Các thao tác sử dụng trong thực hành

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 02 40 pdf (Trang 52 - 56)

6. Bố cục luận văn

2.3.2. Các thao tác sử dụng trong thực hành

Ngoài những phương pháp truyền thống vẫn sử dụng trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm từ hay giải nghĩa từ, chúng tôi thấy cần

47

thiết thêm một số thao tác cho học sinh được thực hành cụ thể trong một số nội dung:

2.3.2.1. Thao tác đối chiếu

Thao tác này sử dụng có hiệu quả khi học sinh thực hành phân biệt tiếng. Để sử dụng thao tác đối chiếu, phải sử dụng ít nhất hai vật liệu (từ, tổ hợp…). Số lượng tiếng trong một tổ hợp đối chiếu càng lớn thì số lượng vật liệu cần dùng càng lớn và các bước tiến hành càng nhiều. Ở phần thực hành này, học sinh cần thực hiện hai thao tác:

- Tìm vật liệu để đối chiếu. - Tiến hành các bước đối chiếu.

Ví dụ: Dùng các thao tác đối chiếu để phân biệt tiếng có nghĩa và tiếng

không có nghĩa trong các tổ hợp: giáo trình; phó giám đốc.

Các thao tác cụ thể được thể hiện như sau:

Kết luận: giáo và trình đều là các tiếng có nghĩa.

Đối với tổ hợp phó giám đốc, vì số lượng tiếng nhiều hơn nên các bước

đối chiếu cũng cần nhiều hơn.

giáo trình giáo khoa

công trình giáo trình phó giám đốc tổng giám đốc phó giáo sư giám đốc phó giám đốc giám thị đô đốc giám đốc

48

Kết luận: trong tổ hợp phó giám đốc, cả ba tiếng đều có nghĩa.

Tuỳ thuộc vào mục đích của việc tìm hiểu số lượng tiếng trong từng tổ hợp mà chúng ta có những bước đối chiếu phù hợp. Nếu chỉ cần tìm hiểu một tiếng trong một tổ hợp thì tất nhiên vật liệu sử dụng thêm chỉ cần một, và thao tác đối chiếu giảm đi một nửa.

2.3.2.2. Thao tác tra từ điển

Nội dung “nghĩa” với học sinh, đặc biệt là tiểu học, là một nội dung khó, bởi hiểu biết, kinh nghiệm của các em còn rất ít. Tuy nhiên, trong giao tiếp hàng ngày, để nói được những câu đúng và hay thì phải biết nghĩa của các từ sử dụng trong đó cho hợp với nội dung và hoàn cảnh.

Từ điển là một công cụ cần thiết cho học sinh nói riêng và mọi người nói chung khi muốn tìm hiểu nghĩa của từ. Từ điển là “sách tra cứu tập hợp các đơn vị ngôn ngữ (thường là đơn vị từ vựng) và sắp xếp theo một thứ tự nhất định, cung cấp một số kiến thức cần thiết đối với từng đơn vị” [57]. Học sinh của chúng ta từ xưa đến nay không được tìm hiểu nhiều về vai trò của từ điển và cách sử dụng từ điển hoặc được dạy nhưng muộn. Thiết nghĩ, tra từ điển là một thao tác phải dạy cho học sinh ở những lớp đầu tiểu học.

Khi tra từ điển, học sinh sẽ xác định được:

- Các mục từ trong từ điển được sắp xếp theo thứ tự chữ cái và theo thứ tự dấu giọng.

- Từ loại: trong từ điển ghi chú rõ từ thuộc từ loại danh từ, động từ hay tính từ...

- Các nghĩa của từ.

- Các ví dụ về nghĩa của từ trong câu hoặc trong các kết hợp khác.

Từ đó, nếu cần tìm hiểu nội dung nào của từ, học sinh có thể tra từ điển để làm căn cứ kiểm tra.

49

Quan trọng nhất khi sử dụng từ điển là kĩ năng tra từ điển. Học sinh phải được học cách tra từ điển và các bước tra từ điển sao cho đúng và nhanh nhất. Từ được tạo nên từ các tiếng. Tiếng gồm có ba phần: Phần đầu – phần vần – phần thanh. Phần vần gồm âm đệm – âm chính – âm cuối. Căn cứ vào những đặc điểm này, tra từ điển cũng được thực hiện theo các bước tương đương là tra từng âm vị trong tiếng. Khi dạy học sinh, cần hướng dẫn các bước cụ thể:

- Bước 1: Xác định từ cần tra là từ đơn tiết hay đa tiết. Nếu là từ đa tiết thì sẽ tra lần lượt theo thứ tự từng âm tiết.

- Bước 2: Tiến hành tra từng từ theo các phần của tiếng:

+ Tìm lần lượt từ âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối theo thứ tự bảng chữ cái để có được tiếng thanh ngang.

+ Với những tiếng có dấu thanh thì tìm theo thứ tự các dấu thanh: huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.

- Bước 3: Làm tiếp như bước 2 với các âm tiết còn lại của từ nếu là từ đa tiết.

Ví dụ: Tra nghĩa của từ “giáo trình” trong từ điển:

Thực hiện các bước tra từ điển như sau: * Tra mục từ:

- Tra tiếng “giáo”:

+ Tìm âm đầu “gi” theo bảng chữ cái.

+ Trong phần có “gi” là âm đầu, tìm tiếp “a” trong kết hợp “gia”. + Tìm tiếp “o” làm âm cuối trong kết hợp “giao”.

+ Tìm theo thứ tự dấu thanh để có tiếng “giáo” - Tra tiếng “trình” trong kết hợp “giáo trình”

+ Tra tiếng “trình” trong mục từ hai tiếng có tiếng “giáo”.

+ Tra lần lượt theo các bước trên : tr  i  nh  thanh huyền.

50 * Tìm nghĩa của từ:

- Giáo trình: toàn bộ những bài giảng về một bộ môn khoa học, kĩ thuật. Ngoài ra, hiện nay cũng có rất nhiều các loại từ điển như từ điển từ láy, từ điển từ đồng nghĩa, từ điển chính tả, từ điển thành ngữ, tục ngữ, .... Với các từ điển loại này, việc tra thành ngữ - tục ngữ cũng giống như tra từ điển thông thường, chỉ khác là số lượng âm tiết nhiều hơn. Do vậy, hướng dẫn học sinh tra từ điển có thể sử dụng cho mọi loại đơn vị trong ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 02 40 pdf (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)