Định hướng và chiến lược phát triển chung

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66)

Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, VietinBank đã đề ra mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng, theo chuẩn quốc tế với phương châm an toàn – hiệu quả - hiện đại – phát triển bền vững với hai trụ cột chính là NHTM và ngân hàng đầu tư. Nhằm trở thành ngân hàng số một của hệ thống ngân hàng Việt Nam, VietinBank xác định lộ trình phát triển trong những năm tới như sau:

- Về tài sản và vốn: VietinBank sẽ tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu, đáp ứng nhu cầu

tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Cụ thể, VietinBank xác định đạt được các chỉ tiêu như: tăng trưởng tổng tài sản từ 25- 35%, tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính, tỷ lệ an toàn vốn >=15% ROE tăng từ 20-25%, ROA tăng trong khoảng 1.5-2%. Mặc dù thực hiện đa dạng hoá cổ đông của Ngân hàng nhưng vẫn tuân thủ theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu 51% trở lên.

- Về tín dụng và đầu tư: tuy đặt mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn mạnh, chú trọng phát triển cả bán buôn và bán lẻ, cả NHTM, đầu tư và dịch vụ tài chính, VietinBank xác định tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ lực. Trong những năm tiếp theo, Ngân hàng sẽ điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý và phù hợp với thế mạnh của mình, đi đôi với nâng cao kiểm soát và quản lý RRTD, bảo đảm tỷ lệ nợ xấu luôn được giữ ở mức dưới 3%. Bên cạnh đó, VietinBank sẽ tiếp tục giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và vai trò định hướng trong thị trường của ngân hàng trong hoạt động cung cấp tài chính, tín dụng, đồng thời hoạt động theo xu hướng vừa có trọng tâm vừa mở rộng và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh cũng như các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính. Điều này sẽ cho phép ngân hàng mở rộng được thị trường, tăng thị phần hoạt động lên từ 20-25%, tăng doanh thu, củng cố vị thế ưu việt và chia sẻ rủi ro.

- Về dịch vụ: nhóm dịch vụ mũi nhọn sẽ được xác định và tập trung phát triển.

57 công nghệ hiện đại, tiến đến triển khai áp dụng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ truyền thống đến hiện đại. Với mục tiêu tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ lên 30- 40% tổng thu nhập, VietinBank vẫn sẽ không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, lấy mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển.

- Về nguồn nhân lực: VietinBank thực hiện tiêu chuẩn hoá nguồn nhân lực, phát

triển mạnh đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và nghiệp vụ có chất lượng cao. Để làm được điều đó, VietinBank sẽ tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp, phát triển ngày càng lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngoài ra, Ngân hàng sẽ tiến hành đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động, cơ chế trả lương, đồng thời quán triệt thực hiện Quy chế Nội quy lao động và Văn hoá doanh nghiệp.

- Về bộ máy tổ chức và điều hành: trong thời gian tới, VietinBank sẽ hoàn thiện

cơ cấu tổ chức, đẩy mạnh chuẩn hoá mô hình tổ chức, quản trị theo thông lệ quốc tế, đồng thời điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý. Bên cạnh đó, VietinBank chú trọng nâng cao năng lực điều hành và nhanh chóng phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, kết hợp với nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, Ngân hàng sẽ tiếp tục thành lập mới các công ty con theo định hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường. Mở rộng mạng lười kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các phòng giao dịch cũng là những định hướng VietinBank đặt ra trong những năm tiếp theo.

- Về công nghệ: việc ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ

mọi hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. VietinBank luôn xem công tác xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất – tích hợp – ổn định cao là nhiệm vụ trước mắt.

4.1.2Định hướng quản trị rủi ro tín dụng

Hoạt động quản trị RRTD tại VietinBank đang vận hành theo mô hình chiều dọc, hay nói cách khác là có sự nhất quán chặt chẽ xuyên suốt từ Hội sở đến các chi nhánh. Ngay từ rất sớm, VietinBank đã dự đoán được trước xu hướng tất yếu về việc áp dụng Hiệp ước Basel II tại Việt Nam nên đã có những bước chuẩn bị ban đầu. Theo Basel II, các NHTM có thể chủ động áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro và quản lý nguồn vốn kinh doanh một cách hiệu quả. Trong hoạt động tín dụng, VietinBank sẽ chuyển hướng tập trung từ thẩm định TSBĐ sang đánh giá độ tín nhiệm của khách hàng. Từ đó, ngân hàng có thể áp dụng các mức lãi suất thấp cũng như điều kiện cho vay phù hợp đối với các khách hàng tốt và hạn chế khả năng xảy ra rủi ro. Một trong những sự kiện nổi bật nhất trong tiến trình chuẩn bị này là VietinBank đã ký kết với Công ty tư vấn Ernst & Young Singapore hợp đồng “Dịch vụ tư vấn xây dựng Hệ thống quản trị

58 RRTD cơ bản cùng VietinBank” vào năm 2012. Đây là một dự án dài hạn mang tính chiến lược nhằm cải tổ toàn bộ hệ thống quản trị RRTD tại VietinBank theo Hiệp ước Basel II và các thông lệ quốc tế.

VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tiến hành xây dựng Hệ thống quản trị rùi ro tín dụng nội bộ một cách đầy đủ và toàn diện theo định hướng chuẩn mực quốc tế Basel II. Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tại VietinBank đang được triển khai toàn diện về hệ thống tổ chức, nhân sự, quy trình nhiệm vụ và công nghệ.

4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI

RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.2.1Nhóm giải pháp đối với VietinBank Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh

4.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

Để đưa ra những chính sách tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp một cách hợp lý và phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường, VietinBank CN TP.HCM cần căn cứ vào tình hình hoạt động tại Chi nhánh và tình hình phát triển của nền kinh tế, kết hợp với xem xét các chính sách điều hành nền kinh tế vĩ mô cũng như các quy định của Nhà nước. Chính sách tín dụng của VietinBank CN TP.HCM cần được xây dựng trên cơ sở kế thừa, hội nhập với các thông lệ quốc tế để giúp đưa VietinBank CN TP.HCM dễ dàng hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, việc tạo mối quaN hệ vững chắc, lâu dài đối với nhóm các khách hàng doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng vì sẽ giúp cho Chi nhánh nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Nhằm giảm thiểu RRTD, Chi nhánh cũng cần liên kết với các cơ quan ban ngành Nhà nước nhằm tham khảo thông tin về khách hàng trước khi ra quyết định.

Ngoài ra, nhằm mục đích phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, cần có những chính sách tín dụng phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh cũng như từng địa bàn cụ thể. Việc tiếp cận với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong những loại hình kinh tế khác nhau sẽ giúp Chi nhánh tránh được RRTD tốt hơn so với khi chỉ tập trung cho vay một số ngành truyền thống nhất định.

59

4.2.1.2 Thiết lập hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng riêng cho khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

VietinBank CN TP.HCM nên tách biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn khi thiết lập hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Nguyên nhân là do báo cáo tài chính của các doanh nghiệp lớn có độ tin cậy cao hơn, số liệu của các doanh nghiệp nhóm này cũng minh bạch hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, Chi nhánh cũng nên tăng tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu tài chính lên cao hơn mức 35% như hiện nay nhằm tránh việc CBTD cố tình sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp để làm sai lệch kết quả đánh giá. Nhờ đó, tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện một cách chính xác và khách quan hơn, hạn chế được những RRTD tiềm ẩn có thể xảy ra.

4.2.1.3 Hoàn thiện quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Để góp phần hạn chế RRTD một cách hữu hiệu và hiệu quả, VietinBank CN TP.HCM cần cương quyết hơn trong việc xử lý nợ xấu, cũng như phân loại đúng nhóm những khoản tín dụng quá hạn và không để xảy ra tình trạng đảo nợ đối với những khoản vay của các khách hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các quy định cần bắt buộc việc phân loại nợ phải được thực hiện trên hệ thống máy tính và thông qua phê duyệt của Trụ sở chính, tránh các trường hợp CBTD và chi nhánh phân loại nợ bằng phương pháp thủ công như hiện nay. Ngoài ra, chức năng phân loại nợ và chấm điểm xếp hạng tín dụng cần có sự liên kết chặt chẽ, hệ thống cũng cần tự động phân loại nợ đối với các khách hàng thường xuyên trả nợ không đúng hạn và xếp hạng tín dụng bị sụt giảm trầm trọng.

4.2.1.4 Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, mô hình quản trị RRTD tại VietinBank CN TP.HCM chưa phát huy được hết hiệu quả là do những Quy định, Hướng dẫn vẫn còn nhiều điểm bất cập và chồng chéo lẫn nhau. Do đó, VietinBank CN TP.HCM cần nhanh chóng đưa ra một quy trình quản trị RRTD cụ thể, rõ ràng và ổn định hơn. Mặt khác, việc nghiên cứu, thử nghiệm trước khi đưa quy trình vào áp dụng là một công đoạn thiết yếu không thể bỏ qua. Trước khi thay đổi quy trình hay áp dụng mô hình quản trị rủi ro mới, Chi nhánh cần ban hành các quy định chặt chẽ, tránh tình trạng hệ thống văn bản mới và cũ mâu thuẫn với nhau, gây mất thời gian cũng như công sức khi thực hiện.

4.2.1.5 Hạn chế rủi ro phát sinh từ yếu tố con người

Vì nhân sự là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của một tổ chức nên VietinBank CN TP.HCM cần có quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm và đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và có đủ bản lĩnh nghề nghiệp để có thể đảm nhận các vị trí dễ bị cám dỗ như CBTD, cán bộ kiểm tra hay cán bộ phê duyệt. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tập trung vào công tác lựa chọn, bổ sung thêm

60 nguồn nhân sự có đủ khả năng, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức cho công tác tín dụng nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực, tránh tình trạng quá tải hay đảm nhận nhiều nhiệm vụ một lúc đối với CBTD. Quan trọng hơn, cần tạo được môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, hỗ trợ tại từng phòng ban để cán bộ có điều kiện tốt nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, từ tháng 6/2014, VietinBank đã ban hành các quy định về nghỉ phép bắt buộc cho người lao động.

4.2.2Nhóm giải pháp đối với khách hàng doanh nghiệp 4.2.2.1 Thay đổi cách quản lý, điều hành doanh nghiệp

Trước tiên, lãnh đạo của các doanh nghiệp cần được bầu chọn từ những người được đào tạo bài bản, nắm vững cách quản lý dòng tiền một cách hiệu quả nhằm xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, giảm thiểu RRTD cho ngân hàng. Bên cạnh đó, lãnh đạo các doanh nghiệp luôn cần phải tự thay đổi bản thân, thay đổi cách quản lý; tự nâng cao năng lực, cách điều hành doanh nghiệp; tự thay đổi tư duy, có được cái nhìn xa hơn về định hướng phát triển sau này của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động học hỏi công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài thông qua con đường chuyển giao công nghệ cũng như cách thức hoạt động, cách quản lý, điều hành của họ từ những kinh nghiệm trên thế giới, từ đó rút ra bài học thích hợp để vận dụng giúp doanh nghiệp vượt qua tình hình khó khăn. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm cách thu hút cũng như tận dụng các nguồn vốn quốc tế để giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.

4.2.2.2 Minh bạch tình hình tài chính

Tình hình tài chính minh bạch sẽ giúp các doanh nghiệp tạo được sự tin tưởng cũng như khẳng định được uy tín của mình đối với phía ngân hàng. Nhờ đó, ngân hàng sẽ tích cực và chủ động hổ trợ khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, giảm thiểu được nguy cơ xảy ra RRTD. Để được như vậy, doanh nghiệp cần tự minh bạch hệ thống thông tin kế toán, đồng thời gộp chung báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, ngân hàng với báo cáo tài chính lưu hành nội bộ. Ngoài ra, việc thực hiện các giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng để trả lương cho nhân viên, thanh toán và thu tiền hàng cũng góp phần giúp các doanh nghiệp minh bạch tình hình tài chính.

4.2.2.3 Chủ động cập nhật các chính sách, quy định của Nhà nước

Doanh nghiệp cần chủ động cập nhật, tiếp cận các thông tin, quy định, chính sách của Nhà nước và thông lệ quốc tế. Mục đích của việc này là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời qua đó, doanh nghiệp có thể đề ra những bước đi cũng như thay đổi phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của đất nước. Hơn thế nữa, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp không bỏ lỡ các chương trình hỗ trợ từ phía Nhà nước và hạn chế được rủi ro phát sinh khi Nhà nước có sự đổi mới trong chính

61 sách. Trong điều kiện Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, mọi doanh nghiệp đều cần cập nhật các thông lệ quốc tế trong kinh doanh nhằm thay đổi để phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam khi gia nhập WTO.

4.2.2.4 Tự giác tuân thủ các quy định ký kết với Ngân hàng

Các doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký với ngân hàng trong hợp đồng tín dụng như: sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ động hợp tác với ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ gốc và lãi theo đúng thời gian quy định… Khi tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh gặp khó ngăn, doanh nghiệp không được che dấu mà cần nhanh chóng thông báo cho ngân hàng để thực hiện những giải pháp phù hợp cũng như hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý TSBĐ để trả nợ.

4.2.3Nhóm giải pháp hỗ trợ 4.2.3.1 Đối với Chính phủ 4.2.3.1 Đối với Chính phủ

Trước tiên, Chính phủ cần có nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng bằng cách thành lập và khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực như các Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ và giúp đỡ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66)