể

Ai làm gì?” rất dễ gây hiểu nhầm thành một câu hỏi vì vừa có từ để hỏi, vừa

có dấu chấm hỏi. Mặt khác, kiểu câu này chỉ được coi như một cách hướng dẫn trả lời các loại câu hỏi làm gì, là gì, ở đâu... mà không phải đặt nó trong một vai trò riêng là thông báo, kể lại...Vì lí do đó, mặc dù có đề cập tới vấn đề khẳng định và phủ định trong câu, nhưng khẳng định và phủ định ở đây được hướng dẫn là đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi chứ không phải là trong bản thân của câu nói. Hay nói cách khác, vấn đề về câu kể được trải dài từ lớp 2 đến lớp 4, mỗi năm học sinh được học một ít, nhưng nội dung đưa ra chưa rõ ràng giữa trả lời câu hỏi và câu kể đơn thuần.

Trong nội dung dạy học về câu trần thuật cho học sinh, ngoài cho học sinh biết được khái niệm về kiểu câu và đặt được các câu thì cũng cần cho các em tìm hiểu về các dạng thức trần thuật: khẳng định và phủ định để dùng được chúng. Trong tiếng Việt, phủ định thường được phân biệt với khẳng

định bởi các từ phủ định: không, chưa, chẳng...Nhưng câu khẳng định còn

được cấu tạo bởi các phương thức “phủ định của phủ định” như: - ....không thể không...

- ....không phải là không... - không phải ... không...

68

Ví dụ: Bà ấy không thể không quan tâm đến con. (= Bà ấy chắc chắn

phải quan tâm đến con)

Không phải cô ấy không đến mà cô ấy đến muộn.

Các cách nói này rất phổ biến trong khẩu ngữ hàng ngày, nó không chỉ là những câu khẳng định thông thường mà còn mang hàm ý nhấn mạnh đến tính chắc chắn của nội dung thông báo.

Trong nhiều trường hợp, việc nhận biết câu khẳng định và câu phủ định thông qua việc xác định có từ phủ định hay không không phải là hoàn toàn đúng. Tính chất khẳng định còn được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa từ

phủ định với từ phiếm chỉ ai, gì...

Ví dụ: Ai lại không biết việc đó. = Ai cũng biết việc đó.

Việc gì nó làm chẳng xong. = Việc gì nó cũng làm xong.

Cũng có những cách kết hợp quen thuộc trong giao tiếp mà người Việt thường sử dụng như:

- Cô ấy mà lại không đi học. (= Cô ấy chắc chắn đi học.) - Nó quên không nấu cơm. (= Nó quên nấu cơm.)

Những cách nói này thường đi cùng với ngữ điệu để thể hiện một cách rõ nhất tính khẳng định của câu nói.

Tính chất phủ định cũng có những trường hợp đặc biệt. Thông thường, các từ phủ định là dấu hiệu nhận biết rõ nhất đó là câu phủ định. Tuy nhiên, cũng có những cách nói không sử dụng từ phủ định mà vẫn diễn đạt được nội dung phủ định như:

- Có trời mà biết. = không biết

- Làm gì có chuyện ấy. = không có chuyện ấy.

Những câu nói kiểu này thường kèm theo các sắc thái biểu cảm và được sử dụng ngữ điệu phù hợp.

Mỗi cách nói phủ định hay khẳng định như thế không phải được sử dụng trong mọi hoàn cảnh mà phải căn cứ vào đối tượng giao tiếp, hoàn

69

cảnh giao tiếp để đảm bảo nguyên tắc lịch sự và duy trì được cuộc hội thoại đạt hiệu quả cao.

3.5.2. Câu hỏi

Trong chương trình dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học hiện nay, câu hỏi cũng là một kiểu câu được đề cập đến, thậm chí được dành thời gian để ôn luyện rất nhiều. Các câu hỏi được quan tâm ở đây là các câu hỏi về người, về thời gian, địa điểm... với các từ nghi vấn như: Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Qua đó, học sinh được thực hành các cách đặt câu hỏi và cách trả lời những câu hỏi kiểu này.

Tuy nhiên, trong tiếng Việt, không phải chỉ sử dụng những câu hỏi với những từ nghi vấn như vậy, bởi các câu hỏi còn đi kèm theo những sắc thái và sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Do đó, cần cho học sinh được

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 02 40 pdf (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)