Ứng dụng mô hình Logistic nhằm dự báo xác xuất xảy ra rủi ro tín dụng đố

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 56)

XÁC SUẤT XẢY RA RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Các hoạt động hạn chế RRTD trong thời gian qua đã giúp VietinBank CN TP.HCM giảm thiểu tối đa được các chỉ tiêu nợ quá hạn cũng như nợ xấu. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2013 vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, cụ thể là nợ quá hạn năm 2012 tăng 16.43% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 23.90% so với năm 2012; nợ xấu tăng năm 2011 tăng cao và được giảm xuống trong năm 2012 nhưng lại tăng trở lại vào năm 2013 (tăng 52.27%). Do đó, để tăng cường hoạt động hạn chế RRTD thì việc ứng dụng mô hình Logistic nhằm dự báo xác suất xảy ra RRTD tại VietinBank CN TP.HCM là điều cần thiết.

3.6.1 Mô hình nghiên cứu

Thực tế, việc đo lường RRTD của một doanh nghiệp chính là tiến hành tính toán xác suất không trả được nợ của doanh nghiệp đó.

Trên thế giới có rất nhiều phương pháp đo lường RRTD. Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu trước đây đã chứng minh được mô hình Logistic là công cụ được sử dụng nhiều nhất do tính chất dễ xây dựng, không đòi hỏi mẫu lớn, không có nhiều giả thiết ban đầu cần đáp ứng và đặc biệt là độ chính xác là tương đối cao. Đây chính là l do lựa chọn mô hình hồi quy Logistic nhằm đo lường RRTD tại VietinBank CN TP.HCM. Theo đó, mô hình nghiên cứu là phương trình như sau:

+ …+

(3.1)

Trong đó:

- Biến phụ thuộc Y: RRTD của doanh nghiệp. Y được quy ước mang giá trị 0 đối với doanh nghiệp trả được nợ (không có RRTD) và 1 đối với doanh nghiệp không trả được nợ (có RRTD).

- Biến độc lập:

Chọn 11 chỉ tiêu tài chính đại diện để làm các biến độc lập để đưa vào mô hình nghiên cứu như sau:

 X1: Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

 X2: Tiền mặt/Nợ ngắn hạn

 X3: Doanh thu/Bình quân tài sản lưu động

45

 X5: Doanh thu/Bình quân khoản phải thu

 X6: Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu

 X7: Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần

 X8: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

 X9: Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

 X10: EBIT/Chi phí lãi vay

 X11: Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

3.6.2 Dữ liệu nghiên cứu

Biến phụ thuộc Y nhận giá trị 0 và 1 theo dữ liệu lưu trữ về khả năng trả nợ của các doanh nghiệp trong hệ thống đánh giá, chấm điểm tín dụng nội bộ của VietinBank. Theo hệ thống thì trong thực tế năm 2014, có 73 doanh nghiệp không có RRTD và 44 doanh nghiệp có RRTD tại VietinBank CN TP.HCM (Phụ lục 6).

Dữ liệu về các biến độc lập trong nghiên cứu là số liệu của toàn bộ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với VietinBank trong năm 2013. Cụ thể, dữ liệu thứ cấp được thu thập và tính toán thành các chỉ tiêu cấn thiết từ BCTC năm 2013 của tổng cộng 117 doanh nghiệp hiện đang có dư nợ tại thời điểm tháng 12 năm 2013 của VietinBank CN TP.HCM (Phụ lục 6). Những số liệu này được chiết xuất từ hệ thống đánh giá, chấm điểm tín dụng nội bộ của VietinBank.

Kết quả thống kê mô tả của các biến độc lập được trình bày trong Bảng 3.11.

Bảng 3.11: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập

Biến Trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát X1 1.281 8.230 0.050 0.968 117 X2 0.223 2.010 0.000 0.378 117 X3 3.180 50.430 0.000 4.979 117 X4 427.906 47375.580 0.000 4378.363 117 X5 10.104 79.450 0.000 14.388 117 X6 0.603 14.490 -6.180 1.953 117 X7 0.351 4.339 -4.560 0.645 117 X8 -0.073 0.852 -16.297 1.599 117 X9 -0.400 0.617 -12.441 1.772 117 X10 -1.780 15.120 -99.000 13.191 117 X11 5.140 99.000 -63.380 15.660 117 (Nguồn: Phụ lục7)

46

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 56)