6. Bố cục luận văn
2.2.3. Thiết kế tri thức và kĩ năng dạy từ ngữ cho học sinh tiểu học
a) Từ đơn tiết và từ đa tiết
* Căn cứ vào cấu tạo của từ tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam thường chia từ thành hai loại lớn là từ đơn và từ phức. Căn cứ này được sử dụng triệt để trong nhà trường hiện nay khi cho học sinh tìm hiều về từ. Sách tiếng Việt hiện hành định nghĩa:
- Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn.
- Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức. Có hai cách chính để tạo từ phức là: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau – đó là các từ ghép; và phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau – đó là các từ láy. Ngoài ra, trong từ ghép còn được phân nhỏ ra thành các loại: từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ...
Cách phân chia này đem lại cho học sinh cái nhìn khá chi tiết về các kiểu từ tiếng Việt xét trên phương diện cấu tạo. Tuy nhiên, việc phân chia này có một số bất cập cho học sinh:
36
- Xác định từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ trong trường hợp học sinh chưa hiểu hết nghĩa của các từ là một việc khó khăn. Trên thực tế, không phải từ nào cũng dễ có quy chiếu để tìm ra nghĩa. Để hiểu được nghĩa của những từ mới, hay những từ địa phương... thì cần có những hiểu biết nhất định, và những kĩ năng nhất định để tìm nghĩa. Những điều này, học sinh chưa được giới thiệu và hướng dẫn.
- Mục đích của việc phân chia các loại này chưa được chỉ rõ, và không đề cập tới ngữ cảnh sử dụng của các loại từ này, hay nói cách khác là việc phân biệt hai loại từ ghép này mới mang tính chất lý thuyết.
- Mặc dù định nghĩa từ ghép xuất hiện cả những từ có hơn hai tiếng nhưng trong cả quá trình học, các kiểu từ đó không được giới thiệu.
Sách tiếng Việt theo chương trình Công nghệ giáo dục căn cứ vào nhiều tiêu chí để phân loại từ:
- Căn cứ vào số lượng tiếng để chỉ ra từ một tiếng, từ hai tiếng, từ ba tiếng, từ bốn tiếng.
- Căn cứ vào âm của từ để phân biệt các loại từ hai tiếng: từ hai tiếng theo cặp âm cuối, từ hai tiếng cùng vần, từ hai tiếng lấy mỗi tiếng ở từ có trước, từ hai tiếng lặp lại mang một nghĩa, từ hai tiếng mỗi tiếng tách ra thì không mang nghĩa, từ hai tiếng lặp lại...
Cách phân chia này bao quát được các từ tiếng Việt dựa trên số lượng tiếng và nghĩa. Tuy nhiên, từ hai tiếng với quá nhiều kiểu, và những tên gọi dài dòng, học sinh không thể nhớ. Thêm vào đó, cách phân chia này không triệt để khi các kiểu từ hai tiếng có sự chồng chéo vào nhau. Chẳng hạn như từ “lếch thếch” có thể cho là từ hai tiếng mà mỗi tiếng tách ra không mang nghĩa, cũng có thể cho là từ hai tiếng cùng vần “êch”...
* Chúng tôi căn cứ vào số lượng âm tiết để phân biệt thành các kiểu từ: từ đơn tiết và từ đa tiết. Theo đó, Từ đơn tiết là những từ được tạo thành từ một âm tiết. Nếu lấy tiếng là đơn vị cơ sở trong ngữ pháp tiếng Việt thì từ đơn
37
tiết là những tiếng có nghĩa và độc lập. Chúng chính là cơ sở để tạo nên những từ đa tiết.
Từ đa tiết là kiểu từ được tạo thành từ hai âm tiết trở lên. Vì có sự kết hợp của các âm tiết nên tổ chức của từ đa tiết phức tạp hơn từ đơn tiết. Giữa các âm tiết trong từ phải có mối quan hệ vững chắc, không thể tách rời chúng ra hay thêm các từ khác vào giữa để mở rộng. Nghĩa của từ lúc đó không phải là cộng nghĩa của các âm tiết (tiếng) tạo thành mà mang một nghĩa mới.
Chúng tôi không chia nhỏ các khái niệm này ra về mặt cấu tạo để không làm khó cho học sinh trong khi thực hành mà vẫn đảm bảo mang lại một cái nhìn khái quát nhất vốn là cái đích khi dạy lý thuyết cho học sinh tiểu học.
b) Từ láy
* Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy. Nguyễn Thiện Giáp gọi đó là những “ngữ láy âm”, bởi trong quan điểm của ông chỉ có từ đơn mới gọi là từ, còn các đơn vị mà chúng ta gọi là từ ghép hay từ láy đều được coi là các ngữ. Theo đó, ông quan niệm: “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả” [27]. Diệp Quang Ban thì cho rằng: “Từ láy là kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng phương thức hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”. Dù quan niệm như thế nào thì từ láy cũng mang hai đặc trưng cơ bản:
- Sự hoà phối ngữ âm giữa các tiếng tạo từ láy.
- Mục đích của phương thức láy là nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó. Láy không phải là phương thức chỉ có trong tiếng Việt, nhưng nó là một dạng thức cấu tạo từ độc đáo của tiếng Việt. Đặc biệt, khi được sử dụng trong thơ văn, tác dụng của từ láy về mặt ngữ nghĩa và tu từ là rất lớn. Chúng mang sắc thái biểu hình, biểu cảm và tạo ra những cách hiểu mới mẻ trong lời nói.
38
* Trong các chương trình tiếng Việt đang được dạy ở trường tiểu học, từ láy không phải là một nội dung được quan tâm nhiều. Từ láy trong chương trình hiện hành được đưa vào một tiểu loại trong từ phức. Tuy nhiên, nội dung này không được giới thiệu và thực hành nhiều như các tiểu loại trong từ ghép, mà chỉ có một số rất ít các bài tập tìm từ láy trong các văn bản cho sẵn.
Chương trình Công nghệ giáo dục thậm chí không đưa từ láy thành một kiểu loại riêng mà được lồng ghép vào các loại từ hai tiếng. Có thể nói, từ láy không được coi là một nội dung đưa vào chương trình này.
* Theo chúng tôi, từ láy là một nội dung tương đối khó vì từ láy có những sắc thái biểu hình, biểu cảm khác nhau. Để biết được nghĩa của các từ láy và sử dụng cho đúng, cho hay, học sinh cần được trang bị các kiến thức liên quan tới đặc điểm của từng loại từ láy:
- Từ láy toàn bộ
Đặc điểm của từ láy toàn bộ là việc lặp lại hoàn toàn hoặc có một sự biến đổi theo nguyên tắc của tiếng đứng sau so với tiếng đứng trước:
+ Biến đổi về thanh điệu: các thanh trắc chuyển sang thanh bằng ở cùng
âm vực. Ví dụ: đỏ đo đỏ; sát san sát…
+ Biến đổi về âm vị, ở đây là các âm vị đóng vai trò là âm cuối. Thông thường, kiểu biến đổi này tuân theo nguyên tắc chuyển từ các phụ âm tắc và vô thanh sang các phụ âm mũi cùng cặp. Đối với học sinh, hiểu một cách đơn giản là sự thay đổi âm cuối theo cặp:
p – m ví dụ như thiếp thiêm thiếp; tắp tăm tắp…
t – n ví dụ như mát man mát; chật chần chật…
k – ng ví dụ như bực bừng bực; khác khang khác…
ch – nh ví dụ như sạch sành sạch; lệch lềnh lệch…
Thông thường, những từ láy toàn bộ biểu thị sự giảm đi của cường độ sự việc hoặc tính chất. Do đó, nó được sử dụng khi người nói muốn làm giảm đi mức độ của điều nói tới.
39
- Từ láy bộ phận
Láy bộ phận là hiện tượng các từ láy có sự lặp lại một bộ phận của âm tiết giữa tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai. Đây là những từ láy có số lượng khá lớn và thường được nhận biết ở hai kiểu nhỏ hơn:
- Sự lặp lại ở phần vần, hay còn gọi là láy vần: hai tiếng trong từ láy kiểu này có phần vần và thanh điệu hoàn toàn giống nhau, còn âm đầu thì phối hợp
với nhau thành từng cặp. Ví dụ: lênh đênh, linh tinh, lang thang…
- Sự lặp lại ở phần đầu, hay còn gọi là láy âm đầu, ví dụ: mơ màng, mũm
mĩm, long lanh…
Căn cứ vào các đặc điểm này, học sinh có thể tự tạo ra được các từ láy phù hợp với nội dung cần chuyển tải.
* Từ mô phỏng
Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn các từ có tính chất mô phỏng âm thanh hoặc tính chất: “hoặc là dùng âm thanh để mô phỏng âm thanh; hoặc là dùng âm thanh để mô phỏng động tác, hình dạng, ánh sáng; hoặc là dùng động tác cấu âm, hình dạng khí quan cấu âm để mô phỏng hình dáng, động tác của đối tượng” [27]. Những từ loại này có số lượng khá lớn và thường được tập hợp theo vần. Qua đó, có thể hiểu được ý nghĩa của từng
thành tố cấu tạo nên từ đó. Ví dụ: các trường hợp như “đì đùng, rầm rì…” có các tiếng đều mang tính chất mô phỏng riêng: “đùng” mô phỏng âm thanh to, vang; “đì, rì” mô phỏng âm nhỏ, kéo dài, … Nắm được những đặc điểm của
từ mô phỏng có thể giúp cho học sinh sử dụng được từ ở những hoàn cảnh khác nhau tương đương với mức độ của sự vật, tính chất, hay hành động diễn ra.
Nội dung về từ mô phỏng hiện nay chưa được đưa vào chương trình học tiếng Việt. Thiết nghĩ, những từ này xuất hiện khá nhiều trong lời nói giao tiếp, nên vẫn nên là một nội dung cần cho học sinh tiếp cận.
Tất nhiên, việc cho học sinh tìm hiểu được tất cả các thành phần trong từ mô phỏng có ý nghĩa như thế nào là điều không thể. Do đó, trong nội dung
40
của phần từ mô phỏng, chúng tôi chỉ nhằm cho học sinh thực hành đưa các từ mô phỏng vào thành từng nhóm (ví dụ: mô phỏng âm thanh, mô phỏng hình dáng, …) ; và ở mức cao hơn, có thể cho học sinh chia nhỏ hơn các nhóm đó để tìm ra nghĩa của một số thành phần trong những từ thường dùng.
c) Từ loại
* Việc phân loại từ ngữ vào các nhóm khác nhau là một yêu cầu cần thiết khi nghiên cứu ngôn ngữ. Bởi lẽ, vốn từ vựng là vô cùng lớn và phong phú theo những nghĩa khác nhau. Phân loại từ theo từ loại là một hướng đi mà rất nhiều nhà ngữ pháp quan tâm. Hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực từ vựng – ngữ pháp ít hay nhiều đều đề cập đến vấn đề này. Các nhà ngôn ngữ thường phân định từ loại theo các tiêu chuẩn:
- Dựa vào ý nghĩa khái quát. - Tiêu chuẩn về khả năng kết hợp. - Tiêu chuẩn về chức năng cú pháp.
Theo Đinh Văn Đức: “Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa trên ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với những từ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu”.
Phân loại từ theo từ loại cũng là một cách để tổng hợp hoá các từ có cùng bản chất ngữ pháp, giúp cho việc sử dụng đúng trong giao tiếp hàng ngày.
* Trong chương trình tiếng Việt hiện nay, vấn đề từ loại được đề cập ở cả lớp hai và lớp ba và được chia thành ba loại: từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ tính chất. Về cơ bản, cách phân chia này dựa trên nghĩa của từ và nhằm cho học sinh xác định nghĩa của từ mà chưa quan tâm nhiều đến chức năng ngữ pháp của mỗi loại.
Chương trình Công nghệ giáo dục cũng đề cập tới từ loại ngay từ năm lớp hai. Ngoài việc định nghĩa từng kiểu từ loại, các tác giả có chú ý tới chức năng ngữ pháp của chúng. Tuy nhiên, có vẻ hơi cực đoan khi cho rằng trong
41
câu, danh từ làm chủ ngữ, động từ và tính từ làm vị ngữ. Trên thực tế, trong giao tiếp hàng ngày, từ loại luôn có sự biến đổi và những chức năng mà tác giả nói ở trên chỉ là một trường hợp trong vô số những tình huống có thể xảy ra đối với từ loại.
* Chúng tôi không đặt nặng nội dung về từ loại vì khi giao tiếp, để sử dụng câu thì vai trò của các từ loại thiên về mặt chức năng hơn là mặt nghĩa của nó. Do đó, chúng tôi sử dụng cách phân biệt đơn giản về mặt nghĩa của từng loại như chương trình hiện hành đang dùng, nhưng chú ý hơn đến chức năng của từng loại trong câu.
d) Thành ngữ - Tục ngữ
* Trong kho từ ngữ của các ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, có một hệ thống các thành ngữ. Đó là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm. Thành ngữ được tạo thành bởi sự kết hợp của các từ, nhưng nghĩa của nó không phải là cộng lại nghĩa của các từ,
mà nó mang nghĩa hoàn toàn khác. Ví dụ: thắt lưng buộc bụng, an cư lạc
nghiệp, ba chìm bảy nổi… Ngoài việc nêu ra một nội dung nhất định, thành
ngữ còn thể hiện các sắc thái đánh giá, cảm xúc nhất định. Đây có lẽ là lí do mà trong giao tiếp bình thường, người Việt rất hay sử dụng các thành ngữ vận vào các câu nói để thể hiện thái độ của mình. Thái độ này thường căn cứ vào nghĩa của các câu thành ngữ mà đưa ra. Chẳng hạn thành ngữ “thắt lưng buộc bụng” ngoài diễn đạt nội dung “tiết kiệm, dè xẻn” còn thể hiện thái độ tán thành, bởi đây là một phẩm chất tốt.
Francis Bacon từng nói thiên tài, trí tuệ, và tinh thần của một dân tộc được nhận biết thông qua vốn tục ngữ của dân tộc ấy. Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân ta vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Lá lành đùm lá rách”,
42
… Tục ngữ chuyển tải những quan niệm và giá trị văn hoá hết sức đặc sắc của từng dân tộc.
* Các chương trình tiếng Việt tiểu học hiện nay đã có những sự chú ý đối với loại đơn vị đặc biệt này. Chương trình hiện hành lồng ghép việc tìm hiểu thành ngữ qua từng chủ điểm, giúp học sinh có một hệ thống các thành ngữ sử dụng được ở những nội dung khác nhau. Tìm hiểu thành ngữ được sử dụng xuyên suốt trong hầu hết các chủ điểm của chương trình.
Chương trình Công nghệ giáo dục coi thành ngữ, tục ngữ là một nội dung quan trọng, và dành khá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu loại đơn vị này. Cách làm của chương trình không chú ý nhiều vào giải thích thành ngữ, tục ngữ cho học sinh mà thiên về nhận diện và phân biệt hai loại này về mặt cấu tạo và ý nghĩa chung. Cách nhận diện là sử dụng từ “thì/ là” để làm tiêu chuẩn phân biệt, tuy nhiên, không phải thành ngữ và tục ngữ nào cũng có thể dùng tiêu chuẩn đó.
* Trong quan niệm của chúng tôi, dạy thành ngữ và tục ngữ là cần thiết, không chỉ để học sinh hiểu được những đặc trưng về văn hoá của dân tộc thông qua hình thức ngôn ngữ này mà còn giúp học sinh hiểu nghĩa để sử dụng trong nhiều tình huống giao tiếp. Trên thực tế, người Việt Nam sử dụng khá nhiều thành ngữ trong cách nói hàng ngày để phục vụ cho mục đích giao tiếp về nội dung và thể hiện thái độ của mình. Do đó, cần thiết cho học sinh làm quen với vốn thành ngữ, tục ngữ của dân tộc ở giai đoạn tiểu học.
Tuy nhiên, vì đây là một đơn vị khó về mặt cấu tạo, tổ chức và nội dung mang nhiều tính hàm ý, nên chưa nên giới thiệu cho học sinh nhỏ ở lớp một,