6. Bố cục luận văn
1.7.2. Dạy tiếng Việt ở tiểu học theo định hướng giao tiếp
Như đã đề cập đến, trẻ em đến tuổi học tiểu học về cơ bản đã nghe và nói đúng hầu hết các nội dung mà chúng muốn. Dạy tiếng Việt cho trẻ em bản ngữ là phải nhằm cho các em nói đúng và nói hay trong những hoàn cảnh cụ thể. Do đó, dạy tiếng không phải là dạy “ngôn ngữ” một cách lý thuyết, tức là cung cấp các tri thức về tiếng Việt mà cần phải cho các em học về các quy tắc sử dụng tiếng Việt và vận dụng nó trong hoạt động giao tiếp. Muốn đạt được mục đích đó, trường tiểu học phải dạy tiếng Việt cho các em qua các hoạt động ngôn ngữ. Học sinh sẽ được học cách sử dụng ngôn ngữ thông qua quá trình tạo lập và tiếp nhận lời nói. Nói như nhà nghiên cứu Lê A: “Chọn hoạt động giao tiếp làm đối tượng dạy học chẳng những không bỏ qua những tri thức Việt ngữ mà còn góp phần làm cho những tri thức ấy linh hoạt, phong phú hơn và góp phần thực tế hơn. Có điều, các kiến thức Việt ngữ cần được chọn lựa, sắp xếp cho thật phù hợp với mục đích hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh”.
Nội dung của việc dạy tiếng Việt theo định hướng giao tiếp bao gồm các yếu tố sau:
- Tri thức về ngữ pháp tiếng Việt: Học sinh được học những tri thức lí luận khái quát về từ và câu. Tuy nhiên, cần xác định mức độ các tri thức này để phù hợp với tâm lí của học sinh tiểu học và phù hợp với việc hình thành các kĩ năng hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.
- Quy tắc sử dụng tiếng Việt: Để sử dụng được ngôn ngữ trong giao tiếp một cách hiệu quả, học sinh phải nắm vững các quy tắc sử dụng tiếng Việt như dùng từ, câu, dựng đoạn, tạo văn bản, ...Học sinh cần hiểu biết các thao tác cơ bản để có thể tạo lập ra lời nói như tìm ý, chọn ý, xác định bố cục lời nói, ...
26
- Các kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt: Kĩ năng giao tiếp là tổng hợp của cả bốn mặt hoạt động nghe, nói, đọc, viết. Chính những tri thức về tiếng Việt và các quy tắc sử dụng chúng là cơ sở để hình thành cho học sinh các kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt.
Quan trọng nhất với việc dạy tiếng Việt ở tiểu học là phải chuyển dần từ dạy cấu trúc sang dạy ngữ nghĩa và ngữ dụng. Việc gắn kết các yếu tố trên một cách nhuần nhuyễn trong các thiết kế ngữ pháp nói riêng và tiếng Việt nói chung cho học sinh tiểu học sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho quá trình dạy và học.
27
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG DẠY TỪ NGỮ Ở TIỂU HỌC