3.1.1Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1988, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng với nội dung tách và thành lập các ngân hàng chuyên doanh từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với ngành ngân hàng Việt Nam khi chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Một trong những ngân hàng mới được ra đời chính là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam. Qua các giai đoạn phát triển, ngân hàng đã trải qua nhiều lần đổi tên và thương hiệu. Đặc biệt là sau khi cổ phần hóa năm 2008, vào ngày 03/07/2009, ngân hàng đã chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, viết tắt là VietinBank.
VietinBank là một NHTM lớn và giữ vai trò quan trọng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Trong suốt 26 năm hoạt động, VietinBank đã không ngừng phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động. Hệ thống tổ chức của VietinBank được thể hiện trong Hình 3.1.
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức VietinBank
16 Đến nay, VietinBank có hệ thống mạng lưới phân bố rộng khắp trong cả nước với 01 Sở giao dịch, 4 đơn vị sự nghiệp, 2 văn phòng đại diện trong nước, 1 văn phòng đại diện nước ngoài, 148 chi nhánh trong nước và 3 chi nhánh nước ngoài, trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm và 9 Công ty hạch toán độc lập. Tính đến ngày 31/12/2013, VietinBank là ngân hàng xếp thứ hai về số lượng Chi nhánh và Sở giao dịch trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, với việc mở hai chi nhánh hoạt động tại Cộng hòa Liên bang Đức, VietinBank đã trở thành ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có chi nhánh hoạt động tại Châu Âu. Chưa dừng lại tại đó, VietinBank còn có quan hệ đại l với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Hiện nay, VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000, đồng thời là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam liên tiếp hai năm được bình chọn trong danh sách 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới và được trao tặng nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước.
3.1.2Cơ cấu tổ chức và nhân sự 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu tổ chức tại VietinBank, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Hội đồng quản trị thành lập và duy trì hoạt động của các Ban, Ủy ban và Hội đồng, trong đó bao gồm Ủy ban Nhân sự, tiền lương, khen thưởng, Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có, Ủy ban Quản lý rủi ro và Ủy ban chính sách. Ban kiểm soát và Phòng Kiểm toán nội bộ do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát hoạt động và việc tuân thủ quy định pháp luật, điều lệ của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Ban điều hành của VietinBank bao gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành hoạt động của tất cả các khối, phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đôngtrong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
VietinBank có 9 khối dịch vụ bao gồm: Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Khối Bán lẻ, Khối Kinh doanh vốn và thị trường, Khối tài chính, Khối Quản lý rủi ro, Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng, Khối Dịch vụ, Khối Hỗ trợ tác nghiệp và Khối Công nghệ thông tin. Trực thuộc các khối là hệ thống các phòng, ban, trung tâm, văn phòng hoạt động theo từng chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Hệ thống các phòng ban chức năng tại Hội sở và mạng lưới các Chi nhánh của VietinBank được thể hiện trong Hình 3.2.
17
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VietinBank
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank năm 2013)
3.1.2.2 Nhân sự
Yếu tố góp phần giúp VietinBank tạo động lực thúc đẩy năng lực hoạt động của cán bộ và tạo ưu thế cạnh tranh so với các NHTM khác chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay, VietinBank rất chú trọng vào việc xây dựng một đội ngũ cán bộ gia tăng cả về lượng và chất có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Trải qua quy trình tuyển chọn gắt gao, đội ngũ cán bộ của VietinBank đều tốt nghiệp loại khá giỏi trở lên từ các trường đại học có uy tín, và đều có kinh nghiệm thực tiễn tại các ngân hàng, các định chế tài chính trong và ngoài nước. Tính đến ngày 31/12/2013, VietinBank là ngân hàng có số lượng cán bộ cao nhất toàn hệ thống với tổng số 19.886 cán bộ. Trong đó, lao động trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học hệ chính quy từ các trường đại học uy tín có chất lượng trong và ngoài nước chiếm 80%, tăng 70% so với những ngày đầu hoạt động. Hơn thế nữa, hàng năm, VietinBank đều có những chính sách đào tạo lại, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ, bên cạnh đó là nâng cao trình độ lý luận, phẩm chất và năng lực cán bộ nhằm tạo điều kiện cho từng đơn vị tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận phục vụ khách hàng.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban điều hành Ban Kiểm soát
Phòng Kiểm toán nội bộ
Các Ban, Ủy ban, Hội đồng Ban Thư k HĐQT Hội đồng Tín dụng và Định chế tài chính Khối Khách hàng Doanh nghiệp Khối Bán lẻ Khối Kinh doanh vốn và thị trường Khối Tài chính Khối Quản lý rủi ro Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng Khối Dịch vụ Khối Hỗ trợ tác nghiệp Khối Công nghệ thông tin
18 Bên cạnh đó, VietinBank luôn nghiên cứu đổi mới phương thức đánh giá cán bộ nhằm mục đích giúp cải tiến năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Từ năm 2013, VietinBank đã áp dụng phương thức đánh giá cán bộ mới đó là gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ với tiền lương, thưởng và các chế độ ngộ đãi khác; với thời hạn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; cũng như với công tác quy hoạch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Cơ chế trả lương theo hiệu quả công việc này đã đảm bảo được sự cạnh tranh, công bằng, phù hợp với trình độ, năng lực và mức độ đóng góp cống hiến của mỗi cán bộ. Theo báo cáo thường niên năm 2013 của VietinBank, mức thu nhập bình quân của nhân viên là 19,67 triệu đồng/tháng, cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, VietinBank còn tạo điều kiện cho người lao động hưởng các chế độ và quyền lợi về lương, thưởng và phúc lợi khác như: được cấp kinh phí đào tạo, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, được hưởng trợ cấp công đoàn khi bản thân hoặc gia đình ốm đau, được hưởng chế độ từ Bảo hiểm xã hội và nhận trợ cấp 2 tháng lương trước khi nghỉ hưu, được hỗ trợ kinh phí trong hoạt động hưu trí…
3.2 GIỚI THIỆU VIETINBANK – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2.1Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tên viết tắt là VietinBank CN TP.HCM, là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. VietinBank CN TP.HCM được thành lập vào ngày 01/01/1997 theo quyết định số 52/QĐ-NHCT ngày 14/09/1997 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Khi mới thành lập, chi nhánh mang tên là Sở Giao Dịch II – Ngân hàng Công thương Việt Nam với trụ sở đặt tại 79A Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM, nơi được xem là trung tâm kinh tế - tài chính - ngân hàng của TP.HCM và cả nước. Đến ngày 20/09/2009, Sở Giao Dịch II được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua, VietinBank CN TP.HCM luôn được đánh giá là chi nhánh hàng đầu phía Nam trong hoạt động kinh doanh của hệ thống VietinBank. Hiện nay, CN TP.HCM là một trong những chi nhánh mang lại nhiều lợi nhuận và có uy tín hàng đầu trong toàn hệ thống với mạng lưới khách hàng rộng lớn và đa dạng về đối tượng từ dân cư đến các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, VietinBank CN TP.HCM cũng đã được Nhà nước, Chính phủ, Ủy ban Nhân dân TP.HCM, các tỉnh và các ban ngành khen thưởng do có nhiều thành tích nổi bật trong việc đóng góp vào sự phát triển của ngành ngân hàng cũng như kinh tế xã hội của địa phương và cả nước.
19
3.2.2Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Tính đến tháng 12/2013, VietinBank CN TP.HCM có cơ cấu tổ chức gồm 14 Phòng giao dịch và 14 Phòng Nghiệp vụ, được chia thành 4 khối chính, đó là Khối Kinh doanh, Khối Quản lý rủi ro, Khối Tác nghiệp và Khối hỗ trợ với tổng số cán bộ công nhân viên là 348 người, trong đó, trình độ cao học 54 người (15,4%), đại học 250 người (72%), cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp 44 người (12,6%).
Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh được thể hiện cụ thể trong Hình 3.3.
Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban tại VietinBank CN TP.HCM
(Nguồn: VietinBank CN TP.HCM)
Với cơ cấu tổ chức như Hình 3.3, Chi nhánh đã sử dụng được nguồn lực hợp lý, đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm công tác quản lý cán bộ, giúp tăng mức gắn bó giữa ban lãnh đạo với cán bộ trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.
3.2.3Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Với mục tiêu trở thành ngân hàng đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh, kết hợp giữa bán buôn và bán lẻ, giữ vững thị phần tín dụng đi đôi với cơ cấu lại danh mục tín dụng, đầu tư cho khách hàng, VietinBank CN TP.HCM luôn coi việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ với sự vượt trội về công nghệ và đa dạng kênh phân phối là chiến lược cạnh tranh cốt lõi để thoả mãn tất cả các nhu cầu của khách hàng. Điều này
Ban Giám đốc CN TP.HCM
Khối Kinh doanh
Khối Quản lý rủi ro
Khối Tác nghiệp
Khối Hỗ trợ
- P. Khách hàng doanh nghiệp lớn - P. Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
- P. Khàch hàng cá nhân - P. Khách hàng nước ngoài - P. Khách hàng xuất nhập khẩu - P. Tài trợ thương mại
- P. Quản lý rủi ro, pháp chế - P. Kế toán giao dịch
- P. Tiền tệ kho quỹ - P. Dịch vụ thẻ
- P. Kế hoạch và đầu tư - P. Kế toán tài chính - P. Tổ chức
20 một lần nữa khẳng định tiềm lực tài chính lớn mạnh của VietinBank CN TP.HCM trong việc cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và an toàn nhất cho mọi đối tượng khách hàng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và NHNN. Hiện nay, VietinBank CN TP.HCM đang thực hiện hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như:
- Huy động vốn: nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn như: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy...
- Cho vay, đầu tư: cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ; tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình Đài Loan (SMEDF), Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung; thấu chi, cho vay tiêu dùng; hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế; đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế…
- Bảo lãnh: thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và quốc tế như: dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…
- Thanh toán và tài trợ thương mại: phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo xác nhận thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; nhờ thu xuất, nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu; chuyển tiền trong nước và quốc tế; chuyển tiền nhanh Western Union; thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc; chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, chi trả kiều hối…
- Ngân quỹ: kinh doanh ngoại tệ theo các hình thức giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi…; thu, chi hộ tiền mặt VND và ngoại tệ; cho thuê két sắt…
- Thẻ và ngân hàng điện tử: phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế; dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt; Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking…
- Các hoạt động kinh doanh khác.
3.2.4Kết quả hoạt động kinh doanh 3.2.4.1 Tình hình huy động vốn 3.2.4.1 Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy sự phát triển của mỗi ngân hàng. Nguồn vốn huy động bao gồm nhiều khoản như tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của dân cư… Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, VietinBank CN TP.HCM luôn chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn thông qua
21 nhiều kênh khác nhau bằng việc nghiên cứu đưa ra danh mục các sản phẩm và các gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh. Trong đó, tiền gửi của khách hàng bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động với tỷ lệ khoảng 80%. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động chính của Chi nhánh là từ khách hàng doanh nghiệp với tỷ trọng trên 60% và có xu hướng tăng dần qua các năm.
Chi tiết về tình hình huy động vốn nói chung và tính hình huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn từ 2011 đến 2013 được thể hiện qua Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng nguồn vốn huy động 19,301 19,436 20,980 Nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp 11,774 12,050 13,427 Tỷ trọng 61% 62% 64%
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD VietinBank CN TP.HCM năm 2011- 2013)
Theo Bảng 3.1, giai đoạn 2011-2013, mức huy động vốn tại VietinBank CN TP.HCM phát triển khá ổn định với số dư huy động tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy ưu thế cạnh tranh của Chi nhánh giữa lúc hoạt động kinh doanh ngân hàng trải qua nhiều khó khăn và biến động từ năm 2011.
Năm 2011 là một năm thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Trước nguy cơ lạm phát cao bùng nổ, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 03/03/2011 với nội dung quy định trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng là 14%. Tuy nhiên, sự căng thẳng trong tình hình huy động vốn của các NHTM đã dẫn đến một cuộc chạy đua lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn huy động về phía ngân hàng mình, bất chấp mức đồng thuận lãi suất của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng và các quy định của NHNN. Trong bối cảnh đó, tính đến hết