Phân tích dư nợ cho vay doanh nghiệp theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 44)

Căn cứ vào thông tư số 02/2013/TT-NHNN về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nợ của ngân hàng được chia thành 5 nhóm như sau: Nhóm 1-Nợ đủ tiêu chuẩn, Nhóm 2-Nợ cần chú ý, Nhóm 3-Nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4-Nợ nghi ngờ và Nhóm 5-Nợ có khả năng mất vốn. Trong đó, theo quy định hiện hành về phân loại nợ, nợ quá hạn là các khoản nợ thuộc nhóm 2,3,4 và 5, còn nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5.

80% 20% 2011 80% 20% 2012 70% 30% 2013

33 Số liệu về dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng như tỷ trọng của từng loại nhóm nợ tại VietinBank CN TP.HCM trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 được thể hiện cụ thể qua Bảng 3.8.

Bảng 3.8: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo nhóm nợ tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nhóm 1 13,806 99.0% 14,676 98.9% 16,605 98.8% Nhóm 2 56 0.4% 119 0.8% 135 0.8% Nhóm 3 42 0.3% 15 0.1% 50 0.3% Nhóm 4 28 0.2% 29 0.2% 17 0.1% Nhóm 5 14 0.1% 0 0.0% 0 0.0% Tổng dư nợ 13,946 100.0% 14,839 100.0% 16,807 100.0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD VietinBank CN TP.HCM năm 2011- 2013)

Bảng 3.8 mang đến một số nhận xét như sau: đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank CN TP.HCM, nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2013. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã chú trọng vào công tác thẩm định khách hàng để sàng lọc được những khách hàng cũng như dự án tốt để cấp tín dụng. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ nhóm 1 tại Chi nhánh đang có xu hướng giảm nhẹ qua từng năm, đồng thời nợ nhóm 2 tăng cao trong các năm 2012 và 2013 với mức tăng lần lượt là 63 tỷ đồng và 79 tỷ đồng so với năm 2011. Tỷ trọng nhóm nợ này tăng lên do các khoản vay trong năm chưa trả đúng lãi nên phát sinh nợ quá hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế trong và ngoài nước còn gặp nhiều biến động, nhất là khi tình hình kinh tế thế giới chưa được phục hồi sau khủng hoảng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gặp nhiều trở ngại trong việc thu mua, chế biến hàng xuất khẩu do nhu cầu và giả cả trên thị trường thế giới biến động không ngừng. Đây là một dấu hiệu đáng lưu , cần được tập trung nguồn lực để phòng ngừa và xử lý.

Trong giai đoạn 2011-2013, tỷ trọng nợ nhóm 3 giảm từ 0.3% xuống 0.1% trong năm 2012, nhưng lại tăng lên đạt mức 0.3% vào thới điểm cuối năm 2013. Nợ nhóm 4 và nhóm 5 tại Chi nhánh luôn được giữ ở mức thấp không đáng kể, đặc biệt là trong 2 năm 2012, 2013, Chi nhánh không có khoản nợ nào nằm trong nhóm nợ có khả năng

34 mất vốn. Điều này cho thấy VietinBank CN TP.HCM đã giải quyết một cách triệt để các khoản nợ nhóm 4 và nhóm 5 của những năm trước. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu cho vay và thu nợ, cũng như thái độ thận trọng khi thẩm định và quản lý các hồ sơ vay vốn, đồng thời hạn chế những hồ sơ không có khả năng thu hồi.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 44)