Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71)

4.2.3.1 Đối với Chính phủ

Trước tiên, Chính phủ cần có nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng bằng cách thành lập và khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực như các Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ và giúp đỡ cho các doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ cần ban hành các chính sách phát triển doanh nghiệp, tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như tăng cường năng lực đổi mới trong chính bản thân của doanh nghiệp đó. Hơn thế nữa, nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng quản lý và có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, Chính phủ nên tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, kết hợp với đào tạo đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp và sử dụng chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch kinh doanh, marketing và tìm kiếm thị trường.

Tại Việt Nam, các chính sách và quy định pháp lý được ban hành rất nhiều và tương đối khó tiếp cận. Vì vậy, việc xây dựng một trang thông tin chuyên về hỗ trợ chính sách, pháp lý nhằm cung cấp thông tin một cách có hệ thống các văn bản chính sách pháp luật đến các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Có như vậy doanh nghiệp mới có đủ kiến thức cần thiết để hạn chế những rủi ro phát sinh từ việc thay đổi chính sách của Chính phủ.

4.2.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần có nhiều biện pháp hỗ trợ các NHTM thu hồi vốn. Hiện nay, Việt Nam vẫn còn thiếu các quy định cần thiết nhằm hỗ trợ và thúc đẩy ngân hàng thực thi quyền thu giữ TSBĐ để xử lý. Một số doanh nghiệp thường có thái độ bất hợp tác khi ngân hàng yêu cầu cung cấp thông tin về TSBĐ khi làm hồ sơ vay vốn hay khi xử lý TSBĐ để thu hồi vốn. Do đó, NHNN cần ban hành các quy định và hướng dẫn cụ thể về xử lý tài sản một cách nhất quán, rõ ràng, minh bạch nhằm hỗ trợ NHTM trong công tác thu hồi nợ. Điều này sẽ giúp các NHTM tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực,

62 thời gian và chi phí trong việc xử lý TSBĐ. Bên cạnh đó, cần phải có những chế tài xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp cố tình vi phạm các nghĩa vụ đã giao kết khi ký hợp đồng với ngân hàng hoặc khi gây tốn thất cho ngân hàng khi không thanh toán được khoản nợ gốc và lãi, gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Một trong những biện pháp khác có thể được thực hiện đó là cần có một hệ thống lưu trữ thông tin về những doanh nghiệp có lịch sử vi phạm để các tổ chức tín dụng khác có thể chú ý và thực hiện thẩm định kỹ hơn trước khi ra quyết định cấp tín dụng, giúp hạn chế được RRTD của ngân hàng do các doanh nghiệp này mang lại.

Tiếp theo, NHNN cần nâng cấp, phát triển, hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng CIC vì đây là nguồn thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật. Trong quy trình thẩm định khách hàng, CBTD phải vấn tin CIC của khách hàng. Trên thực tế, các thông tin trên CIC chưa được cập nhật đầy đủ và thường xuyên, đồng thời hệ thống xử lý vẫn còn khá chậm, gây mất nhiều thời gian cho công tác thẩm định. Ngoài ra, CIC cần phát triển thêm thông tin về TSBĐ nhằm tạo điều kiện giúp các ngân hàng giảm thiểu được rủi ro mất vốn khi ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày chiến lược phát triển và định hướng nâng cao hiệu quả quản trị RRTD đối với khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank. Từ đó, đề ra một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động hạn chế RRTD trong cho vay doanh nghiệp. Các giải pháp này bao gồm ba nhóm: nhóm giải pháp đối với VietinBank CN TP.HCM, nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp và một số giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ và NHNN. Chỉ khi có được sự phối hợp một cách đồng bộ cả ba nhóm giải pháp này, việc quản trị RRTD tại VietinBank CN TP.HCM mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Tiếng Việt

1. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB lao động xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng, khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi.

3. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của NHTM.

4. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

5. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam.

6. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

7. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

8. Ngân hàng Nhà nước (2014), Dự thảo Thông tư ngày 10/02/2014 quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

9. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

10. VietinBank (2011), Báo cáo thường niên. 11. VietinBank (2012), Báo cáo thường niên. 12. VietinBank (2013), Báo cáo thường niên. 13. VietinBank (2013), Sổ tay tín dụng.

14. VietinBank CN TP.HCM (2011), Báo cáo kết quả HĐKD. 15. VietinBank CN TP.HCM (2012), Báo cáo kết quả HĐKD. 16. VietinBank CN TP.HCM (2013), Báo cáo kết quả HĐKD. 17. Website: www.vietinbank.vn

document, Basel Committee on Banking Supervision, BIS.

2. Daniel Martin (1977), “Early warning of bank failure: A logit regression approach”, Journal of Banking & Finance, Vol. 01(3): 249-276.

3. Edward I. Altman (1968), “Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy”, Journal of Finance, Vol. 23: 189-209.

4. Edward I. Altman & Gabriele Sabato (2007), “Modeling Credit Risk for SMEs: Evidence from the US Market”, ABACUS, Vol. 43(3): 332-357.

5. Malcolm Athaide (2009), “Credit risk form small business loans in a Basel II environment”, International Conference proceedings.

6. Surasa Gunawidjaja & Bambang Hermanto (2013), “Default Prediction Model for SME’s: Evidence from Indonesia Market using financial ratios”, Graduate School of Management Research Paper No. 13-04.

7. Zhu Kong-Lai & Li Jing-Jing (2010), “Studies of Discriminant Analysis and Logistic Regression Model Application in Credit Risk for China/s Listed Companies”, Management Science and Engineering, Vol. 04(4): 23-32.

GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ TỐI ĐA VÀ MỨC CẤP TÍN DỤNG TỐI ĐA SO VỚI GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ CỦA TSBĐ

Đối với TSBĐ là quyền sử dụng đất

Đơn vị tính: % Loại tài sản Giá trị định giá tối đa Mức cấp tín dụng tối đa Hạng khách hàng: AAA, AA Hạng khách hàng: A, BBB Hạng khách hàng: từ BB trở xuống

a/ Trường hợp định giá TSBĐ theo giá trị thị trường

Vị trí 1 (mặt đường các đường, phố chính có tên trên Bảng khung giá) Theo giá thị trường 70% 67% 63% Vị trí 2 (mặt ngõ của các đường/phố, có mặt cắt ngõ tối thiểu 4m đối với khu vực TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng; 8m đối với các địa bàn còn lại)

63% 60% 50%

Vị trí 3 (mặt ngõ của các đường/phố, có mặt cắt ngõ tối thiểu 3m đối với khu vực TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng; 5m đối với các địa bàn còn lại)

56% 53% 50%

Các vị trí còn lại 50% 46% 45%

b/ Trường hợp định giá dựa trên khung đất của Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố

Vị trí 1 (mặt đường các đường, phố chính) Theo bảng khung giá 100% 95% 90% Các vị trí còn lại 90% 85% 70%

Loại tài sản Giá trị định giá tối đa

Mức cấp tín dụng tối đa Hạng khách hàng: AAA, AA Hạng khách hàng: A, BBB Hạng khách hàng: từ BB trở xuống a/ Nhà ở đã được cấp giấy

chứng nhận quyền sở hữu Xác định tương tự TSBĐ là quyền sử dụng đất

b/ Nhà ở chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu Chi nhánh định giá phần giá trị tăng thâm của TSBĐ theo giá trị công trình xây dựng/ vật kiến trúc trên đất - Trường hợp bên bảo đảm

đủ giấy tờ để được đăng ký quyền sở hữu nhà ở

70% 60% 50%

- Trường hợp bên bảo đảm chưa đủ giấy tờ để được đăng ký quyền sở hữu nhà ở

50% 40% 30%

c/ Nhà xưởng, công trình xây dựng khác gắn liền với đất, tài sản khác gắn liền với đất

Tối đa theo giá thị trường

50% 50% 40%

Giai đoạn hình thành tài sản Giá trị tài sản tối đa

Mức cấp tín dụng

tối đa

a/ Khi tài sản chưa hình thành đầy đủ hình thái vật chất

Giá trị tạm tính đối với TSBĐ trên cơ sở giá mua tài sản, chi phí phải trả để hình thành tài sản nhưng không vượt dự toán được duyệt, giá được thoả thuận trên hợp đồng đã ký hoặc các hoá đơn, chứng từ liên quan

50% b/ Tài sản đã hình thành đầy đủ hình

thái vật chất nhưng chưa hoàn tất thủ tục xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của bên bảo đảm b.1/ Trường hợp bên bảo đảm đủ giấy tờ để được đăng ký quyền sở hữu

Xác định theo giá nghiệm thu, quyết toán hoặc giá trị đã thực hiện nhưng không vượt giá thị trường

b.2/ Trường hợp bên bảo đảm không đủ giấy tờ để được đăng ký quyền sở hữu

Tối đa 70% giá trị tài sản trường hợp b.1 nêu trên

c/ Khi tài sản đã hình thành, đưa vào sử dụng và bên bảo đảm có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó

Định giá tối đa tương ứng với từng loại tài sản

Loại quyền tài sản Giá trị định giá tối đa

Mức cấp tín dụng tối đa

Quyền đòi nợ

Không vượt quá số tiền mà bên có nghĩa vụ thanh toán phải trả cho khách hàng trừ số tiền mà khách hàng vay còn nợ bên có nghĩa vụ thanh toán

50% Quyền khai thác tài

nguyên thiên nhiên

Tối đa bằng chi phí mà khách hàng đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; nhưng không vượt quá giá trị trữ lượng khai thác còn lại của tài sản Quyền khác phát

sinh từ Hợp đồng

Không vượt quá giá trị đã thực hiện của Hợp đồng

(Nguồn: Quy định nội bộ của VietinBank)

Đối với TSBĐ là hàng hoá

Đơn vị tính: %

Loại hàng hoá Giá trị định giá tối đa Mức cấp tín dụng tối đa Hạng khách hàng: AAA, AA Hạng khách hàng: A, BBB Hạng khách hàng: từ BB trở xuống Dược phẩm; phân bón;

gạo; gỗ quý; gỗ tự nhiên Không vượt quá giá thực tế mua bán, chuyển nhượng trên thị trường của tài sản/ hoặc tài sản tương tự tại thời điểm định giá

50% 40% 25%

Hoá chất; nông sản khác; hàng đông lạnh xuất nhập khẩu; các loại gỗ khác; sản phẩm dệt may; phương tiện vận tải mới

45% 35% 25%

Hàng hoá khác 40% 30% 20%

Loại tài sản Giá trị định giá tối đa

Mức cấp tín dụng tối đa Hạng khách hàng từ A trở lên Hạng khách hàng từ BB trở xuống

a/ Phương tiện vận tải

Không vượt quá giá thực tế mua bán, chuyển nhượng trên thị trường của tài sản/ hoặc tài sản tương tự tại thời điểm định giá - Phương tiện vận tải có xuất xứ Trung

Quốc 40% 40%

- Phương tiện vận tải không có xuất xứ Trung Quốc

+ Mới 100% 70% 60%

+ Đã qua sử dụng 50% 40%

b/ Máy móc thiết bị

- Mới 100%

+ Không phải thương hiệu Trung Quốc 50% 40% + Thương hiệu Trung Quốc 40% 30%

- Đã qua sử dụng 30% 20%

CÁC CHỈ TIÊU CHẤM ĐIỂM XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK

Chỉ tiêu tài chính

Mã chỉ tiêu Tên chỉ tiêu

Chỉ tiêu thanh khoản

E002 1. Khả năng thanh toán hiện hành E004 2. Khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu hoạt động

E006 3. Vòng quay vốn lưu động E007 4. Vòng quay hàng tồn kho E008 5. Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu cân nợ

E019 6. Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản E012 7. Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu thu nhập

E014 8. Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần

E015 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD/ Doanh thu thuần E016 10.Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân E017 11.Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân E018 12.EBIT/ Chi phí lãi vay

(Nguồn: Quy định nội bộ của VietinBank)

Chỉ tiêu phi tài chính

Mã chỉ tiêu Tên chỉ tiêu

Trình độ Quản lý và điều hành doanh nghiệp

P001 Lý lịch tư pháp của người đừng đầu doanh nghiệp P002 Số năm hoạt động của doanh nghiệp trong ngành

P003 Kinh nghiệm quản lý của người trực tiếp điều hành doanh nghiệp (lấy chức danh từ phò phòng hoặc tương đượng trở lên)

P004 Trình độ học vấn của người trực tiếp điều hành doanh nghiệp P005 Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp

P007 Chính sách đãi ngộ người lao động

P008 Mức độ ổn định về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Quan hệ với Ngân hàng Công Thương

P009 Số lần cơ cấu lại nợ và chuyển nợ quá hạn tại Ngân hàng (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng vừa qua

P010 Tỷ trọng nợ (nợ gốc) cơ cấu lại trên tổng dư nợ (gốc) tại Ngân hàng tại thời điểm đánh giá

P011 Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại tại Ngân hàng

P012 Tỷ trọng nợ quá hạn thực tế (không bao gồm nợ cơ cấu trong hạn)/ tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá tại Ngân hàng

P013 Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác…)

P014 Thiện chí trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD

P015 Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng trong 12 tháng qua

P016

Tỷ trọng doanh thu chuyển qua Ngân hàng trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của Ngân hàng trong tổng số vốn được tài trợ của doanh nghiệp

P017 Tỷ trọng doanh số tiền về tài khoản tại Ngân hàng so với doanh số cho vay tại Ngân hàng (trong 12 tháng qua)

P018 Mức độ sử dụng dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của NHCT so với các ngân hàng khác (không bao gồm dịch vụ tín dụng) P019 Thời gian quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công Thương P020 Số lượng Ngân hàng mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng P021 Tình trạng nợ tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua P022 Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng

Đánh giá ngành và các yếu tố ảnh hưởng

P023 Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp yếu tố đầu vào P024 Sự phụ thuộc vào một số khách hàng (thị trường đầu ra) P025 Triển vọng phát triển của ngành

P027 Mạng lưới thu mua sản phẩm

P028 Mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm

Đánh giá tình hình kinh doanh

P029 Tỷ trọng số tiền trả chậm trên 90 ngày so với tổng phải thu thuần trong 12 tháng gần nhất

P030 Đánh giá cảu CBTD về điều kiện máy móc, công cụ, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh (tài sản cố định, cơ sở vật chất) P031 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường (bao gồm cả uy tín thanh

toán với các đối tác)

P032 Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự nội bộ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây

P033 Lợi thế so sánh

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71)